MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Từ bỏ được 5 thói quen này chính là cách giúp bạn sống hạnh phúc mỗi ngày, dám cá ai cũng làm được!

07-11-2021 - 09:32 AM | Sống

Thay vì giấu giếm mệt mỏi thì hãy vươn tay ra để tìm lấy sự giúp đỡ, sự bao bọc từ những người thương yêu bên cạnh. Tinh thần thoải mái thì cuộc sống cũng dễ dàng hơn, hạnh phúc cũng sẽ tìm đến bạn.

Mỗi người sống trên đời đều muốn biết làm thế nào để có được niềm vui và hạnh phúc. Thế nhưng hạnh phúc là thứ đòi hỏi phải xuất phát từ chính tinh thần và tâm hồn của bạn. Một khi tinh thần chán nản thì cho dù có nhiều tiền nhiều bạc, vật chất đủ đầy, tình yêu đẹp đẽ cũng không thể sở hữu hạnh phúc thật sự.

Dưới đây chính là 5 thói quen được cho là "sát thủ" giết chết hạnh phúc thường gặp nhất. Thay vì loay hoay tìm kiếm những thứ làm bạn hạnh phúc từ bên ngoài thì hãy thay đổi càng sớm càng tốt.

1. Lo lắng tương lai. Lo lắng người khác nghĩ sao về mình

Từ bỏ được 5 thói quen này chính là cách giúp bạn sống hạnh phúc mỗi ngày, dám cá ai cũng làm được! - Ảnh 1.

Chúng ta rất dễ "trầm mình" vào những nỗi lo lắng vì nó khiến chúng ta ít nhất cũng phải làm gì đó còn hơn không làm gì cả. Nó giúp chúng ta áp chế được cảm giác mà bản thân ghét nhất: Bất lực. Nhưng trên thực tế, có đôi lúc chúng ta thật sự bất lực trước những khổ đau, bi thương và những chuyện rắc rối.

Lo lắng về chuyện gì đó chính là sự phủ nhận hiện thực. Ý nghĩa đằng sau của cảm giác lo lắng là yêu cầu tất cả mọi chuyện diễn ra theo ý bạn.

Thế nhưng, một thực tế rõ ràng là lo lắng không thể thay đổi được mọi chuyện, mà chỉ có thể tạo nên nhiều cảm giác tiêu cực mà thôi. Hãy thử quan sát thói quen lo lắng rồi tự hỏi bản thân xem:

"Tôi đang giải quyết vấn đề hay chỉ biết lo lắng bất an?", "Sự lo lắng của tôi rốt cuộc có tác dụng gì?",…

Chính vì thế, hãy học cách tiếp nhận những gì sẽ diễn ra và tương lai mù mịt sắp tới, thả lỏng những gánh nặng lo âu cùng thói quen sợ hãi hiện thực.

2. Khép kín nội tâm khi cảm xúc không ổn định

Từ bỏ được 5 thói quen này chính là cách giúp bạn sống hạnh phúc mỗi ngày, dám cá ai cũng làm được! - Ảnh 2.

Nhiều người có thói quen sẽ nói lời xin lỗi khi khóc. Vậy thì vì sao bạn phải xin lỗi khi bản thân đang thể hiện cảm xúc bi thương?

Đối với một số người, nước mắt cũng là một loại trị liệu cho tinh thần, là một loại tín hiệu chứng tỏ họ đang bộc lộ cảm xúc của bản thân.

Bi thương, sợ hãi, nóng giận,… và loạt cảm xúc tiêu cực khác đều tín hiệu mà chúng ta phát ra để nói với những người xung quanh rằng bản thân đang không ổn nên cần được giúp đỡ và yêu thương.

Lúc bạn cảm thấy đau thương, mất mát, cô độc và bất lực, điều bạn cần không phải là những phương pháp hay kỹ năng để giải tỏa cảm xúc, mà điều bạn cần chính là con người, cần sự ủng hộ và an ủi.

Thế nhưng, một số người lại quen với việc ẩn giấu cảm xúc. Thói quen này là hành động từ chối những sự yêu thương và ủng hộ bên ngoài. Kết quả là mọi cảm xúc tiêu cực khi bản thân tự chịu đựng lại trở nên nguy hại hơn, đục khoét tâm hồn, tổn thương càng thêm sâu sắc.

Chính vì thế, thay vì giấu giếm mệt mỏi thì hãy vươn tay ra để tìm lấy sự giúp đỡ, sự bao bọc từ những người thương yêu bên cạnh. Tinh thần thoải mái hơn thì cuộc sống cũng dễ dàng hơn, hạnh phúc cũng sẽ tìm đến bạn.

