Tự "bắt bệnh" cho bản thân chính là đỉnh cao của tu thân dưỡng tính: Biết người là khôn, biết mình mới sáng
Trưởng thành chính là một hành trình "bắt bệnh" cho chính mình không ngừng. Không ai có thể làm hộ ta việc này được.
- 07-05-2021Một nhân viên trung niên chia sẻ: Ở nơi làm việc, khi không có năng lực, đừng đầu tư vào "nhân mạch"
- 07-05-2021Cái nghèo ở tuổi 40 đều bắt đầu từ việc vay tiền và liều mạng làm giàu, đây là những lý do không gì thuyết phục hơn
- 03-05-2021Cách đối nhân xử thế trên đời này, Lão Tử gói gọn trong 12 chữ: Giàu nhờ biết đủ, vật cực tất phản, cẩn thận đầu cuối
Có nhiều người quen thuộc với việc tìm kiếm giá trị của mình trong mắt người khác rồi bị mắc kẹt trong sự nghi hoặc. Khi được người ta tán dương, ta vội phóng đại mình; khi bị người ta phê phán, ta lại đắm chìm trong tuyệt vọng.
Ngày nay, ai cũng muốn thêm bạn bớt thù, lúc nào cũng cố lựa lời để nói với nhau, ngại hoặc không muốn bắt lỗi của người khác. Chính vì vậy, đừng bao giờ mong chờ người ngoài sẽ chỉ điểm những khiếm khuyết cho mình.
Muốn phát hiện ra được vấn đề của bản thân, ta phải tự nhìn vào trong ta. Nói cách khác, ta phải học cách "bắt bệnh" cho chính mình.
Chỉ có tự mình "bắt bệnh" mới có thể hiểu rõ ràng về cái tốt, cái xấu của bản thân.
1. Con người cần nhạy bén trong việc nhìn nhận bản thân
Cổ nhân thường nói: "Người thường không phải thánh hiền, kiểu gì cũng có nhược điểm". Ai cũng sẽ có sai lầm, điều quan trọng chính là thái độ khi đối mặt với sai lầm của bản thân.
Ta có bao giờ tự vấn lại chính mình, biết phát hiện và sửa chữa lỗi lầm không? Hay ta lại chọn cách ngoảnh mặt làm ngơ, dồn hết trách nhiệm cho người khác?
Cư dân mạng vẫn thường truyền tai nhau câu chuyện như thế này:
Sau buổi họp lớp, một chàng trai có tên là Tiêu Tiêu cảm thấy rất buồn. Bởi lẽ, anh có một người bạn học đang làm quản lý đầu tư của một công ty lớn, thu nhập rất cao, tiền đồ rộng rãi. Cha của bạn công tác trong ngành tài chính, nên từ nhỏ người này đã được rèn luyện, tương lai chắc chắn sẽ kế thừa gia nghiệp.
Nhìn lại cảnh ngộ của mình, Tiêu Tiêu cảm thấy vô cùng tủi thân. Anh phải tự mình đấu tranh giành lấy mọi thứ, trong khi EQ không cao, các mối quan hệ xã hội cũng nghèo nàn. Anh cho rằng mình rơi vào tình trạng này là do nền tảng gia đình.
Trên thực tế, Tiêu Tiêu đã tốt nghiệp cử nhân ngành kiến trúc. Từ tiểu học đến trung học, cuộc sống của cha mẹ anh đều xoay quanh anh.
Sau khi học xong đại học, Tiêu Tiêu được nhận vào một công ty bất động sản, mỗi ngày đều làm việc từ 9h sáng đến 5h chiều, an nhàn và thoải mái. Sau 8h tối, anh chỉ xem phim truyền hình và chơi game, ngày nào cũng như vậy.
Tiêu Tiêu có thói quen ghen tị với người khác, sau đó đổ lỗi và dồn sự bất mãn của mình cho gia đình và quê hương. Thấy vậy, cha của anh rất chán nản, nói với người ngoài: "Con trai tôi vẫn chưa biết cách chịu trách nhiệm với bản thân mình".
Rõ ràng, Tiêu Tiêu là một người không giỏi khám phá vấn đề của bản thân, cho rằng mọi điều tiêu cực trong cuộc sống của mình là do bên ngoài tác động. Anh không biết cách tự nhìn lại chính mình để tìm ra nguyên nhân từ bên trong.
Càng sớm tỉnh ngộ, ta càng nhanh chóng trở thành người phi thường.
Nhà triết học Montaigne từng nói: "Biết mình dốt, đánh giá và lên án sự ngu dốt của chính mình - đây không phải là ngu dốt thật sự; ngu dốt thật sự chính là hoàn toàn không biết mình ngu dốt".
So với người luôn tự dằn vặt về lỗi lầm, yếu kém của mình, người thấy mình luôn ổn đáng thương hơn rất nhiều.
Một người giỏi sẽ biết tự vấn, tự xét lại mình, phát hiện ra "bệnh" của bản thân. Nếu cố gắng thay đổi, cuộc sống của người đó sẽ không ngừng đi lên.
2. "Bắt bệnh" cảm xúc của chính mình
Cảm xúc là hệ điều hành của một người. Điều thúc đẩy một người chính là cảm xúc của người đó.
Cảm xúc có mối liên hệ chặt chẽ với bước đường cuộc đời. Một người nếu không nhận thức được cảm xúc của mình, sẽ không có ý thức khống chế cảm xúc. Từ đó, họ sẽ luôn tự lấy đá ngáng chân mình, không ngừng gặp rủi ro hay chịu đau khổ.
Có một thuật ngữ là "cảm xúc trí tuệ", thể hiện năng lực nhận thức, hiểu rõ và biết quản lý cảm xúc của con người.
