Trước 6 tuổi, trẻ có chỉ số IQ cao thường bộc lộ 4 đặc điểm rõ ràng này, bố mẹ nên quan tâm bồi dưỡng thêm để con thông minh hơn
Những đặc điểm trẻ thông minh thường sẽ bộc lộ từ rất sớm nhưng hầu hết bố mẹ không để ý.
- 28-05-2022Nhà có nhiều tỷ phú USD, mẹ của Elon Musk và mẹ của Kim Kardashian đã nuôi dạy con như thế nào?
- 27-05-2022Thiếu nữ nổi loạn thành "học bá": 18 tuổi từ chối cùng lúc ĐH Thanh Hoa và ĐH Bắc Kinh, 20 tuổi ôm con đến Harvard
- 26-05-2022Những đứa trẻ được bố mẹ hỏi 6 câu này mỗi ngày lớn lên khác hẳn những đứa trẻ khác
6 năm đầu đời là giai đoạn “vàng” trong tiến trình phát triển của trẻ. Ở độ tuổi này, những đứa trẻ thông minh, có chỉ số IQ cao thường sẽ sở hữu một số đặc điểm rõ ràng, điều này đã được giáo sư tâm lý học tại Đại học Boston, Hoa Kỳ nghiên cứu và đưa ra kết luận.
Cùng điểm qua những đặc điểm dưới đây và để ý xem con bạn có những đặc điểm nào:
1. Khả năng tập trung cao
Muốn đánh giá trẻ có IQ cao hay không, cha mẹ hãy quan sát xem trẻ có thể tập trung khi đang học và vui chơi hay không. Thông thường, khi trẻ đang ở độ tuổi dưới 6, đa phần cha mẹ đều quan tâm đến việc con có khỏe mạnh hay không và ít để ý đến những kỹ năng khác của trẻ vì cho rằng giai đoạn này là quá sớm.
Ảnh: Internet
Khả năng tập trung của một đứa trẻ sẽ phát triển dần theo thời gian, tuy nhiên với những đứa trẻ có IQ cao, thông qua những hoạt động thường ngày, trẻ sẽ bộc lộ rõ tư chất thông minh của mình. Ví dụ, trẻ hay nhìn chằm chằm vào những thứ con thích hay tập trung và kiên nhẫn hoàn thành một trò chơi gì đó mà không có bất kỳ sự can thiệp nào từ bên ngoài.
Các chuyên gia cho rằng trẻ càng có khả năng tập trung cao độ thì thường sau này lớn lên sẽ càng thông minh.
2. Trí nhớ tốt
Những đứa trẻ thông thường hầu như sẽ không ghi nhớ được quá nhiều những hình ảnh, sự việc xảy ra trong giai đoạn còn nhỏ. Tuy nhiên, nếu bố mẹ nhận ra con mình có khả năng ghi nhớ người quen hoặc những người chỉ gặp đôi ba lần, sự kiện xảy ra từ lâu, nhớ đường đi, vị trí đặt đồ vật,… thì đó đều là dấu hiệu chứng tỏ con rất thông minh và có não bộ hoạt động tốt.
3. Giỏi bắt chước
Trẻ em học và hiểu thế giới thông qua bắt chước. Từ nhỏ, trẻ sẽ bắt chước biểu cảm của người lớn, khi lớn lên, trẻ sẽ học theo hành động và lời nói của những người xung quanh. Những đứa trẻ ngay từ khi còn nhỏ đã có khả năng sao chép hoàn hảo cảm xúc, lời nói hay hành động của người khác được đánh giá là những đứa trẻ có xu hướng nắm bắt nhanh và IQ cao hơn những trẻ khác.
Ảnh: Internet
Bắt chước không phải là một hành động vô thức. Việc này không chỉ đòi hỏi trẻ phải có kỹ năng quan sát tốt mà còn đòi hỏi sự phối hợp tay, mắt và trí não ở một mức độ nhất định. Bắt chước cũng là cách để trẻ học các kỹ năng và khám phá những điều trẻ chưa biết, từ đó giúp trẻ phát triển tư duy và trở nên thông minh hơn.
4. Tò mò
Các chuyên gia phát hiện ra rằng những đứa trẻ có chỉ số thông minh cao sẽ bộc lộ tính tò mò đặc biệt mạnh mẽ ngay từ khi còn nhỏ. Điều này được thể hiện qua những câu hỏi kỳ lạ, thậm chí là ngớ ngẩn về thế giới xung quanh. Lúc này, cha mẹ chớ nên khó chịu hay cáu kỉnh bởi thực chất đây là những biểu hiện của tính tò mò.
Trẻ con thích khám phá thế giới, các con sẽ tò mò về những điều chưa biết, đặc biệt sau khi biết nói, chúng sẽ liên tục đặt câu hỏi với cha mẹ hằng ngày. Càng tò mò, trẻ càng thích khám phá và muốn đặt câu hỏi về mọi thứ, điều đó càng chứng minh con có một óc quan sát tốt và não bộ hoạt động không ngừng. Khi đó, cha mẹ cần trả lời một cách kiên nhẫn để con mình duy trì sự thích thú với thế giới xung quanh.
Bố mẹ nên làm gì để phát triển IQ cho con
1. Giữ cho con ngủ đủ giấc
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thời gian ngủ và chất lượng giấc ngủ có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển trí tuệ của con người, do đó, giấc ngủ của trẻ rất quan trọng.
Việc giữ cho trẻ có giấc ngủ thoải mái sẽ giúp tiết ra hormone tăng trưởng nhanh hơn, từ đó trí não sẽ phát triển nhanh hơn, có IQ cao hơn.
2. Cho trẻ nghe nhạc, tập vẽ
Ảnh: Internet
Các nhà tâm lý học chỉ ra rằng khi trẻ phản ứng với âm nhạc, não bộ của chúng trở nên phát triển hơn. Khi nghe nhạc, cơ quan thần kinh trung ương sẽ điều khiển đồng loạt hệ thống chuyển động, thị giác và thính giác, giúp bộ não được ''tập yoga''.
Ngoài ra, vẽ cũng là một cách tốt để phát triển não phải của trẻ. Bộ môn này không chỉ giúp rèn luyện hành động mà còn rèn luyện khả năng nghe, nhận thức thị giác và khả năng hiểu ngôn ngữ. Cha mẹ có thể thường xuyên đưa con đến những nơi như viện bảo tàng, sở thú, các điểm du lịch để rèn luyện thói quen tốt về hội họa của trẻ, từ đó kích thích được tư duy, giúp con thông minh và sáng tạo hơn.
3. Chơi nhiều trò chơi hơn với trẻ
Các nhà khoa học Đức đã khẳng định rằng những đứa trẻ thường xuyên tham gia chơi các trò chơi có thể tích vỏ não trước trán lớn hơn những đứa trẻ bình thường. Vỏ não trước trán được biết đến là trung tâm điều khiển và thực thi của não bộ, thể tích của vỏ não trước trán càng lớn thì não bộ của trẻ càng thông minh. Vì vậy, người ta cũng đã khẳng định rằng hoạt động chơi các trò chơi có thể thúc đẩy sự phát triển trí não của trẻ.
(Theo Aboluowang)