3. Lặng lẽ trở thành "chiếc túi yếm khí"

Từ bỏ được 5 thói quen này chính là cách giúp bạn sống hạnh phúc mỗi ngày, dám cá ai cũng làm được! - Ảnh 3.

Nhiều người chúng ta không thích những cuộc xung đột, tranh đấu, cãi vã,… nhưng đôi khi xung đột lại là một cách để giải tỏa cảm giác tiêu cực kiềm nén bên trong họ.

Nhiều người không thích phản công trở lại khi bị người khác công kích, vì họ sợ người ta sẽ nghĩ mình là người hiếu thắng, hung dữ, gian xảo và thô lỗ. Chính vì thế mà gần như chúng ta đã trở thành một chiếc "túi yếm khí" bị động và chịu đựng.

Nhưng giữa chiếc "túi yếm khí" bị động và người hung dữ hiếu thắng thì bạn còn một sự lựa chọn trung gian nữa, đó chính là trở thành người kiên định và tự tin.

Kiên định có ý nghĩa là kiên trì với nguyện vọng, yêu cầu và giá trị quan của bản thân. Kiên định có thể dẫn dắt chúng ta tìm đến sự tự tôn, tự tin và tự trọng đúng đắn nhất.

4. Cố gắng quản lý áp lực

Từ bỏ được 5 thói quen này chính là cách giúp bạn sống hạnh phúc mỗi ngày, dám cá ai cũng làm được! - Ảnh 4.

Mỗi khi có áp lực, chúng ta thường tìm cách để giải tỏa áp lực, quên đi áp lực và tạm thời không để ý đến áp lực. Đó là những cách mà chúng ta gọi là "quản lý áp lực".

Công việc không suôn sẻ, sai lầm, cấp trên phê bình,… đều có thể gây nên áp lực rất nhiều cho tinh thần. Nhiều người có những phương pháp giải tỏa áp lực như "thôi tạm thời bỏ qua, tính sau", "ai ai cũng sai lầm chỗ này như mình nên không cần phải lo lắng",… để giúp họ tạm thời quên đi áp lực trước mắt.

Đúng vậy! Đôi khi chúng ta cũng phải thả lỏng trước áp lực để cho bản thân thời gian và cơ hội. Nhưng thời gian và cơ hội ở đây không phải để bạn quên đi mà là tìm cách giải quyết áp lực đó.

"Quản lý áp lực" suy cho cùng là một hành vi trốn tránh thực tại, không dám đối mặt với khó khăn và thử thách. Mọi sự loay hoay chần chừ chỉ làm kéo dài áp lực dày vò lên tinh thần của bạn mà thôi.

Thay vì tìm cách "quản lý áp lực" thì hãy cố gắng tìm ra nguồn gốc của áp lực là gì để giải quyết triệt để.

5. Tin tưởng những suy nghĩ của bản thân vô điều kiện

Con người chúng ta thường áp đặt sự quan trọng nhất định cho những ý nghĩ trong đầu.

Ví dụ như khi trong đầu bạn xuất hiện ý nghĩ: "Các đồng nghiệp công ty đều cảm thấy mình rất lười". Vậy thì cái ý nghĩ này có là thật không?

Có thể đồng nghiệp của bạn thật sự cảm thấy bạn lười. Nhưng khi bạn đã thật sự nảy sinh ý nghĩ đó và lo lắng điều đó thật sự sẽ xảy ra thì chỉ khiến tính khả năng xuất hiện trường hợp đó càng cao hơn mà thôi.

Nếu như bạn quá chú tâm vào những ý nghĩ đột ngột phát sinh thì sẽ tự làm cho vấn đề chưa có thật trở nên chân thật hơn trong đầu bạn. Kết quả là những điều tiêu cực cũng theo đó xuất hiện và khiến bạn mệt mỏi.

Thế nhưng sự suy diễn này có đáng không? Những ý nghĩ lo xa này có đáng không?

Chúng không có một ích lợi gì cho bạn và chỉ làm bạn mất đi sự tự tin, niềm vui và hạnh phúc.

Tin tưởng bản thân thì đúng, nhưng tin vào những suy nghĩ thì không phải cái nào cũng chính xác. Điều quan trọng là đừng tạo thành thói quen suy diễn mọi chuyện phức tạp hơn. Niềm vui và hạnh phúc tùy thuộc vào cách bạn nhìn nhận vấn đề.

(Nguồn: Zhihu)

Theo Phan

Pháp luật và bạn đọc

Trở lên trên