Không thể nhận biết cảm xúc, không hiểu về cảm xúc, không quản lý được nó, chính là năng lực cảm xúc kém.
Mặc dù cảm xúc không phải là toàn bộ cuộc sống của chúng ta, nhưng chúng có thể ảnh hưởng đến mục đích sống, chất lượng cuộc sống và chỉ số hạnh phúc của chúng ta.
Điều gì là quan trọng nhất trong cuộc đời? Không gì khác hơn là sự nghiệp, gia đình, sức khỏe. Những cảm xúc tồi tệ có thể dễ dàng phá hủy những thứ quan trọng này, từ đó hủy hoại toàn bộ cuộc sống.
Có một câu nói rất hay: "Nếu bạn kiểm soát được cảm xúc của mình, bạn cũng sẽ kiểm soát được hành vi của mình; nếu bạn kiểm soát được hành vi của mình, bạn cũng sẽ kiểm soát được cuộc sống của mình".
Cảm xúc ổn định không chỉ là tiêu chuẩn cho một người trưởng thành, mà còn là khuôn mẫu của sự thành công.
3. Tự mình "bắt bệnh" chính là một hình thức tu dưỡng
Một người cần có cửa sổ để nhìn ra thế giới bên ngoài và chiếc gương để nhìn vào trái tim mình. Cửa sổ để thấy cuộc sống xung quanh, tấm gương để nhìn thấy những khuyết điểm của chính họ.
Có trong tay "chiếc gương" để nhìn lại chính mình, một nhân tài thực sự có thể nâng cao cảnh giới của bản thân, sáng mắt sáng lòng và cũng không ngừng có thêm những thành tựu mới. Gặp vấn đề gì, biết tự nhìn lại bản thân đầu tiên để tìm ra nguyên nhân, không chỉ là một cách rất trí tuệ để đối nhân xử thế, mà còn là một đỉnh cao của sự tự tu dưỡng.
Thánh nhân cũng có quá khứ; không có những sai lầm trong quá khứ để thánh nhân nhìn vào đó sửa mình, thì đâu thể trở thành thánh nhân để người muôn đời sau thờ phụng. Người có tu dưỡng sẽ không bao giờ tùy ý đổ lỗi cho người khác. Họ không oán trời, cũng không trách người, luôn cúi mình tự xét lại và không ngừng sửa chữa bản thân.
Các nhà tâm lý học chia giá trị quan của con người thành hai loại: "giá trị yếu" và "giá trị mạnh". Hai giá trị thực sự thể hiện hai mức độ tu dưỡng khác nhau.
Những người có "giá trị yếu" khi gặp vấn để thường hỏi: "Dựa vào cái gì mà người khác có cuộc sống tốt đẹp rồi khinh thường mình?", "Tôi lúc đầu rất ổn, sao tôi phải chịu đựng nó?", "Điều kiện gần như giống nhau, vậy tại sao có người thăng tiến mà mình lại dậm chân tại chỗ?".
Những người này ánh mắt nhìn ra bên ngoài, trong lòng chỉ biết phàn nàn, buộc tội và bực bội, tất nhiên không thể cảm nhận được thành công và hạnh phúc.
Những người có "giá trị mạnh mẽ" sẽ hỏi: "Tại sao lại có tình trạng này, vấn đề là do đâu?", "Nguyên nhân chủ quan hay khách quan?".
Nếu chủ quan, đó là do mình không đủ thông minh, không đủ tinh tế hay do tiềm lực không đủ.
Những người này biết nhìn vào bên trong, tự cảnh tỉnh, phân tích, điều chỉnh, cải tiến. Họ sẽ cố gắng vượt qua khó khăn, thoát ra khỏi sự lo lắng và cuối cùng sẽ tận hưởng hạnh phúc và niềm vui.
Ta phải tự nhận ra "bệnh" của chính mình mới có thể ngày ngày tiến bộ.
4. Người thầy thuốc giỏi nhất luôn luôn là mình
Có một người lúc nào cũng đau khổ, sau khi nghe tin Phật có thể tiêu trừ mọi khổ đau, liền lên đường đi tìm Đức Phật. Sau khi nghe chuyện, Đức Phật nói với anh: "Người thật sự có thể giúp con giải thoát chính là con".
Tuy nhiên, anh ta không hiểu và thắc mắc: "Nhưng trong lòng con luôn tràn đầy buồn bã và hoang mang mà?". Đức Phật mỉm cười và nói: "Hãy thử nghĩ xem, ai đã đặt sự đau khổ và bối rối vào lòng con?"
Người đàn ông suy nghĩ một lúc lâu và không nói. Đức Phật tiếp tục dạy: "Ai bỏ vào, hãy để người lấy ra".
Nhìn Đức Phật mỉm cười, người đó cuối cùng hiểu ra: đau khổ của họ chỉ là một loại chấp nhất vô nghĩa của bản thân, họ chỉ có thể dựa vào chính mình để cầu xin sự giải thoát.
Có một câu nói rất hay: "Bác sĩ có thể giúp chúng ta chữa bệnh, nhưng họ không thể giúp chúng ta tăng cường thể chất. Bác sĩ tâm lý có thể chỉ đường cho chúng ta, nhưng họ không thể giúp chúng ta thoát khỏi u uất".
Đúng vậy, dù là thể chất hay tâm lý, bác sĩ tốt nhất luôn là chính ta. Không ai hiểu mình hơn chính mình.
Chỉ bằng cách học cách tự "bắt bệnh" cho mình, ta mới có thể tiếp tục hoàn thiện bản thân, tránh xa những lo lắng, phiền muộn và để xoay chuyển vận mệnh của chính ta.
(Theo Aboluowang)