MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Từ cà phê đến nước chấm, các nhà bán lẻ 'đau đầu' để giảm áp lực lạm phát lên các mặt hàng

06-05-2022 - 06:48 AM | Thị trường

Từ cà phê đến nước chấm, các nhà bán lẻ 'đau đầu' để giảm áp lực lạm phát lên các mặt hàng

Trước tình trạng người dân đang phải chi trả nhiều tiền hơn cho bất kỳ khoản mua sắm nào, từ cà phê cho đến tương cà, một số nhà bán lẻ đã bắt đầu giảm giá hàng trăm sản phẩm để cạnh tranh thu hút khách hàng, tranh giành thị phần cũng như sẵn sàng chiến đấu trong các cuộc đàm phán với những nhà sản xuất thực phẩm đóng gói lớn.

Thứ 6 tuần trước (29/4), Cơ quan Thống kê châu Âu Eurostat đã cho biết lạm phát đối với thực phẩm, rượu và thuốc lá trong khu vực đồng tiền chung châu Âu euro vào tháng Tư đã tăng 6,4% so với năm ngoái, trong khi mức tăng trong tháng Ba là 5% do chi phí sinh hoạt tăng cao ở châu Âu cũng như giá năng lượng trở nên đắt đỏ.

Người đứng đầu Leclerc, nhà bán lẻ lớn nhất tại Pháp cho biết họ sẽ xác định 120 mặt hàng người tiêu dùng mua nhiều nhất, bao gồm giấy vệ sinh, xà phòng, gạo và mì ống, đồng thời tạo ra một "lá chắn" bình ổn giá cho những mặt hàng đó, kể từ ngày 4 tháng 5 cho đến tháng 7.

Mức tăng giá đối với các mặt hàng dao động từ 6% đến 20%. Chẳng hạn, mì ống đã tăng 20%, cũng như một số nhãn hiệu cà phê và sô cô la.

Vào tháng 3, các chính phủ châu Âu, một số nước sắp diễn ra cuộc bầu cử trong năm nay, đã chi hàng chục tỷ euro để bảo vệ các hộ gia đình khỏi chi phí năng lượng tăng cao.

Có rất ít khả năng cho rằng họ sẽ cung cấp gói hỗ trợ tương tự đối với hóa đơn thực phẩm, nhưng các chuyên gia đang lo lắng khi thu nhập các hộ gia đình bị thắt chặt và các nhóm người tiêu dùng đã cảnh báo rằng những người nghèo đang phải lựa chọn giữa sưởi ấm nhà của họ và ăn uống hợp lý.

Khi hầu hết mọi người trở nên dè dặt hơn về số tiền họ chi tiêu, các siêu thị đang lo lắng tìm cách để tránh mất khách hàng vào tay đối thủ cạnh tranh.

Giám đốc điều hành của tập đoàn siêu thị Sainsbury's tại Anh chia sẻ rằng những người mua sắm đang phải cân đo đong đếm rất chặt.

Một phân tích về hàng hóa từ Nielsen cho thấy giá các sản phẩm bao gồm bia, nước đóng chai và tương cà đang tăng mạnh, trong nhiều trường hợp kéo dài mức tăng lớn so với năm ngoái.

Trung bình, người mua sắm ở châu Âu đang phải trả thêm khoảng 2 euro (tương đương 2,10 USD) cho nhóm 6 sản phẩm thực phẩm thiết yếu, cao hơn 8% so với năm ngoái. Các nhà bán lẻ tính trung bình thêm 8,6% đối với cà phê hòa tan trong bốn tuần tính đến ngày 26 tháng 3, trong khi giá sữa trẻ em tăng hơn 21%.

Từ cà phê đến nước chấm, các nhà bán lẻ đau đầu để giảm áp lực lạm phát lên các mặt hàng - Ảnh 1.

Trong khi Leclerc đã hứa sẽ niêm yết một số mức giá thì các nhà bán lẻ trên khắp châu Âu đang tìm cách hạn chế tác động của lạm phát đối với các mặt hàng thiết yếu nhất.

Người phát ngôn của hiệp hội thương mại bán buôn và bán lẻ châu Âu EuroCommerce, có hơn 95 thành viên, bao gồm Carrefour, Lidl và Marks & Spencer, cho biết tất cả đều đang xem xét giới hạn và giảm giá dưới một số hình thức.

