Từ bỏ chức giám đốc ở Microsoft, thạc sĩ lựa chọn đi "nhặt rác", kiếm 34 tỷ đồng trong 2 năm theo một cách không tưởng
Sau khi nghỉ việc tại tập đoàn công nghệ hàng đầu thế thế giới, Microsoft với mức lương khoảng 1 triệu NDT/năm, người đàn ông này đã quyết định đi 'nhặt rác'. Quyết định tưởng chừng buồn cười này nhưng đã mang lại cho anh thu nhập hơn 10 triệu NDT (34 tỷ đồng) trong 2 năm sau đó.
- 09-11-2022Khoá học tích luỹ tài sản trong 7 ngày của người giàu nhất thành Babylon: Trước hết phải để ví tiền căng lên, muốn đi đường dài hãy tin tưởng đầu tư vào thứ này
- 09-11-2022Nguyên tắc quản trị 'đắt hơn vàng' của vua dầu mỏ nước Mỹ
- 08-11-2022Tại sao hành lý xách tay khi lên máy bay không được phép vượt quá 7kg?
- 07-11-2022Người hướng nội hay người hướng ngoại kiếm được nhiều tiền hơn: Tính cách tạo ra độ chênh thu nhập lên đến 14,9 tỷ đồng
- 07-11-2022Phụ nữ Nhật chỉ cách giúp chồng giàu để hưởng phú quý: Trở thành vợ chồng như điều hành công ty, lấy chồng vì tiền thì hôn nhân chẳng thể suôn sẻ
Thạc sĩ khoa học máy tính có thu nhập hơn 3,4 tỷ đồng mỗi năm
Uông Kiếm Siêu là một cậu bé có thành tích học tập tốt ngay từ khi còn nhỏ. Trong suốt những năm tháng đi học, anh luôn là niềm tự hào của bố mẹ và thầy cô. Khi học cấp 2, anh bắt đầu có niềm đam mê công nghệ máy tính và nuôi ước mơ trở thành kỹ sư phần mềm trong tương lai.
Xác định được mục tiêu, chàng trai họ Uông chăm chỉ học tập và thi đỗ vào khoa Khoa học Máy tính của Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc. Trong suốt những năm tháng sinh viên, điểm số của anh luôn đứng đầu lớp. Từ 2002 đến năm 2005, Uông Kiếm Siêu tiếp tục học Thạc sĩ tại Viện Nghiên cứu Phần mềm thuộc Học viện Khoa học Trung Quốc.
Sau khi tốt nghiệp, cạnh tranh với hàng nghìn người thi tuyển Uông Kiếm Siêu vượt qua vòng phỏng vấn và được làm việc tại Microsoft. Với năng lực và sự chăm chỉ, anh nhanh chóng được thăng chức từ kỹ sư phần mềm lên vị trí giám đốc sản phẩm. Chỉ mới vào làm việc được vài năm, anh đã đạt được mức lương 1 triệu NDT/năm (3,4 tỷ đồng).
Khi sự nghiệp thăng hoa, anh cũng không trì hoãn sự kiện trọng đại của cuộc đời mình, kết hôn với người bạn gái sau nhiều năm yêu nhau. Không lâu sau, cả hai cùng chào đón một em bé kháu khỉnh, dễ thương. Ở thời điểm đó, Uông Kiếm Siêu là hình mẫu 'con nhà người ta' khi có lương cao, gia đình yên ấm.
Uông Kiếm Siêu từng nghĩ rằng anh sẽ "bám rễ" với công việc này suốt đời . Song chỉ sau chuyến công tác vào năm 2010, mọi chuyện đã thay đổi. Khi đó chính anh cũng không nghĩ rằng chuyến công tác này lại là cơ hội để anh đổi đời.
Chuyến công tác để đổi đời
Là một người năng nổ trong công việc, Uông Kiếm Siêu được lãnh đạo coi trọng và cử sang Mỹ để học tập. Điều khiến anh ấn tượng nhất trong chuyến đi Mỹ không phải là quy mô của trụ sở hay công nghệ tiên tiến nào được áp dụng mà đó chính là những dãy thùng rác.
Vào ngày đầu tiên học tại trụ sở chính, khi đang dọn sạch đĩa ăn trưa, Uông Kiếm Siêu đã bất ngờ khi thấy có đến 4-5 thùng rác khác nhau được đặt liền kề. Sau khi hỏi các đồng nghiệp người Mỹ, anh biết được rằng ý nghĩa của từng loại rác cần được phân loại. Không chỉ trong khuôn viên của công ty, anh còn để ý thấy người dân tại đây từ trẻ em đến người già cũng cho những loại rác khác nhau vào từng thùng rác tương ứng và điều này gần như trở thành quy ước.
Sau khi trở về nước, Uông Kiếm Siêu đã nghiên cứu rất nhiều về việc phân loại rác và nhận thấy rằng đây là công việc tốt cho môi trường và có lợi cho tương lai. Anh phát hiện có khoảng 2 loại rác có thể được phân loại: Loại có thể bán được và loại không bán được. Rác có thể bán được gồm, bìa cứng, hộp giấy, kim loại... Sau khi nhân viên thu gom nhận được loại rác này họ sẽ phân loại, đóng gói và bán chúng.
Khi biết được điều này, Uông Kiếm Siêu nảy ra ý tưởng trong đầu: Nếu mọi người có thể phân loại rác ngay từ ban đầu thì việc tác chế rác thải và kiếm lợi nhuận từ rác không khó đến vậy. Không chỉ thu được lợi nhuận, công việc này còn góp phần cải thiện môi trường. Suy nghĩ trong thời gian dài, cuối cùng, Uông Kiếm Siêu quyết định nghỉ việc ở Microsoft.
