MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Trường kinh doanh Harvard: "Dập tơi bời" học viên để dạy cách quản lý thời gian, khái niệm "hoàn hảo" bị vứt xó dù xung quanh bạn đều là siêu nhân

19-04-2018 - 14:26 PM | Sống

Ngôi trường danh giá Harvard Business School từ lâu đã nhận được sự ngưỡng mộ và tín nhiệm từ khắp nơi trên thế giới. Cùng đọc qua những “trải nghiệm” từ cựu sinh viên tại đây để hiểu hơn về cách mà Harvard đã làm nên danh tiếng của mình.

"Đánh gục" bạn ngay từ những ngày đầu

Theo Nina Rung Hoch, thành viên hội đồng quản trị Eurekos đồng thời là nhà đầu tư startups:

Tôi tốt nghiệp từ Harvard Business School.

Để dễ hình dung, bạn cứ tưởng tượng Harvard như là một chương trình huấn luyện quân sự. Họ ra sức "đánh gục" bạn trong suốt một năm đầu tiên (trong khi Quân đội Mỹ chỉ "hành hạ" ma mới có 13 tuần), để từ năm thứ 2 trở đi Harvard sẽ "xây dựng lại" cả con người bạn.

Trường kinh doanh Harvard: Dập tơi bời học viên để dạy cách quản lý thời gian, khái niệm hoàn hảo bị vứt xó dù xung quanh bạn đều là siêu nhân - Ảnh 1.

Năm đầu: Harvard "đánh gục" bạn. Các môn học được thiết kế để làm choáng ngợp bất cứ học viên nào. Những ai muốn sóng sót qua thời gian này phải chứng minh cho Harvard thấy rằng bạn có khả năng lên kế hoạch và ưu tiên từng hành động của mình, những kỹ năng cần thiết của bất kỳ CEO hay quản lý cấp cao nào. Khái niệm "hoàn hảo" hoàn toàn bị giẫm đạp và "vứt xó", Harvard dạy cho bạn về thực tế phũ phàng và môi trường làm việc quốc tế ngoài kia như thế nào.

Và khi tất cả bạn đồng trang lứa đều là những thành phần ưu tú của ưu tú nhất. Việc bạn "xuất sắc" chỉ là một điều đương nhiên. Luôn tồn tại áp lực vô hình rằng bất kì bạn cùng lớp nào cũng đã từng viết sách, sở hữu công ty riêng, từng phát minh ra một thứ gì đó cao siêu hay đơn giản là đã chu du khắp 52 nước với khả năng giao tiếp hơn 6 ngôn ngữ khác nhau.

Năm thứ hai trở đi.

Bạn bị ép vào nguyên tắc phải luôn luôn "cùng phát triển". Điều đó có nghĩa rằng các sinh viên tồn tại qua năm đầu (năm mà Harvard đuổi thẳng tay ít nhất 15% thành phần "ưu tú") phải tiếp tục cạnh tranh lẫn nhau, nhưng song song với cạnh tranh là hợp tác, giống như ngoài đời vậy.

Khuyến khích tranh luận chứ không thuộc lòng lý thuyết

Trường kinh doanh Harvard: Dập tơi bời học viên để dạy cách quản lý thời gian, khái niệm hoàn hảo bị vứt xó dù xung quanh bạn đều là siêu nhân - Ảnh 2.

Cựu sinh viên Woody Hancock chia sẻ:

Ngay khi gia nhập Harvard, bạn phải đối mặt với một phương pháp học hoàn toàn khác biệt, vì mỗi câu hỏi và bài tập đều có rất nhiều câu trả lời khác nhau. Bạn phải chuẩn bị bảo vệ quan điểm về câu trả lời của bạn tới cùng.

Không giống như những môi trường đơn thuần khác, khi mà giảng viên cứ nói và học viên cứ ghi chép. Tại Harvard Business School, giáo sư sẽ là người đứng ra tổ chức buổi phản biện, và tình hình có thể trở nên rất căng thẳng vì các sinh viên phải "đấu tranh" để chứng minh đáp án của mình. Bạn chỉ có 1 chút thời gian để ghi chép lại, vì phần lớn thời gian được dùng để tranh luận và phản biện, và điểm số của hoạt động này chiếm gần 50% số điểm của môn học.

Và dù bạn có thể tranh luận "nảy lửa" với các bạn học cùng lớp, khi kết thúc lớp học, những người bạn này sẽ trở thành những người bạn thân nhất (và thường là nhiều năm sau đó nữa). Bởi vì bạn luôn hiểu được sự thông minh của họ và những gì họ nghĩ trong đầu, bạn trở nên tôn trọng chính con người họ và những người bạn "cãi nhau" khi xưa trở thành một người vừa để chia sẻ và vừa để học hỏi thêm trong tương lai.

Harvard là trường Đại học được… uống thuốc kích thích

Trường kinh doanh Harvard: Dập tơi bời học viên để dạy cách quản lý thời gian, khái niệm hoàn hảo bị vứt xó dù xung quanh bạn đều là siêu nhân - Ảnh 3.

Humberto Ayres Pereira, cựu sinh viên Harvard và hiện đang là đồng sáng lập của Air Courts:

Tôi đã từng học tại Harvard Business School.

Cảm giác như thế nào: Đây là trường Đại học được… uống thuốc kích thích!

Lớp học khổng lồ, lúc nào cũng có hơn 900 người giỏi như bạn tham gia.

Sinh viên sẽ có 2 năm để phát triển khả năng lãnh đạo của mình, bạn sẽ dành phần lớn thời gian để:

- Nghĩ về cuộc đời của mình.

- Trao đổi với các công ty thực tế và những người đồng trang lứa khác.

- Học hành.

- Du lịch + chơi thể thao + thư giãn.

Sau đó sẽ là 2 năm tập trung về các lý thuyết và mô hình kinh doanh.

Một số khóa học cơ bản về các công cụ quản lý (từ Tài chính cho đến Marketing), tất cả được giảng dạy bởi các giáo sư hàng đầu trong ngành hoặc những đại diện đến từ công ty đang đứng đầu thị trường. Từ các tổ chức phi chính phủ cho đến Facebook và Tesla. Đa phần các nghiên cứu thực tiễn được thực hiện ngay tại Harvard, nên cơ hội gặp và nói chuyện với những "nhân vật nổi tiếng" là rất cao.

Cảm giác học ở đó như thế nào? - Tốt.

Bạn sẽ cảm thấy tự hào về những thành quả học tập trong quá khứ của mình, vì một phần nhờ nó mà bạn được nhận vào môi trường danh giá này.

Cảm giác phấn khích pha lẫn với lạc lối, Harvard giúp bạn tiếp cận tất cả những giấc mơ … cùng một lúc! Như những "sinh viên Harvard" khác, bạn sẽ có động lực để mở công ty riêng, hay viết một quyển sách. Hoặc bạn có thể trở thành một nghệ sĩ hoặc tìm được một tổ chức phi lợi nhuận thích hợp với mục đích của đời mình.

Tại Harvard, bạn được tiếp cận với tất cả nguồn lực để biến những giấc mơ điên rồ nhất trở thành hiện thực, nhưng quá nhiều cơ hội lắm lúc cũng làm bạn trở nên phân vân và lạc lối.

Bạn cũng sẽ cảm thấy cực kỳ áp lực vì mọi người quanh bạn quá giỏi và quá thành công, hơn nữa là chả có ai chịu "thỏa mãn" khi vào Havard cả, ai ai cũng tiếp tục phấn đấu 200% sức lực để thành công hơn nữa.

Bạn sẽ cảm thấy rằng tất cả "linh tính" của mình sẽ trở thành hiện thực, vì tất cả mô hình kinh doanh dù lớn và thành công đến cách mấy cũng không quá phức tạp như mọi người nghĩ. Bạn được học tất cả công cụ và chiến lược để cải thiện tỷ lệ thành công trong kinh doanh, trong marketing, lên kế hoạch hay thậm chí là quản trị nhân sự.

Nhưng quan trọng nhất là bạn sẽ có thời gian ngẫm nghĩ về đời mình.

Theo Lê Thanh Sang

Trí thức trẻ

Trở lên trên