TS Vũ Thành Tự Anh: Các tiêu chuẩn OECD sẽ như một thanh 'thượng phương bảo kiếm' giúp Việt Nam chặt đứt các ĐKKD vô lí
Chính phủ đã thực sự tấn công vào ‘thành trì’ của những rào cản, của sự sách nhiễu đã làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt trong một thời gian dài.
- 30-06-2017Nhật ít vụ tự tử nhất 20 năm, nhưng vẫn cao thứ ba OECD
- 06-06-2017Tầng lớp trí thức tinh hoa di cư ồ ạt đến OECD, Đông Nam Á đau đầu với nạn "chảy máu chất xám"
- 14-06-2016OECD dự đoán GDP Việt Nam đạt 6,3% trong năm 2016
-
NHNN phải đảm bảo kiểm soát tín dụng phân bổ tín dụng cho dòng vốn đi đúng hướng vào sản xuất kinh doanh, tạo ra giá trị gia tăng chứ không phải đầu cơ.
-
Cơ chế tỷ giá mới có thực sự “mới”?
Trong phiên họp chuyên đề xây dựng dựng pháp luật của Chính phủ mới đây, Bộ Kế hoạch Đầu tư đã kiến nghị bãi bỏ 1.930 yêu cầu, điều kiện kinh doanh không phù hợp. Theo ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng CIEM thì sự bất hợp lý của những điều kiện kinh doanh là một trong những lý do chính khiến nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa, tạm ngừng kinh doanh sau một thời gian hoạt động.
Bên cạnh đó, nhiều nhà đầu tư tiềm năng đã phải từ bỏ ý định kinh doanh sau khi tìm hiểu quy định pháp luật về những điều kiện này.
Loại bỏ 'giấy phép con' - Cuộc chiến gian khổ từ quá khứ đến hiện tại
Nhắc lại về 'giấy phép con' tại Việt Nam, luật sư Trần Hữu Huỳnh, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) nói rằng loại bỏ “giấy phép con” là cuộc chiến đầy gian khổ đòi hỏi các cơ quan phải thực sự quyết tâm.
Trong quá khứ, chúng ta đã có thời loại bỏ các 'giấy phép con' để hỗ trợ doanh nghiệp. Thế nhưng sau đó, hàng chục, hàng trăm 'giấy phép con' khác lại mọc lên đã khiến nhiều doanh nghiệp phải điêu đứng.
Ở thời điểm hiện tại, ông Huỳnh nêu ra quan điểm rằng cuộc chiến này vẫn còn đó, khi mà sự quyết tâm xóa bỏ thứ nhũng nhiễu doanh nghiệp mới chỉ đến từ một phần của bộ máy Chính phủ.
“Nhưng tôi vẫn chưa nhìn thấy sự quyết tâm đến từ các cơ quan. Trong các rà soát, khảo sát, tôi không thấy có thành phần từ các Bộ, ngành tham gia, hay như trong các hội thảo, tôi chưa nhìn thấy sự tham gia tích cực của Bộ, ngành” - ông nhận định.
Theo ông, cuộc đấu tranh với các điều kiện kinh doanh phải là cuộc đấu tranh từ nhiều phía. Trong đó, Nhà nước, doanh nghiệp, hiệp hội và người tiêu dùng đều cần phải tham gia. "Nếu một trong các phía liên quan chỉ quan tâm đến câu chuyện lợi ích của chính mình thì cuộc đấu tranh này sẽ vẫn mãi là cuộc đấu tranh dai dẳng và kéo dài”, ông Huỳnh nhận định trên tờ Diễn đàn DN.
Áp chuẩn OECD: 'Thượng phương bảo kiếm' chặt đứt những điều kiện kinh doanh vô lý
Từ những khó khăn trong cuộc chiến nói trên, một quyết định 'nắn' các điều kiện kinh doanh theo quy chuẩn OECD của Chính phủ có lẽ là một 'nước cờ' sáng. Các chuyên gia trong nước đều có những đánh giá rất cao về quyết định bãi bỏ giấy phép con này của Chính phủ.
Chia sẻ trên tờ báo của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh (Đại học Fulbright), thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng thì các tiêu chuẩn OECD là những nguyên tắc chỉ dẫn nâng cao chất lượng và hiệu quả của các văn bản quy phạm pháp luật đã được sử dụng tại các quốc gia tiên tiến. Khi về đến Việt Nam, chúng sẽ như một thanh “thượng phương bảo kiếm” giúp Việt Nam chặt đứt các điều kiện kinh doanh vô lí, gây hại đến môi trường kinh doanh.
Thậm chí, theo vị Tiến sĩ thì nếu chuẩn OECD được sử dụng một cách nghiêm ngặt thì số điều kiện kinh doanh có thể được giảm tới 2/3, chỉ không chỉ là tỷ lệ xấp xỉ 1/2 như hiện tại. Con số điều kiện kinh doanh được bãi bỏ tăng lên chắc chắn sẽ giúp tăng đáng kể sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt ngay trên sân nhà.
“Trong bối cảnh hiện tại, việc sử dụng OECD là một việc làm cần thiết giúp Việt Nam nhanh chóng loại bỏ các điều kiện kinh doanh không cần thiết. Không sớm thì muộn thì Việt Nam cũng phải dùng những tiêu chuẩn, những chỉ dẫn nâng cao chất lượng tiên tiến để áp dụng vào quá trình cắt bỏ. Việc áp dụng luôn tiêu chuẩn OECD sẽ như một cách để tạo ra tiền lệ và thông lệ tốt trong việc cắt giảm các điều kiện kinh doanh” - Ông Vũ Thành Tự Anh nói.
Còn theo Giáo sư Nguyễn Đức Khương đến từ Học viện Kinh tế IPAG (Pháp), một thành viên khác của Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng, thì việc tham khảo các tiêu chí của OECD là rất cần thiết đối với kinh tế Việt Nam lúc này.
Theo ông Khương thì "OECD có thể giúp Việt Nam tiếp thu những “bí quyết thành công” của nhiều nước để thúc đẩy sự minh bạch và phát triển". Tất nhiên, điều quan trọng lúc này vẫn là một chiến lược cải cách dài hạn và đồng bộ ở tất cả bộ, ngành để đảm bảo cho việc áp chuẩn OECD được hiệu quả.
Để làm được điều này, chúng ta cần có một nhóm công tác đặc biệt, trong đó có sự tham gia của đại diện các bộ, ngành, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), đại diện các hiệp hội và cả nhóm các doanh nghiệp quan trọng trong nền kinh tế.
Trí thức trẻ