Từ 1/7/2018, lương cơ sở sẽ tăng thêm 90.000 đồng/tháng
Từ ngày 1/7/2018, mức lương cơ sở sẽ tăng từ 1,3 triệu đồng/tháng lên 1,39 triệu, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng theo quy định đối tượng do ngân sách nhà nước bảo đảm.
- 13-11-2017Ngân sách 2018 sẽ bội chi 204.000 tỉ đồng, tăng lương cơ sở, phát hành không quá 50.000 tỷ đồng TPCP
- 06-12-2016Đề xuất tăng lương cơ sở lên 1.300.000 đồng/tháng
- 09-11-2016Quốc hội chốt phương án tăng lương cơ sở 7%/năm
- 18-10-2016Tăng lương cơ sở 7%: Phải kèm nhiều điều kiện khác
- 17-10-2016Đề xuất tăng lương cơ sở lên mức 1,3 triệu đồng/tháng
Sáng nay 13/11, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2018. Với tổng thu ngân sách Nhà nước 2018 sẽ đạt 1.319.200 tỷ đồng, tổng chi ngân sách là 1.523.200 tỷ đồng. Bội chi ngân sách là 204.000 tỷ đồng, tương đương 3,7% GDP.
Trong đó, bội chi ngân sách Trung ương là 195.000 tỷ đồng, bội chi ngân sách địa phương là 9.000 tỉ đồng. Tổng mức vay của ngân sách Nhà nước, bao gồm vay bù đắp bội chi và vay để trả nọ gốc của ngân sách là 363.284 tỷ đồng.
Nghị quyết cũng nêu rõ việc thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,3 triệu đồng/tháng lên 1,39 triệu đồng/tháng, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng theo quy định đối tượng do ngân sách nhà nước bảo đảm và trợ cấp ưu đãi người có công tăng bằng mức tăng lương cơ sở, thời điểm thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.
Ngân sách trung ương bảo đảm kinh phí điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng theo quy định (đối tượng do ngân sách nhà nước bảo đảm) và trợ cấp ưu đãi người có công; hỗ trợ một phần tiền lương tăng thêm cho một số địa phương ngân sách khó khăn không cân đối được nguồn theo quy định của Chính phủ.
Sau khi đã bảo đảm nhu cầu cải cách tiền lương, các địa phương chủ động sử dụng nguồn cải cách tiền lương của mình thực hiện các chính sách, chế độ an sinh xã hội do Trung ương ban hành. Ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương phần nhu cầu kinh phí còn thiếu theo quy định.
Với nghị quyết của Chính phủ giao Chính phủ thực hiện một số biện pháp điều hành nhiệm vụ tài chính – ngân sách năm 2018. Mục tiêu lớn nhất đặt ra vẫn là ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Quốc hội yêu cầu Chính phủ chỉ đạo thực hiện tốt các luật thuế, phí và lệ phí, tái cơ cấu lại nguồn thu, phấn đấu giảm tỷ lệ nợ đóng thuế xuống dưới 5% tổng thu ngân sách Nhà nước..
Trong giai đoạn 2018 - 2020, tiếp tục thực hiện điều tiết 100% số thu thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với sản phẩm xăng, dầu của Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn về ngân sách trung ương; giữ ổn định tỷ lệ phần trăm (%) phân chia số thu thuế bảo vệ môi trường đối với sản phẩm xăng, dầu trong nước và nhập khẩu như đối với năm 2017.
Thu vào ngân sách nhà nước 72% số tiền lãi dầu, khí nước chủ nhà, lợi nhuận được chia từ Liên doanh Việt - Nga “Vietsovpetro” và tiền đọc tài liệu phát sinh trong năm 2018; số tiền còn lại (28%) đầu tư trở lại cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đầu tư theo quy định của pháp luật.
Tiếp tục sử dụng nguồn thu từ hoạt động xổ số kiến thiết cho đầu tư phát triển, trong đó: Ưu tiên để đầu tư cho lĩnh vực giáo dục, đào tạo và dạy nghề, y tế công lập, chương trình xây dựng nông thôn mới.
Trí Thức Trẻ
- Infographic: Những quyết định quan trọng nào đã được thông qua tại Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIV?
- Trung ương cắt 10.000 tỉ đồng cho các dự án chống ngập TP HCM
- Bế mạc Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV
- Quốc hội yêu cầu xử lý nghiêm các hành vi trốn thuế, gian lận thương mại
- Đại tướng Ngô Xuân Lịch: Bộ Quốc phòng sẽ giữ lại 100% vốn nhà nước tại 17 doanh nghiệp