TS. BS Đào Thị Yến Phi: 10 điều cần làm ngay để tránh bệnh viêm phổi cấp do virus Corona từ Vũ Hán
10 việc trên đây là những việc ai cũng có thể làm để tự bảo vệ mình và bảo vệ toàn bộ cộng đồng.
- 24-01-2020Hủy toàn bộ các chuyến bay từ Việt Nam đến Vũ Hán do virus corona
- 24-01-2020Cách phòng bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus Corona
- 23-01-2020Khuyến cáo không tổ chức tour đến vùng có nguy cơ lây virus corona
- 23-01-2020TP.HCM: Phát hiện 2 người Trung Quốc nhiễm virus corona
Thông tin viêm phổi do loại virus corona có nguồn gốc từ Vũ Hán đang gây chấn động cả thế giới vì nhiều yếu tố:
- Số lượng người được chẩn đoán xác định và tử vong tăng lên theo cấp số nhân chỉ trong 1 ngày
- Công bố chính thức về sự lây lan trực tiếp từ người sang người
- Sự phổ biến của du khách Trung Quốc đến mọi nơi
- Nhà khoa học hàng đầu về virus corona tại Trung Quốc cũng đã mắc bệnh, dân Vũ Hán lách luật cô lập bằng cách ùn ùn kéo nhau ra khỏi Vũ Hán và không biết là sẽ lách luật tiếp để đi đến đâu...
Sự lây lan tiềm ẩn và công khai của dịch bệnh mới này tại Việt Nam cho đến giờ vẫn chưa có thông tin, nhưng chắc chắn không thể xem nhẹ.
Dù vậy, thay vì hoảng sợ thậm chí là hoảng loạn với mối nguy cơ đã rất gần này, chúng ta có thể học và thực hiện các cách phòng ngừa bệnh. Chỉ có thể bảo vệ cá nhân mình bằng cách bảo vệ cả cộng đồng. Đóng góp của từng cá thể vào việc ngăn chặn sự lây lan của virus trong cộng đồng là điều rất quan trọng.
Virus sẽ phát tán và phát triển nhanh nhất trong môi trường nhiệt độ dưới 25 độ C.
1. Virus sẽ phát tán và phát triển nhanh nhất trong môi trường nhiệt độ dưới 25 độ C. Điều kiện nhiệt độ khô và nóng như ở TPHCM là điều kiện rất thuận lợi để phòng ngừa bệnh. Nếu chịu khó mở cửa phòng thường xuyên, để nắng gió lùa vào khai thông không khí trong phòng, không sử dụng máy lạnh trong phòng kín ở nhiệt độ thấp kéo dài...
Ở những vùng lạnh, quan trọng nhất là việc thông khí các phòng kín và giữ vệ sinh môi trường: lau bụi, quét rác, giặt sạch màn cửa... tức là giảm nguy cơ các giọt dịch tiết chứa virus bám lại trên các vật dụng mà người có thể hít phải hay tay người có thể chạm vào.
2. Rửa tay thường xuyên với xà bông và nước sạch. Đây là biện pháp quan trọng hàng đầu. Nên hướng dẫn điều này cho mọi người trong nhà, kể cả người già và trẻ em.
3. Quần áo, áo khoác, nón mũ, găng tay, vớ... đi ngoài đường về nên được thay giặt, phơi nắng cho thật khô ở nơi thoáng khí hoặc sấy kỹ.
4. Mang khẩu trang đúng quy cách khi ra bên ngoài, nhất là khi đến các nơi đông người.
5. Hắt hơi, nhảy mũi... phải che kín mũi bằng khuỷu tay. Cần có ý kiến phản đối mạnh mẽ với những người có hành vi khạc nhổ, hỉ mũi bừa bãi nơi đông người.
6. Thường xuyên làm vệ sinh cá nhân: tắm rửa, nhỏ mắt, nhỏ mũi, súc miệng bằng nước muối hay nước súc miệng... nhất là sau khi ra ngoài.
7. Tránh các nguyên nhân làm giảm đề kháng tại đường hô hấp: khói thuốc lá, khói nhang, bụi bặm, các loại dung dịch bay hơi mạnh như xăng, acetone, các dung dịch có mùi thơm mạnh...
Lưu ý, việc xông tinh dầu có thể làm khô niêm mạc đường hô hấp, làm giảm đề kháng tại chỗ trên đường hô hấp.
7. Tăng đề kháng cá nhân: uống đủ nước lọc (không phải nước trái cây hoặc các dạng nước có đường), ăn các loại trái cây tươi, rau xanh, ngủ đủ giấc trong đêm... Tập thở để cung cấp đủ oxy cho cơ thể.
8. Không ăn hoặc tiếp xúc với các dạng thú rừng họ cáo, cầy, chuột...
9. Cảnh giác với triệu chứng mệt mỏi, sốt, viêm đường hô hấp trên... Cần đi khám sớm tại cơ sở y tế, theo dõi kỹ và điều trị triệt để tất cả các loại bệnh ở đường hô hấp trong thời gian dịch bệnh chưa được kiểm soát. Tránh tự ý mua thuốc chữa bệnh, xông lể giác hơi... tại nhà.
10. Thận trọng khi tiếp xúc với người đến từ vùng dịch: Không chỉ là Trung Quốc hay Vũ Hán, hiện đã có nhiều ca bệnh ở Thái Lan, Đài Loan... Nên theo dõi cập nhật tin tức để biết thêm các khu vực lây nhiễm mới.
Rất khó để loại trừ hết tất cả mọi nguy cơ, nhưng ít nhất 10 việc trên đây là những việc ai cũng có thể làm để tự bảo vệ mình và bảo vệ toàn bộ cộng đồng để mong tiêu diệt virus trước khi bị lây nhiễm vào mình.
Trí Thức Trẻ