MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Từ các nhà máy Trung Quốc đến giỏ hàng của bạn, thế giới chào đón một đợt tăng giá mới

24-02-2017 - 12:31 PM | Tài chính quốc tế

Giá nguyên liệu tăng buộc nhà cung ứng A tăng giá, sau đó nhà sản xuất B cũng phải tăng giá và cuối cùng nhà xuất khẩu C cũng phải tăng theo.

Ở Quảng Đông, trung tâm sản xuất của Trung Quốc, công ty chuyên làm đồng hồ Dannol Electronics đang đau đầu vì mức giá đầu vào tăng cao.

Vốn đã gặp khó khăn từ nhiều năm nay do phải đối mặt với chi phí nhân công tăng và sự cạnh tranh ngay trên thị trường nội địa ngày càng khốc liệt, mới đây Dannol đã phải tăng giá 15% đối với các khách hàng mới và có kế hoạch sẽ làm điều tương tự đối với những khách hàng sẵn có. Hiện một chiếc đồng hồ treo tường có logo của đội bóng Manchester United có giá bán buôn là 5,8 USD, so với mức 4,8 USD của 1 năm trước.

“Tất cả mọi thứ đều tăng giá. Là nhà sản xuất, chúng tôi không thể tự mình chịu mọi chi phí”, đại diện bán hàng của Dannol nói.

Phóng viên Bloomberg có cuộc trò chuyện đầu tiên với đại diện phía Dannol tại một hội chợ thương mại diễn ra hồi tháng 10 năm ngoái, khi một số công ty xuất khẩu Trung Quốc đang ngẫm nghĩ về chuyện tăng giá và tình trạng chỉ số giá sản xuất liên tục giảm sắp kết thúc. Kể từ đó đến nay, chỉ số giá sản xuất ở Trung Quốc đã tăng mạnh do thị trường hàng hóa khởi sắc.

Tình trạng giảm phát được cải thiện giúp các doanh nghiệp tăng lợi nhuận, giảm chi phí đi vay thực và dễ dàng trả nợ hơn. Tuy nhiên đó chỉ là với những công ty may mắn. Đối với các công ty khác, giá đầu vào tăng lên sẽ khiến điều kiện kinh doanh thêm khó khăn.

Lin Haobin, nhà sáng lập của công ty Winmart Design, chia sẻ giá những chiếc hộp các tông mà anh mua để làm một số sản phẩm đã tăng gấp đôi năm ngoái, lên 1 USD mỗi chiếc. Lin nói rằng bên cung cấp hộp các tông đã tăng giá vì chi phí nguyên liệu tăng lên chứ không phải tăng giá để kiếm lãi nhiều hơn.

Vì Trung Quốc hiện là nước xuất khẩu lớn nhất thế giới và cũng là nước tiêu thụ nhiều loại nguyên liệu thô lớn nhất, áp lực giá cả sẽ nhanh chóng lan ra toàn thế giới. Giá nguyên liệu tăng buộc nhà cung ứng A tăng giá, sau đó nhà sản xuất B cũng phải tăng giá và cuối cùng nhà xuất khẩu C cũng phải tăng theo.


Các số liệu cho thấy mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa chỉ số giá sản xuất ở Trung Quốc với giá xuất khẩu. Nguồn: Bloomberg.

Các số liệu cho thấy mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa chỉ số giá sản xuất ở Trung Quốc với giá xuất khẩu. Nguồn: Bloomberg.

Hiện nay, “reflation trade” (tạm dịch: đầu tư theo dự đoán lạm phát sẽ tăng) đang là xu hướng trên thị trường tài chính. Một cách để hiểu thêm về thị trường là đóng khung nó trong một vấn đề lớn mà tất cả các thành phần tham gia thị trường đều nói đến. Ví dụ, từ cuối năm ngoái đến đầu năm nay, có một câu hỏi luôn được nhắc đến: liệu sau 1 thập kỷ chậm tiến, lạm phát có bùng nổ ở Mỹ vì những chính sách của Donald Trump hay không?

Vấn đề này tác động đến nhiều quyết định đầu tư trong cả ngắn và dài hạn, trong khi đây là một biến số rất phức tạp. Cụm từ “reflation trade” là cách nói ngắn gọn cho những biến động theo nhiều chiều hướng khác nhau của thị trường nếu như nhà đầu tư bắt đầu đặt cược rằng lạm phát sẽ tăng.

Đối với một số nhà đầu tư trong đó có Micheal Shaoul, CEO của quỹ Marketfield, đối với reflation trade*, xu hướng tăng giá này sẽ là nhân tố có ý nghĩa quan trọng hơn cả triển vọng kinh tế bứt phá nhờ chính sách kích thích của tân Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Sandy Chang, bà chủ của công ty chuyên sản xuất đồ trang trí trong nhà tắm Dongguan City XinChen Gift Co., cho biết cô đang phải chịu áp lực rất lớn vì giá đá cẩm thạch đã tăng 10% kể từ Tết Âm lịch đến nay đồng thời các công nhân đang đòi tăng lương trong khi lực cầu trên thị trường chỉ tăng rất nhẹ.

“Tôi không muốn tăng giá và khiến khách hàng sợ hãi mà bỏ đi ở thời điểm này”, Sandy nói.

Thu Hương

Bloomberg

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên