MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Trưởng phái đoàn EU tại Việt Nam: EVFTA là bệ phóng đưa Việt Nam tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu, có thể tăng lượng xuất khẩu vào EU thêm 15 tỷ EUR

13-02-2020 - 19:47 PM | Tài chính quốc tế

Trả lời Trí thức trẻ, Đại sứ - Trưởng phái đoàn EU tại Việt Nam Giorgio Aliberti cho biết: EVFTA được phê chuẩn, hàng rào thuế quan sẽ giảm sâu, tạo lực đẩy lớn, tăng cơ hội tiếp cận thị trường, có thể giúp xuất khẩu của Việt Nam tăng trưởng thêm 15 tỷ EUR trong những năm tới.

Trưởng phái đoàn EU tại Việt Nam: EVFTA là bệ phóng đưa Việt Nam tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu, có thể tăng lượng xuất khẩu vào EU thêm 15 tỷ EUR - Ảnh 1.
Trưởng phái đoàn EU tại Việt Nam: EVFTA là bệ phóng đưa Việt Nam tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu, có thể tăng lượng xuất khẩu vào EU thêm 15 tỷ EUR - Ảnh 2.

- EVFTA đã được nghị viện mới của EU thông qua và đây là hiệp định FTA thế hệ mới đầu tiên mà EU ký với một nước đang phát triển ở khu vực châu Á Thái Bình Dương. Từ góc độ của Trưởng phái đoàn Liên minh châu Âu (EU), ông có đánh giá gì về việc này?

- Việc thông qua Hiệp định Thương mại Tự do (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (EVIPA) ngày 12/2 vừa qua đã lớn hơn kỳ vọng của chúng ta rất nhiều. Đây là hiệp định lớn nhất mà EU đã đàm phán và đi đến ký kết và sắp đi vào triển khai với một đối tác có nền kinh tế đang phát triển.

Tôi rất vui mừng vì tỷ lệ phiếu thuận cao, điều này cho thấy EU đã công nhận quá trình cải cách và những nỗ lực của chính phủ Việt Nam trong thời gian qua. Chúng tôi cũng tin rằng quá trình cải cách sẽ được tiếp tục trong thời gian tới hiệu quả hơn nữa.

Đây là một tín hiệu rất quan trọng được gửi đến thế giới rằng giữa EU và Việt Nam có sự tin tưởng, đặc biệt là phía EU đối với Việt Nam, một đối tác đang phát triển. Hiện nay, hai bên đều thống nhất rằng đây mới chỉ là điểm khởi đầu, vẫn còn cả một quá trình phía trước để tiếp tục triển khai các cam kết của hai bên.

Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam cũng có vai trò của mình, trước đây chúng tôi đã duy trì đối thoại với các cơ quan liên quan của chính phủ Việt Nam. Sắp tới, chúng tôi sẽ tiếp tục quá trình này. Và như tôi đã nói, đây là sự khởi đầu cho quá trình sắp tới, việc triển khai như thế nào mới là điều quan trọng.

Trưởng phái đoàn EU tại Việt Nam: EVFTA là bệ phóng đưa Việt Nam tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu, có thể tăng lượng xuất khẩu vào EU thêm 15 tỷ EUR - Ảnh 3.

- Việc ký kết hiệp định thương mại tự do mang lại những lợi ích gì cho các bên, thưa ông?

- Trong những năm qua và với EVFTA, Việt Nam và EU đã có những mối liên hệ chặt chẽ, mật thiết về mặt kinh tế và cả trong các lĩnh vực khác. Việc thực thi các khuôn khổ hợp tác này tạo ra sự thay đổi rất quan trọng, mang lại nhiều lợi ích.

Lợi ích lớn nhất là việc giảm hàng rào thuế quan, tăng cường tiếp cận thị trường một cách mạnh mẽ ngay từ ngày đầu tiên Hiệp định đi vào thực thi, có thể là ngay đầu mùa hè, sau khi Quốc hội Việt Nam phê chuẩn. Sau đó, 71% hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU sẽ được miễn thuế và con số còn lại lên đến 99% số dòng thuế này sẽ được tự do hóa trong vòng 7 năm.

Việc giảm thuế quan sẽ tạo ra một lực đẩy rất tốt như tạo ra công ăn việc làm, giá trị kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam dự kiến sẽ tăng trưởng thêm 15 tỷ EUR, tương đương 16,32 tỷ USD trong những năm tới đây. EU hiện là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam với kim ngạch thương mại hai chiều năm 2019 đạt 56,45 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu đạt 41,15 tỷ USD, EU xuất khẩu 14,9 tỷ USD.

Không chỉ tạo ra việc làm, Hiệp định EVFTA còn thúc đẩy phát triển bền vững cho Việt Nam vì những hàng rào phi thuế quan cũng được điều chỉnh, cải thiện. Ví dụ như trong vấn đề IPR về quyền sở hữu trí tuệ, vấn đề mua sắm của chính phủ cũng có những khuôn khổ pháp lý liên quan để thúc đẩy các nội dung này. Đó là những nội dung hết sức cụ thể.

Bên cạnh đó, Hiệp định EVFTA tạo ra động lực rất tốt, năng động cho sự phát triển của Việt Nam rồi kéo theo dòng đầu tư có chất lượng của EU. Điều này sẽ giúp Việt Nam thay đổi quá trình sản xuất của mình, tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu và mang lại lợi ích nhiều hơn nữa cho cả hai bên. Điều quan trọng ở đây là Hiệp định thay đổi cách thức sản xuất của Việt Nam để tăng lượng xuất khẩu vào EU.

Trưởng phái đoàn EU tại Việt Nam: EVFTA là bệ phóng đưa Việt Nam tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu, có thể tăng lượng xuất khẩu vào EU thêm 15 tỷ EUR - Ảnh 4.

- Khi EVFTA đi vào thực thi, các vấn đề thương mại dịch vụ, mua sắm chính phủ, sở hữu trí tuệ, lao động... sẽ được EU và Việt Nam triển khai ra sao?

- Vấn đề lao động là nội dung đầu tiên và rất quan trọng. Chúng tôi rất vui mừng với việc gần đây Quốc hội Việt Nam thông qua Bộ luật Lao động sửa đổi. Cùng với việc này, Việt Nam sẽ xem xét phê chuẩn các công ước còn lại của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và chúng tôi sẽ theo dõi trong thời gian tới những nội dung về vấn đề lao động sẽ được triển khai như thế nào. Tuy nhiên, Việt Nam đã có lộ trình cụ thể cho quá trình này.

Đối với vấn đề mua sắm chính phủ, vấn đề này quan trọng vì Việt Nam dành một lượng đầu tư công lớn trong tỷ trọng GDP, lên tới 39%. WTO cũng có hiệp định về mua sắm chính phủ có tên GPA, đây là thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam lại chưa phải là thành viên của hiệp định GPA. Đối với EVFTA, nội dung mua sắm chính phủ sẽ có thể hỗ trợ hướng dẫn thực thi tiêu chuẩn quốc tế này.

Trưởng phái đoàn EU tại Việt Nam: EVFTA là bệ phóng đưa Việt Nam tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu, có thể tăng lượng xuất khẩu vào EU thêm 15 tỷ EUR - Ảnh 5.

Cụ thể, ví dụ như trong lĩnh vực mua sắm thiết bị cho bệnh viện địa phương, khi thực thi EVFTA, các bệnh viện có thể mua các trang thiết bị như máy scan và các sản phẩm có chất lượng từ EU để sử dụng trong bệnh viện, giúp cải thiện công việc chuyên môn của các bác sĩ cũng như nâng cao việc chăm sóc sức khỏe cho người dân.

Về vấn đề sở hữu trí tuệ, cả hai phía sẽ tiếp tục quan tâm đến việc các doanh nghiệp của hai bên sẽ được bảo vệ như thế nào, đặc biệt là của phía EU, các sáng chế của họ sẽ được tôn trọng và bảo vệ ra sao. Chỉ dẫn địa lý là một ví dụ khác, chúng ta sẽ áp dụng chỉ dẫn địa lý đối với các mặt hàng. Rất nhiều mặt hàng của châu Âu được công nhận chỉ dẫn địa lý và Việt Nam sẽ có 39 mặt hàng được công nhận tại thị trường EU như trái cây là quả vải, bưởi, dưa hấu sẽ được công nhận gắn với một địa điểm, khu vực địa lý của Việt Nam. Điều này sẽ tạo điều kiện cho xuất khẩu của cả 2 bên.

15 tỷ EUR tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới cũng là một phần của quá trình này và nó sẽ mang lại lợi ích cho tất cả các bên và cho người nông dân, người lao động và các doanh nghiệp.

Trưởng phái đoàn EU tại Việt Nam: EVFTA là bệ phóng đưa Việt Nam tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu, có thể tăng lượng xuất khẩu vào EU thêm 15 tỷ EUR - Ảnh 6.

- Nhìn lại cả quá trình đàm phán giữa hai bên, ông thấy Chính phủ Việt Nam đã thay đổi ra sao kể từ khi bắt đầu đàm phán hiệp định này?

- Ngay từ ban đầu, chính phủ Việt Nam đã có những nỗ lực và có những tiến bộ, thay đổi trong các lĩnh vực mà chúng tôi rất quan tâm như vấn đề về lao động, vấn đề môi trường. Với các nội dung này, nó sẽ tạo ra được môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam và mang lại lợi ích đầu tiên là cho Việt Nam trong vấn đề về lao động, tiêu chuẩn lao động, vấn đề bảo vệ môi trường.

Mặc dù nội dung này của hiệp định là rất tham vọng nhưng chúng tôi tin tưởng rằng với cam kết này Việt Nam sẽ thực hiện được. Chính phủ Việt Nam cũng đã cho thấy được những nỗ lực của mình thông qua một công ước của ILO và sắp tới là những công ước tiếp theo để Việt Nam có thể cùng đạt được tiêu chuẩn trong vấn đề này với Singapore, Nhật Bản - những đối tác FTA của chúng tôi.

- Cam kết sâu rộng và bao quát trên nhiều lĩnh vực, điều đó đặt ra những thách thức không nhỏ đối với Việt Nam. Ông đánh giá như thế nào về năng lực thực thi cam kết của Việt Nam?

- Việt Nam cũng có rất nhiều việc phải làm, cần cải thiện những nội dung như cải thiện tính minh bạch và khả năng có thể dự đoán được trong quy định pháp luật, tạo ra được môi trường kinh doanh thuận lợi cho cả hai phía, mang lại lợi ích cho cả hai bên, cho công dân, cho người lao động, doanh nghiệp Việt Nam.

Chúng tôi cũng thấy có nhiều nội dung cần sự tập trung và đã thảo luận với các bộ ngành liên quan, đồng thời thấy được rất nhiều cam kết từ phía Việt Nam.

Trưởng phái đoàn EU tại Việt Nam: EVFTA là bệ phóng đưa Việt Nam tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu, có thể tăng lượng xuất khẩu vào EU thêm 15 tỷ EUR - Ảnh 7.

- EVFTA sẽ mở thêm cơ hội gì cho hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và EU?

- Hai nền kinh tế có sự bổ sung cho nhau, nó có tác dụng thúc đẩy mối quan hệ giữa bai bên trong lĩnh vực này trong thời gian tới. Việt Nam có thế mạnh trong xuất khẩu các hàng hóa thuộc khu vực nhiệt đới, đồng thời Việt Nam sản xuất những mặt hàng nhiều lao động.

Với việc thực thi hiệp định, nó sẽ giúp thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng này bởi hàng rào thuế quan đã được giảm và gỡ bỏ. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là chúng ta lượng hóa được sự tăng xuất khẩu này bằng cách nhìn vào việc Việt Nam trong thời gian tới sẽ trở thành một phần của chuỗi cung ứng toàn cầu.

Yếu tố quan trọng này cùng với việc tiếp tục cải cách của Việt Nam trong thời gian tới sẽ tạo ra môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi hơn, thúc đẩy nguồn vốn đầu tư của EU vào Việt Nam.

Bên cạnh đó, việc Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu rất quan trọng bởi nó sẽ tạo ra hàng triệu việc làm mới. Hàng năm, 1,2 - 1,5 triệu người lao động sẽ tham gia vào thị trường lao động, với sự thúc đẩy này, quá trình tăng trưởng này sẽ là cơ hội tốt cho các lao động mới gia nhập thị trường.

Trưởng phái đoàn EU tại Việt Nam: EVFTA là bệ phóng đưa Việt Nam tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu, có thể tăng lượng xuất khẩu vào EU thêm 15 tỷ EUR - Ảnh 8.

- Có những lo ngại rằng doanh nghiệp của Việt Nam sẽ gặp khó khăn trong việc tiếp cận thị trường EU, theo ông điều gì khó khăn nhất sẽ chờ đợi doanh nghiệp Việt Nam sau khi EVFTA có hiệu lực và hai bên cần hỗ trợ những gì để hỗ trợ các doanh nghiệp này?

- Các doanh nghiệp mà cụ thể là các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) có vai trò rất quan trọng nhưng họ cũng có thể gặp một số khó khăn trong việc tiếp cận thị trường. Trong tương lai, khi 99% dòng thuế được cắt giảm, rõ ràng sẽ có cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Ở đây, các yếu tố như giá cả của hàng hóa xuất khẩu như thế nào cũng sẽ có tác động.

Vai trò của chính phủ Việt Nam lúc này rất quan trọng trong việc nâng cao nhận thức, nâng cao hiểu biết cho các doanh nghiệp khi hiệp định mang lại những tác dụng hữu ích như cắt giảm thuế quan và ảnh hưởng tới giá của hàng hóa xuất khẩu trên thị trường EU.

Trưởng phái đoàn EU tại Việt Nam: EVFTA là bệ phóng đưa Việt Nam tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu, có thể tăng lượng xuất khẩu vào EU thêm 15 tỷ EUR - Ảnh 9.

- Trước đây, nhiều ý kiến ở châu Âu cho rằng EVFTA là một hiệp định quá tham vọng với Việt Nam. Còn bây giờ thì sao?

- Đúng là hiệp định này có tính tham vọng cao. Tuy nhiên, cả hai phía đều tin tưởng rằng Việt Nam có thể hiện thực hóa những mục tiêu tham vọng này và cũng đặt ra nhiều cam kết triển khai. Chúng tôi tự tin rằng vào thời điểm này Việt Nam có thể triển khai được.

Đây có thể nói là một quá trình mang tính động và không chỉ là việc ký kết rồi phê chuẩn là xong, mà là cả quá trình tiếp tục trong thời gian tới. Chúng tôi luôn sát cánh cùng Việt Nam và chúng tôi luôn đi theo Việt Nam để xem có thể hỗ trợ và cải thiện được gì, lĩnh vực gì, ví dụ như cải thiện tính minh bạch, tính có thể dự đoán được của hệ thống luật pháp... Chúng tôi mong muốn được giúp đỡ Việt Nam để hiện thức hóa các tham vọng này.

Trưởng phái đoàn EU tại Việt Nam: EVFTA là bệ phóng đưa Việt Nam tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu, có thể tăng lượng xuất khẩu vào EU thêm 15 tỷ EUR - Ảnh 10.

- Theo ông, trong bối cảnh chiến tranh thương mại vẫn có nhiều diễn biến phức tạp trên thế giới, việc nghị viện EU thông qua EVFTA cho thấy điều gì?

- Đúng là chúng ta đang ở trong bối cảnh một thời điểm khó khăn, thương chiến diễn ra ở mức độ toàn cầu. Nhưng với việc đạt được một hiệp định Việt Nam - Liên minh châu Âu này, nội dung liên quan đến thương mại đa phương vẫn được duy trì thúc đẩy bởi phía Việt Nam và phía EU vẫn luôn ủng hộ cho thương mại đa phương.

Đối tác FTA của chúng tôi như Nhật Bản đã đi vào thực thi hồi năm ngoái, với Hàn Quốc đã đi vào thực thi một vài năm, với Singapore cũng mới gần đây được phê chuẩn để triển khai. Thêm vào hiệp định với Việt Nam, chúng ta cùng nhau gửi đi một thông điệp rất quan trọng ra thế giới: chúng ta bảo vệ mạnh mẽ cho thương mại đa phương. Ở mức độ toàn cầu, chúng ta cũng tiếp tục theo đuổi con đường thương mại đa phương này khi thực thi hiệp định trong thời gian tới.

Vũ Hà
Hương Xuân
Theo Trí Thức Trẻ

Vũ Hà

Trí Thức Trẻ

Từ Khóa:
Trở lên trên