Từ 1/1/2025, chuyển tiền trên 10 triệu đồng bắt buộc phải khớp 2 điều kiện này
Đối với các ciao dịch chuyển khoản giữa các tài khoản thanh toán có giá trị từ 10 triệu đồng được xếp vào giao dịch loại C, yêu cầu phải thực hiện kết hợp 2 loại xác thực.
- 19-11-2024Từ 1/1/2025 khi chuyển khoản trên 10 triệu đồng, bắt buộc đối chiếu sinh trắc học và hình thức xác thực này
- 14-11-2024Tài khoản ngân hàng nhận được số tiền lớn không rõ nguồn gốc, người đàn ông tại Bình Phước lo bị lừa đảo nên lập tức đến ngân hàng tìm người chuyển khoản
- 07-11-2024Một sinh viên bị số điện thoại 02477760318 và 02477767692 lừa chuyển khoản 120 triệu đồng
Từ ngày 1/1/2025, Thông tư 50/2024/TT-NHNN quy định về an toàn, bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ trực tuyến trong ngành Ngân hàng chính thức có hiệu lực.
Theo đó, các giao dịch thanh toán trực tuyến được phân loại bao gồm loại: Giao dịch loại A, Giao dịch loại B, Giao dịch loại C và Giao dịch loại D. Tương ứng với các loại giao dịch là hình thức xác nhận giao dịch.
Trong đó, giao dịch chuyển khoản giữa các tài khoản thanh toán, thẻ, ví điện tử của các chủ tài khoản, chủ thẻ, chủ ví điện tử khác nhau trên 10 triệu đồng được xếp vào giao dịch loại C. Theo đó, hình thức xác nhận giao dịch thanh toán trực tuyến tối thiểu đối với giao dịch này gồm: OTP gửi qua SMS/Voice hoặc Soft OTP/Token OTP loại cơ bản hoặc chữ ký điện tử; Và kết hợp khớp đúng thông tin sinh trắc học.
Trước đó, tại Quyết định 2345 hiệu lực từ 1/7/2024, NHNN quy định giao dịch loại C phải được xác thực khớp đúng thông tin sinh trắc học và khuyến khích kết hợp với phương thức xác thực OTP gửi qua SMS/Voice hoặc Soft OTP/Token OTP.
Theo quy định tại Thông tư, hình thức xác nhận khớp đúng thông tin sinh trắc học là việc đối chiếu, so sánh để bảo đảm trùng khớp thông tin sinh trắc học của khách hàng đang thực hiện giao dịch với thông tin sinh trắc học của khách hàng đã thu thập, lưu trữ tại đơn vị theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Hình thức khớp đúng thông tin sinh trắc học sử dụng khuôn mặt phải có độ chính xác được xác định theo tiêu chuẩn quốc tế, phải có khả năng phát hiện tấn công giả mạo thông tin sinh trắc học của vật thể sống để phòng, chống gian lận, giả mạo khách hàng qua hình ảnh, video, mặt nạ 3D.
Trường hợp áp dụng các hình thức khớp đúng thông tin sinh trắc học khác, phải bảo đảm phòng, chống gian lận, giả mạo khách hàng theo tiêu chuẩn tương đương.
Thời gian thực hiện khớp đúng thông tin sinh trắc học tối đa 03 phút.
Thông tư cũng quy định chi tiết về hình thức xác thực OTP, Soft OTP/Token OTP, chữ ký điện tử,…Trong đó, thời gian hiệu lực tối đa của SMS OTP là 5 phút, Voice OTP 3 phút, Email OTP 5 phút, Thẻ ma trận OTP 2 phút, Soft OTP 2 phút, Token OTP 2 phút.
Ngoài ra, theo Thông tư 17 và Thông tư 18/2024, từ ngày 1/1/2025, chủ tài khoản ngân hàng bắt buộc phải xác thực sinh trắc học và cập nhật giấy tờ tùy thân hợp lệ để tiếp tục thực hiện các giao dịch trực tuyến. Nếu không hoàn thành việc này, khách hàng sẽ bị hạn chế hoặc tạm dừng một số dịch vụ ngân hàng, bao gồm cả giao dịch trực tuyến và sử dụng ATM/CDM (nạp/rút tiền/chuyển khoản, thanh khoản...).
Quy trình 3 bước để xác thực sinh trắc học trên ứng dụng ngân hàng
Quy trình xác thực sinh trắc học lần đầu theo Quyết định 2345 gồm ba bước:
- Đầu tiên là chụp ảnh mặt trước, sau của căn cước công dân
- Chạm căn cước công dân gắn chip vào đầu đọc chip trên điện thoại để truyền dữ liệu
- Bước cuối cùng là quét khuôn mặt.
Phụ nữ số