Trung Quốc xây "kỳ quan" đường cao tốc xuyên sa mạc lớn thứ hai thế giới theo cách thực sự đáng gờm: Làm cầu cạn để hạn chế phá những cây xanh hiếm hoi
Trung Quốc tiếp tục khánh thành tuyến cao tốc thứ tư xuyên sa mạc Taklamakan, nơi được ví như “biển tử thần” với địa hình và điều kiện khí hậu khắc nghiệt.
- 08-12-2023Công nghệ đáng kinh ngạc của các “pháp sư Trung Hoa”: Khiến tòa nhà nặng 7.000 tấn tự “đi bộ” sang chỗ mới
- 05-12-2023Trung Quốc phát hiện ‘kho báu vàng đen’ nằm sâu trong lòng đất, trữ lượng khủng lên tới 100 triệu tấn, đền đáp công sức ‘dò tìm’ hơn 2 năm
- 05-12-2023"Nước Mỹ không thể có xe điện 'Made in USA' nếu không có Trung Quốc"
Theo CGTN, Trung Quốc vừa khánh thành đường cao tốc mới xuyên qua sa mạc Taklamakan ở Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương phía tây bắc. Đường cao tốc dài 276 km nối thành phố Tumxuk với thành phố Kunyu.
Một khi tuyến đường cao tốc này được thông xe, thời gian đi lại giữa hai thành phố sẽ giảm từ 6 tiếng xuống còn 3 tiếng. Tuyến đường cao tốc xuyên sa mạc này cũng sẽ thúc đẩy du lịch cũng như phát triển kinh tế dọc theo con đường mới.
Khởi công từ đầu năm 2022, đây là đường cao tốc thứ tư băng qua Taklamakan, sa mạc cát dịch chuyển lớn thứ hai trên thế giới. Sa mạc cát dịch chuyển là sa mạc có cát thay đổi theo hướng gió. Chúng thường có những cồn cát lớn cao đến hàng trăm mét và được ví như “biển tử thần”.
Vì vậy, việc xây dựng đường cao tốc trên một khu vực địa hình như vậy đặt ra rất nhiều thách thức. Các kỹ sư phải tính đến các phương án chống cát lún bằng cách xây một số đoạn đường cao tốc trên cao, chạy qua những vị trí gió thổi mạnh.
Không những vậy, dọc theo Sông Yarkand còn có rừng cây bạch dương sa mạc, loài cây duy nhất có thể sống trong điều kiện khắc nghiệt. Những rừng cây này thường được xem như kỳ quan thiên nhiên vì tạo ra một cảnh quan độc đáo, lạ mắt. Vì thế, các kỹ sư phải xây dựng thêm cầu để bảo vệ rừng và hệ sinh thái trong khu vực.
Theo CGTN.
Nhịp Sống Thị Trường