Tại Anh, giá cả tăng cao đã gây ra sự hạn chế lớn đối với thu nhập của các hộ gia đình kể từ ít nhất là những năm 1950, khi lạm phát đạt mức 5,2% trong 4 tuần tính đến ngày 20 tháng 3, mức cao nhất kể từ tháng 4 năm 2012, dữ liệu ngành tháng trước cho thấy.

Đáp lại, các siêu thị, bao gồm Asda và Morrisons, đã giảm giá các mặt hàng thiết yếu.

Mặc dù họ có một bước đệm sau khi đại dịch xảy ra, các chính sách phong tỏa khiến mọi người ăn uống ở nhà và chi tiêu nhiều hơn vào việc mua nguyên liệu, các nhà phân tích dự đoán tỷ suất lợi nhuận cả năm sẽ không đổi hoặc giảm mạnh tại các nhà bán lẻ châu Âu, bao gồm Carrefour SA (CARR.PA), Sainsbury's (SBRY.L) , Colruyt (COLR.BR) và Ahold Delhaize (AD.AS).

Họ sẽ tìm cách khắc phục một số tác động của việc giảm giá trong các cuộc đàm phán khó khăn với các công ty sản xuất thực phẩm, tuy nhiên các vấn đề chuỗi cung ứng và lạm phát trầm trọng hơn do cuộc chiến của Nga ở Ukraine khiến thỏa thuận phức tạp hơn.

Các nhà sản xuất thực phẩm đóng gói như Mondelez (MDLZ.O) và Unilever (ULVR.L) đang mong muốn tăng giá vì biên lợi nhuận của họ cũng đã bị giảm đi khi giá đầu vào tăng do chi phí hàng hóa kỷ lục.

Tập đoàn Unilever, công ty sản xuất gà dự trữ Knorr và sốt mayonnaise Hellmann, cho biết hôm thứ Năm tuần trước họ đã tăng giá ở châu Âu thêm 5,4%, tăng doanh số cơ bản hàng quý cho khu vực này lên 0,7%.

Tuy nhiên, họ dự báo tỷ suất lợi nhuận trong nửa đầu năm sẽ từ 16% -17%, giảm so với mức 18,8% của năm ngoái.

Ông Dirk van de Put, Giám đốc điều hành của Mondelez, nhà sản xuất Oreo, cho biết tuần trước rằng công ty đang tiếp cận các nhà bán lẻ ở châu Âu về một đợt tăng giá khác, sau khi đã có đợt tăng giá vào đầu năm nay. Công ty cho biết tỷ suất lợi nhuận trong quý đầu tiên của Mondelez giảm từ 41% xuống 38,4%.

Nestle, nhà sản xuất thực phẩm lớn nhất thế giới, cho biết tháng trước họ dự kiến ​​sẽ tăng doanh số bán hàng khoảng 5% trong năm nay khi giá thức ăn vật nuôi, sữa và cà phê leo thang.

Trong khi doanh thu bán hàng tăng, một số sản phẩm mang nhãn hiệu của các công ty thực phẩm đóng gói đang mất thị phần vào tay các nhà bán lẻ có sản phẩm nhãn hiệu riêng rẻ hơn, chẳng hạn như Aldi. Khách hàng đang có xu hướng tích trữ nhiều hơn, vì những xung đột giữa Nga và Ukraine làm tăng nguy cơ thiếu hụt và cũng sẽ khiến giá tăng hơn nữa trong tương lai.

Rolf Buyle, giám đốc điều hành bộ phận mua hàng quốc tế của ALDI Nord cho biết: "Chúng tôi quan sát thấy doanh số bán hàng trên tất cả các thương hiệu cũng như các danh mục đang tăng cao, đặc biệt là những sản phẩm trong nhóm dự trữ thức ăn như dầu, mì ống, gạo, thực phẩm đóng hộp và bột mì."

https://cafef.vn/tu-ca-phe-den-nuoc-cham-cac-nha-ban-le-dau-dau-de-giam-ap-luc-lam-phat-len-cac-mat-hang-20220505142948144.chn

Huyền Như

Reuters

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên