"Truy tìm" những nhóm doanh nghiệp được dự báo tăng trưởng lợi nhuận dương năm 2023
Qua năm 2024, các chuyên gia dự báo tổng lợi nhuận doanh nghiệp tăng 17% so với mức giảm 3% của 2023, và mức tăng trưởng sẽ đến từ nhiều nhóm ngành hơn.
- 10-10-2023PSI: Hòa Phát tăng tốc sản xuất tồn kho để chuẩn bị đại tu bảo dưỡng 1 lò cao, dự báo LNST quý 3 đạt hơn 2.000 tỷ đồng
- 10-10-2023Phú Tài lên tiếng về tình hoạt động sau vụ Noble House phá sản, cổ phiếu giảm 3 phiên liên tiếp
- 10-10-2023Descon: Nhà thầu nổi danh được quỹ ngoại “theo đuổi”, cuộc thâu tóm ầm ĩ và cục nợ hàng trăm tỷ mà Vietinbank rao bán 4 lần không xong
Năm 2022 là năm khá thành công với kinh tế Việt Nam, khi tăng trưởng lĩnh vực xuất khẩu, tiêu dùng, sản xuất đều ấn tượng. Sang năm 2023, Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế ở mức 6,5%. Tuy nhiên đến hết quý 1, kinh tế gặp nhiều khó khăn hơn dự đoán. Đặc biệt sau giai đoạn bùng nổ năm ngoái, xuất khẩu năm nay sụt giảm mạnh, tiêu cực hơn cả giai đoạn COVID-19.
“Có thể nói trong mười mấy năm xuất khẩu chưa bao giờ bị ảnh hưởng nặng nề như vậy. Xuất khẩu suy giảm, tiêu dùng trong nước lại không thực sự phục hồi tốt. Sau biến cố bất động sản, trái phiếu, tiêu dùng trong nước bị ảnh hưởng. Tổng tiêu dùng trong nền kinh tế đi chậm, kéo theo khu vực sản xuất tăng trưởng chậm theo ”, ông Trần Ngọc Báu, Tổng Giám đốc CTCP Dữ liệu và Công nghệ Tài chính WiGroup, chia sẻ tại tọa đàm trực tuyến với chủ đề ‘Tâm điểm vĩ mô & thị trường chứng khoán quý 4/2023’ mới đây.
Dự kiến quý cuối năm, chuyên gia cho biết nền kinh tế nói chung trong ngắn hạn vẫn còn khó khăn, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, không nhiều nhóm ngành có khả năng tăng trưởng lợi nhuận dương trong năm nay.
Các nhóm ngành dự kiến tăng trưởng lợi nhuận bao gồm:
Thứ nhất, nhóm chứng khoán. Trong năm nay, thanh khoản thị trường quý 3 đã tăng 50% so với trung bình năm ngoái, giúp công ty chứng khoán tăng kết quả kinh doanh từ các mảng như môi giới, cho vay.
Thứ hai là nhóm thép. Các doanh nghiệp thép hầu như đều ghi lỗ kỷ lục trong năm 2022. Trong nửa cuối năm nay, dự báo các doanh nghiệp thép chưa quay lại mức trung bình nhưng cũng đã cải thiện so với kết quả năm ngoái, các công ty không còn ghi nhận trích lập hàng tồn kho lớn như 2022. Hiện giá thép đang đi ngang, chưa tăng trở lại.
Thứ ba , nhóm dầu khí. Giá dầu đã phục hồi khá tốt trong nửa cuối năm nay. Trong thời gian tới, các tổ chức dự báo lớn đều nhận định giá dầu có thể điều chỉnh về quanh vùng 90 USD/thùng do nhu cầu phục hồi và chính sách cắt giảm của Nga và OPEC+ vẫn còn. Ngoài ra, những xung đột gần đây sẽ là yếu tố có thể hỗ trợ giá dầu trong ngắn hạn.
Riêng giá dầu, những xung đột trong những ngày cuối tuần qua đã ảnh hưởng rất nhiều đến thị trường hàng hóa toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng. Phiên thứ Hai đầu tuần, giá dầu tăng hơn 4%, quay trở lại mức đỉnh cũ ban đầu.
“Về quan điểm của tôi, trong ngắn và trung hạn giá dầu sẽ có xu hướng đi lên. Tuy nhiên, về dài hạn tôi vẫn kỳ vọng giá dầu sẽ sớm hạ nhiệt trở lại bởi vì hiện nay chúng ta thấy rằng năm 2022 yếu tố giúp cho giá dầu tăng trưởng đến từ việc tiết cung của các nước lớn, ví dụ trong đó có Arab Saudi và Nga đang hạn chế lượng cung trên toàn cầu. Yếu tố này đã giúp giá dầu có một mức tăng rất mạnh trong năm 2022 ”, ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc Phân tích CTCK Yuanta Việt Nam, nhận xét.
Ông Minh cho rằng những căng thẳng về tình hình địa chính trị thời gian gần đây sẽ là một yếu tố tác động đến tình hình diễn biến giá dầu trong ngắn hạn. Do đó, lạm phát ít nhiều cũng sẽ là một gánh nặng của thị trường và kinh tế trong giai đoạn tới.
Tuy nhiên, câu chuyện dài hạn hơn là tình trạng và dấu hiệu tiết cung của các nước lớn cũng đang bắt đầu đến những giai đoạn cuối cùng của chu kỳ, tức là họ đang nới lỏng nguồn cung và xuất khẩu trở lại, kỳ vọng đây là một yếu tố có thể sớm kìm hãm xu hướng tăng của giá dầu.
Qua năm 2024, các chuyên gia dự báo tổng lợi nhuận doanh nghiệp tăng 17% so với mức giảm 3% của 2023, và mức tăng trưởng sẽ đến từ nhiều nhóm ngành hơn. Lợi nhuận doanh nghiệp được kỳ vọng cải thiện mạnh trong 2024 tại nhiều nhóm ngành như bán lẻ, thép, phân bón, thủy sản. Dù vậy, mặt bằng định giá hiện tại đã phản ánh một phần triển vọng phục hồi lợi nhuận.
Quan sát, hiện nay chứng khoán, bất động sản, thép là ba nhóm có thanh khoản cao ngoài ngân hàng. Chứng khoán là nhóm biến động sát với chỉ số. Năm nay chứng khoán là nhóm có yếu tố cơ bản cải thiện rõ rệt nhất nhờ thanh khoản thị trường tăng, giá cổ phiếu thép cũng đã tăng trước kỳ vọng về giá thép hay lợi nhuận doanh nghiệp.
Với bất động sản, nhóm này vẫn còn thách thức cho đến ít nhất khoảng giữa 2024. Lượng trái phiếu bất động sản đáo hạn vẫn còn lớn (khoảng 200.000 - 300.000 tỷ đồng trong vài năm tới). Chuyên gia cho rằng những con sóng nếu có sẽ không phải là những con sóng lớn, cơ hội mang tính nhỏ lẻ hơn có thể đến cho các đơn vị có quỹ đất sạch, được cấp mới.
Cuối cùng, nhóm bất động khu công nghiệp sẽ trăng trưởng tốt hơn bất động sản dân dụng. Ngoài ra, như đã đề cập, một số nhóm ngành khác cũng có kỳ tăng trưởng tốt trong 2024 như phân bón, bán lẻ hay thủy sản.
Nhịp sống thị trường