Trung Quốc vượt Mỹ trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam
Eugenia Victorino, chuyên gia kinh tế tại ngân hàng ANZ Singapore, nhận định trọng tâm thương mại của châu Á rõ ràng đã dịch chuyển từ Mỹ sang Trung Quốc.
- 20-11-2017Yếu tố nào đang giúp xuất khẩu Nhật tăng trưởng mạnh nhất trong 10 năm?
- 22-09-2017Bí quyết giúp quốc gia có quỹ đất chỉ bằng 1/270 nước Mỹ nhưng giá trị xuất khẩu lương thực lại lớn thứ 2 thế giới
- 13-08-2017Hàng dệt may Triều Tiên "made in China" xuất khẩu khắp thế giới
Trung Quốc đã thay thế Mỹ trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam tính đến cuối 2017, theo số liệu của IMF. Điều này thể hiện sự gia tăng tầm ảnh hưởng trong khu vực của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, Bloomberg nhận định trong một bài phân tích.
Theo số liệu từ IMF, trong suốt 15 năm qua Mỹ vẫn là bạn hàng nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam. Tuy nhiên đến cuối 2017, Trung Quốc đã soán ngôi Mỹ. Xu hướng này có thể sẽ tiếp tục duy trì trong năm 2018 khi mà kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc trong Quý 1 tăng tới 33,5% so với cùng kỳ năm trước, trong khi đó, thị trường Mỹ chỉ tăng 20%. Có vẻ như xu hướng chủ nghĩa bảo hộ với việc áp dụng các chính sách bảo hộ thương mại của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tạo cơ hội cho Trung Quốc lấp đầy khoảng trống bằng cách tăng cường hoạt động thương mại và đầu tư ở Đông Nam Á.
Eugenia Victorino, chuyên gia kinh tế tại ngân hàng ANZ Singapore, nhận định trọng tâm thương mại của châu Á rõ ràng đã dịch chuyển từ Mỹ sang Trung Quốc. "Chủ nghĩa bảo hộ thương mại không đem lại lợi ích và các quốc gia châu Á sẽ nhận ra rằng Trung Quốc ngày càng chiếm tỷ trọng lớn hơn về thương mại".
Trong thập kỷ vừa qua, Trung Quốc đã dần dần thay thế Mỹ để trở thành thị trường nhập khẩu hàng đầu của nhiều nền kinh tế châu Á, bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Indonesia và Philippines. Ấn Độ là một trong số ít các nước mà Mỹ vẫn duy trì được vị thế.
Giai đoạn 2007 – 2017, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đã tăng khoảng 15 lần, lên 50,6 tỷ USD. Kim ngạch sang Mỹ chỉ tăng 4 lần, lên 46,5 tỷ USD, theo số liệu của IMF.
Năm 2017, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt mức tương đương 100% GDP. Giới phân tích nhận định phụ thuộc quá nhiều vào 1 thị trường sẽ đem đến những rủi ro cho nền kinh tế. Và để đối phó với vấn đề này Việt Nam cũng đang theo đuổi các hiệp định tự do thương mại với Nhật Bản và nhiều nước khác ở châu Âu. Đầu tháng 3 vừa qua Việt Nam đã cùng với 10 quốc gia khác ký thỏa CPTPP nhằm thúc đẩy thương mại ở khu vực châu Á Thái Bình Dương.
Theo TS Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế đang là thành viên Ủy ban chính sách phát triển của Liên Hiệp Quốc, Việt Nam thực sự cần phải đa dạng hóa thị trường để tránh phải phụ thuộc vào các bạn hàng Trung Quốc. "Việt Nam đã làm khá tốt khi rất chủ động tham gia vào các hiệp định tự do thương mại. Trong bối cảnh CPTPP đang tới, Việt Nam bắt buộc phải chuẩn bị tốt để thực sự hưởng lợi từ hiệp định này", ông nói.