Khi nói về quyết định này, anh không nhận được sự ủng hộ từ gia đình, đặc biệt vợ anh vô cùng tức giận. Uông Kiếm Siêu liên tục phải giải thích với gia đình rằng anh không chỉ đơn giản chỉ là đi nhặt rác mà đã có ý tưởng kinh doanh phía sau. Sau khi nghe giải thích, gia đình bắt đầu hiểu và đồng ý cho anh thử sức với con đường khởi nghiệp này.
Hành trình khởi nghiệp gập gềnh
Cuối năm 2011, Uông Kiếm Siêu cùng vợ, con từ Bắc Kinh đến Thành Đô sinh sống và xây dựng nên công ty Green Earth. Sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng, Uông Kiếm Siêu và nhóm của anh phát hiện ra rằng Thành Đô sản xuất hàng nghìn tấn rác mỗi ngày và những loại rác này được xử lý bằng cách đốt hoặc chôn lấp.
Dẫu tương đối dễ dàng và tiết kiệm sức lao động nhưng anh hiểu được việc làm này gây nguy hiểm đối với môi trường và sức khoẻ của con người. Để giải quyết vấn đề này, cách duy nhất nhất là phân loại và tái chế những loại rác có thể tái chế được.
Từ một người có thu nhập lên đến cả triệu NDT, người ta thấy Uông Kiếm Siêu thường xuyên xuất hiện ở các bãi rác để phân loại rác. Người ngoài nhìn vào luôn nghĩ anh có vấn đề nhưng Uông Kiếm Siêu không quan tâm. Bởi anh hiểu được rằng để mở được cánh cửa cho ngành công nghiệp phân loại rác, anh phải biết tất cả mọi thứ về rác.
Đầu tiên, Uông Kiếm Siêu sáng chế ra loại thùng rác chống trộm và chống đổ. Đồng thời anh cũng phát triển app công nghệ để có thể hướng dẫn người dân phân loại rác và thu nhập thông tin người dùng.
Tuy nhiên tại thời điểm đó, việc phân loại rác chưa phổ biến ở quốc gia này. Việc vận động từng hộ gia đình tham gia phân loại rác trở thành vấn đề nan giải nhất của công ty. Khi quảng bá trong công động và phát triển nhóm người dùng, công ty của anh gặp những khó khăn chưa từng có.
Mặc dù đã phát miễn phí túi đựng rác, túi tái sử dụng, đổi rác lấy điểm, đổi điểm lấy thưởng, kêu gọi mọi người tham phân loại rác nhưng đa số mọi người đều cảnh giác với những hoạt động do công ty anh phát động.
Kể từ khi bắt đầu kinh doanh riêng, Uông Kiếm Siêu cho biết có thời điểm anh phải lấy tiền của vợ để trả cho nhân viên. Những lúc như vậy anh luôn tự hỏi bản thân mình có đang đi sai đường. Song những lúc túng quẫn nhất, chính vợ anh lại là người hỗ trợ anh hết lòng.
Khi công ty của Uông Kiếm Siêu đang bên bờ vực phá sản, anh bất ngờ nhận được sự hỗ trợ của Cục Bảo vệ Môi trường Thành Đô. Đại diện Cục Bảo vệ môi trường đặt nhiều niềm tin vào hoạt động công ty của Uông Kiếm Siêu và sẵn sàng hỗ trợ tài chính, cho vay 4 triệu NDT. Với sự hỗ trợ của chính quyền, công việc của anh thuận lợi hơn.
Đến năm 2016, ứng dụng phân loại rác của Uông Kiếm Siêu đã được phổ biến tại Thành Đô với gần 600 tổ chức và hơn 200.000 hộ gia đình sử dụng. Nhờ đó, công ty của anh có thể tái chế tới 3 tấn chất thải mỗi ngày, 90% trong số đó có thể tái chế và bán lấy tiền.
Công ty mới thành lập chưa đầy một năm đã có hơn 100.000 công nhân. Trong hai năm, lợi nhuận của công ty đã vượt quá 10 triệu NDT. Năm 2017, Uông Kiếm Siêu đã cùng một vài người bạn thành lập công ty Aobei Environmental Protection. Khác với trước đây, công ty mới với quy mô lớn hơn không còn thiết lập các thùng phân loại rác nữa mà áp dụng mô hình điểm tái chế và sản xuất túi tài chế bảo vệ môi trường. Tính đến 2020, công ty của anh đã thu gom được 1.288 tấn rác.
Thành công của Uông Kiếm Siêu là không dễ dàng. Song với sự quyết tâm, việc làm của anh đã đem lại đóng góp tích cực cho môi trường. Có thể bạn không biết, cứ 1 tấn rác được thu gom thì 40% có thể được tái chế và tái sử dụng, 30-40% chất thải nhà bếp có thể được sử dụng để làm phân trộn hoặc thức ăn chăn nuôi. Như vậy có thể nói rác có thể là kho báu nếu bạn biết cách tận dụng.
Giờ đây, Uông Kiếm Siêu vẫn miệt mài trên con đường "nhặt rác", điều đáng nói là con gái anh luôn tự hào về những gì bố mình đã làm được. Mỗi khi có người hỏi về công việc của bố, cô bé trả lời một cách đầy tự hào: "Bố tôi là người thu gom rác".
Theo Toutiao, Zhihu
Nhịp sống thị trường