MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Trước cảnh 2 triệu km vuông bị cát nuốt chửng, Trung Quốc phát minh ‘tấm lưới’ khổng lồ giúp mang cây xanh phủ kín hoang mạc khiến thế giới nể phục

03-12-2024 - 10:15 AM | Tài chính quốc tế

Mùa xuân ở sa mạc Ulan Buh thuộc Khu Tự trị Nội Mông, bão cát hoành hành gần như mỗi ngày. Cây cối héo úa và cát phủ khắp mọi nơi. Đó là một cảnh tượng đã quá quen thuộc đối với Trung Quốc.

Sa mạc là cảnh quan thiên nhiên được hình thành tự nhiên trong lịch sử địa chất. Tuổi đời của sa mạc có thể là hàng chục nghìn đến hàng chục triệu năm. Trong khi đó, sa mạc hoá là sự suy thoái của thảm thực vật do con người sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách không hợp lý hoặc quá mức. Sa mạc hoá này tác động đến mọi khía cạnh, từ sản xuất đến sinh hoạt đời sống.

Yilalt – một người dân địa phương tại Ulan Buh cho biết những vùng xanh từng là nơi trồng cam thảo nay đã bị cát phủ lấp. Chỉ sau khoảng 10- 20 năm, cồn cát đã tiến lại gần 500 mét.

Nông nghiệp ở khu vực này phát triển dọc theo sông Hoàng Hà còn sa mạc Ulan Buh nằm ở thượng nguồn của sông này. Khi gió tây bắc thổi, sa mạc được đẩy xuống vùng nông nghiệp dưới dạng cát do gió thổi. Điều này ảnh hưởng rất lớn đối với việc trồng trọt.

Nếu cát sa mạc di chuyển nhanh hơn trong một khoảng cách xa hơn, chúng sẽ bay xuống sông, tạo ra sự bồi lắng của sông Hoàng Hà. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của nguồn nước dọc con sông, thậm chí có thể gây ra lũ và các thảm hoạ khác.  

Những gì diễn ra tại Ulan Buh chỉ là một phần của các vùng sa mạc hoá. Tại Trung Quốc, diện tích sa mạc hóa là hơn 2 triệu km vuông. Vì thế, để ngăn tình trạng này, Trung Quốc cần sự chung tay của nhiều người. Vậy chính xác thì Trung Quốc phải làm gì?

Trước cảnh 2 triệu km vuông bị cát nuốt chửng, Trung Quốc phát minh ‘tấm lưới’ khổng lồ giúp mang cây xanh phủ kín hoang mạc khiến thế giới nể phục- Ảnh 1.

Ông Yu Yi là người phát minh ra công nghệ rào chắn cát axit polylactic (PLA) phân hủy sinh học. Công nghệ này chính là bí quyết đằng sau những thành tựu đáng chú ý của Trung Quốc trong việc kiểm soát cát.

Khác với những rào chắn truyền thống, ông cho biết rào chắn này hoàn toàn có thể phân huỷ sinh học và hiện có thể sản xuất hàng loạt. Hàng rào này bám chặt vào bề mặt cát và có cấu trúc rất tốt.

Những sợi giống như chỉ khâu phẫu thuật tự tiêu của rào chắn cát axit polylactic này có thể phân hủy sinh học, ít chất thải, ít ô nhiễm và không gây hại. Việc xếp chồng chúng sẽ khiến rào chắn vững chắc hơn vì bản thân chúng đã có độ nặng nhất định.

Trước cảnh 2 triệu km vuông bị cát nuốt chửng, Trung Quốc phát minh ‘tấm lưới’ khổng lồ giúp mang cây xanh phủ kín hoang mạc khiến thế giới nể phục- Ảnh 2.

Rào chắn axit polylactic phân huỷ sinh học còn giúp bảo vệ các trang trai pin mặt trời khỏi tác động của cát dịch chuyển.

Công nghệ rào chắn loại mới này sử dụng chính cát làm lõi, mang lại một số ưu điểm so với rào chắn truyền thống. Các rào chắn mới này thuận tiện hơn khi vận chuyển. Chúng cũng dễ lắp ráp hơn. Chúng bền hơn và thân thiện với môi trường hơn. Chúng giúp việc kiểm soát sa mạc hóa dễ dàng được công nghiệp hóa và mở rộng quy mô hơn.

Trung tâm Lâm nghiệp Thực nghiệm tại Bắc Trung Quốc thuộc Viện Lâm nghiệp Trung Quốc đã thúc đẩy việc triển khai công nghệ này tại Nội Mông. Công nghệ này được hy vọng sẽ triển khai tại những nơi cần kiểm soát sa mạc hoá.

Trước cảnh 2 triệu km vuông bị cát nuốt chửng, Trung Quốc phát minh ‘tấm lưới’ khổng lồ giúp mang cây xanh phủ kín hoang mạc khiến thế giới nể phục- Ảnh 3.

Ông Wang Tiekun là người phụ trách dự án lắp đặt rào chắn cát ở Sa mạc Ulan Buh. Ông cho biết họ chọn nơi này vì nơi đây thiếu mưa và nước. Môi trường khắc nghiệt sẽ giúp họ thấy rõ rào chắn cát axit polylactic hoạt động ra sao.

Sau 3-4 năm lắp đặt rào chắn kết hợp với trồng cây calligonum, những thảm xanh đã xuất hiện, ngăn cát xâm lấn. Điều này mang lại sự tự tin trong việc ngăn chặn và kiểm soát cát.

Và sự tự tin này đã được chứng minh. Trung Quốc từng phải đối mặt với tình trạng sa mạc hóa nghiêm trọng. Trên thực tế, đây là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trên thế giới. Nhưng giờ đây, Trung Quốc đã trở thành quốc gia đầu tiên đạt được tình trạng cân bằng về suy thoái đất. Đây là mục tiêu được Công ước Liên hợp quốc công nhận để chống sa mạc hóa.

Theo CGTN



Thiên Di

Đời sống và Pháp luật

Trở lên trên