[TTCK tuần 04/12 - 10/12] Tuần bão gió của chứng khoán Việt, TTCK thế giới duy trì nhịp tăng ổn định
Thị trường chứng khoán thế giới tuần qua vẫn duy trì giữ vững nhịp tăng ổn định. Bên cạnh đó TTCK Việt Nam trải qua một tuần bão gió, thanh khoản thị trường chung vẫn duy trì ở mức trung bình và giảm so với tuần trước cho thấy tâm lý lo lắng thận trọng đang chiếm ưu thế…
- 09-12-2017Sở GDCK Hà Nội sửa đổi quy chế niêm yết chứng khoán
- 09-12-2017Thế giới Di động chốt giá chào bán cổ phiếu, thương vụ thâu tóm Trần Anh sắp hoàn tất?
- 09-12-2017Mía đường Lam Sơn (LSS): Phó Chủ tịch Lê Trung Thành vừa mua vào 1,5 triệu cổ phiếu
TTCK Việt Nam trải qua một tuần “bão gió”
Tuần qua, VN-Index điều chỉnh mạnh sau phiên thứ 2 đầu tuần khiến xu thế chung của thị trường quay lại trạng thái giằng co quyết liệt với sắc đỏ chiếm ưu thế đa số trên toàn sàn.
Chốt tuần, VN-Index đã đóng cửa ở 940,16 điểm, giảm 20,17 điểm (-2,1%) và HNX-Index chốt phiên ở 113,81 điểm, giảm 1,68 điểm (-1,45%) so với tuần liền trước. Khác với những tuần liền kề trước, VN-Index đã kết thúc tuần trong không khí “trầm lắng”, sắc đỏ chiếm ưu thế trên diện rộng suốt tuần qua với sự điều chỉnh mạnh mẽ của nhóm cổ phiếu Bluechips VN30 và Large Cap như VNM, VCB, VIC, SAB, ROS,… Chính áp lực chốt lời ồ ạt, đã khiến những phiên giữa tuần VN-Index chìm trong biển lửa, có lúc đánh rơi tới gần 30 điểm. Đồng thời, trước những diễn biến tiêu cực của thị trường, hoạt đông bán ròng của khối ngoại cũng gia tăng tại các nhóm cổ phiếu Bluechip khiến thị trường “căng thẳng” hơn bao giờ hết.
Vào phiên ngày cuối tuần, VN-Index sau nhiều phiên điều chỉnh đã cho thấy sự phục hồi tốt lên, thì HNX-Index lại giảm điểm do tác động xấu từ đợt thoái vốn của SCIC tại VCG khi nhà đầu tư chỉ mua 5,6% số lượng cổ phiếu chào bán lần này. Bên cạnh đó, thông tin này cũng đã ảnh hưởng mạnh đến các cổ phiếu trong diện thoái vốn của SCIC như BMP và NTP khiến hai cổ phiếu này giảm điểm khá sâu. Tuy nhiên, điểm tích cực là sự hồi sinh từ các cổ phiếu vốn hóa lớn đã dần quay trở lại giúp thị trường lấy lại sắc xanh, một số cổ phiếu tiêu biểu như MSN, PLX, VRE, VNM…tuy nhiên điểm trừ của tuần qua là thanh khoản trên cả 2 sàn đều có sự sụt giảm nhất định.
Cổ phiếu nổi bật nhất tuần qua không thể quên nhắc tới CMG (CTCP Tập đoàn công nghệ CMC), đây đang là một cổ phiếu có sức tăng khá nóng trong tuần qua khi chỉ trong 1 tháng rất ngắn ngủi, cổ phiếu đã tăng giá tới hơn 100% lên mức 38.150 đồng/cp. Nguyên do CMG có chuỗi ngày tăng mạnh trong suốt cả tháng và tuần qua có thể là do sự kì vọng của giới đầu tư vào hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp này trong thời gian gần đây.
Đồng thời cổ phiếu TCH (CTCP Đầu tư dịch vụ tài chính Hoàng Huy) cũng tiếp tục tăng điểm trong tuần qua nhiều khả năng đến từ thông tin TCH đăng ký mua lại 11 triệu cổ phiếu kể từ ngày 08/12/2017 đến ngày 05/01/2018, cùng sự kì vọng các dự án lớn tại Hà Nội và Hải Phòng và gia tăng nhu cầu xe đầu kéo Mỹ trên thế giới đang có sự tăng lên đáng kể. Chốt tuần, TCH còn đón nhận thêm tin vui khi T CH được thêm vào danh mục của VNM ETF tại đợt đảo danh mục lần 4 trong năm 2017 hoàn toàn nằm ngoài dự báo trước đó của các chuyên gia . Hiện nay giá cổ phiếu TCH đang giao dịch xung quanh mốc 21.650 đồng/cp.
Đối với thị trường CK phái sinh, 3 hợp đồng đều có sự gia tăng đồng thuận về điểm số trong phiên cuối tuần tuy nhiên hợp đồng VN30F1712 lại giảm nhẹ, thanh khoản HĐ phái sinh tuần qua có sự cải thiện đáng kể trong các phiên của tuần qua do giới đầu tư đặt cửa vào vị thế short sale rất mạnh trước diễn biến giằng co gay cấn của VN30 tuần qua. Hiện nay tổng khối lượng khớp lệnh trung bình của thị trường giao dịch hợp đồng tương lai đạt 15.927 hợp đồng (+66% so với tuần liền trước). Riêng hợp đồng VN30F1712 có mức tăng tới gần 95% so với tuần liền trước đó.
TTCK thế giới giữ vững nhịp tăng ổn định
Tại Mỹ, chỉ số S&P 500 đóng cửa ở 2.651 điểm ( tăng 0,3%), Dow Jones Industrial Average đóng cửa ở 24.329 điểm (tăng 0,41%). Ngành tài chính ngân hàng đã có một tuần tích cực. Về mặt dữ liệu kinh tế, báo cáo về việc làm vững chắc đã làm tăng kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ hơn trong những quý tiếp theo, điều này sẽ giúp FED có thể đưa ra mức lãi suất ngắn hạn cao hơn và có khả năng làm sai lệch đồng đô la Mỹ.
Chứng khoán châu Âu nhìn chung có diễn biến tích cực trong tuần. Chỉ số FTSE 100 của Anh đóng cửa ở 7.396 điểm (tăng 1,3%) do nước này đã đạt được một số tiến triển trong quá trình đàm phán Brexit với Liên minh Châu Âu, mở đường cho hai bên bắt đầu các cuộc đàm phán thương mại mới. Chỉ số DAX 30 của Đức đóng cửa ở 13.153 điểm (tăng 0,8%), và CAC 40 của Pháp đóng cửa ở 5.404 điểm (tăng 0,76%). Đóng góp nhiều nhất vào đà tăng của các chỉ số chứng khoán Châu Âu là nhóm cổ phiếu ngân hàng. Nhóm này đã tăng mạnh sau khi các quy định mới về vốn tỏ ra hạn chế hơn dự đoán.
Chứng khoán châu Á có một tuần giao dịch khá bình yên. Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc đóng cửa ở 3.289 điểm (tăng 0,5%) còn chỉ số Hang Seng Index đóng cửa ở 28.639 điểm (tăng 1,0%). Chứng khoán Nhật Bản cũng tăng điểm trở lại vào thứ 6 và đóng cửa ở 22.811 điểm, hầu như không có cách biệt đáng kể về điểm số so với thời điểm mở cửa ngày thứ 2 đầu tuần.