MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Từ cậu bé chán học, hay cãi lời cha trở thành "ông vua" đồ thể thao: Khởi nghiệp từ 600 đôi giày cùng số vốn ít ỏi

17-04-2023 - 09:48 AM | Lifestyle

Từ cậu bé chán học, hay cãi lời cha trở thành "ông vua" đồ thể thao: Khởi nghiệp từ 600 đôi giày cùng số vốn ít ỏi

Bằng nỗ lực của bản thân cùng sự tin tưởng từ gia đình, ông đã có sự nghiệp thành công rực rỡ.

Nỗ lực rất quan trọng với mỗi con người và chỉ có nỗ lực mới giúp chúng ta hoàn thành những mục tiêu đề ra. Nhưng đi cùng với sự nỗ lực thì yếu tố gia đình cũng quan trọng không kém. Bởi đó là chỗ dựa bình yên và là động lực cố gắng của mỗi người. 

Người xưa đã có câu: "Gia hòa vạn sự hưng", chỉ cần gia đình một lòng, đoàn kết với nhau thì khó khăn nào cũng qua, thành công ắt sẽ đến. Câu chuyện của "ông vua" đồ thể thao Trung Quốc dưới đây là một minh chứng điển hình. 

Mang trong mình dòng máu kinh doanh ngay từ nhỏ

Ding Shizhong là con út trong gia đình có 3 anh chị em tại Tấn Giang (Phúc Kiến, Trung Quốc). Cha của ông là Ding Hemu, một doanh nhân có tiếng trong ngành vận chuyển đường thủy và sản xuất, buôn bán giày có tiếng trong vùng. 

Từ nhỏ, Ding Shizhong đã không thích học. Mang trong mình dòng máu thương nhân, hàng ngày thấy công việc cha đang làm nên Shizhong luôn đặt mục tiêu kiếm tiền lên hàng đầu. Tất nhiên đó chỉ được coi là suy nghĩ xốc nổi, nông cạn chưa trải đời.

Từ cậu bé chán học, hay cãi lời cha trở thành "ông vua" đồ thể thao, tài sản lên đến hàng tỷ USD: Khởi nghiệp từ 600 đôi giày cùng 34 triệu đồng - Ảnh 2.

Ding Shizhong

Nhưng với bản tính bướng bỉnh, muốn thử sức kinh doanh, mở rộng quy mô kinh doanh cho gia đình mà năm 17 tuổi, Ding Shizhong đã khát khao mang đôi giày Tấn Giang của cha mình đi khắp đất nước. Chính vì thế, ông đã một mới tới thủ đô khi chưa đầy 20 tuổi.

Tất nhiên lúc đầu, khi nghe quyết định của con trai, cha Ding Shizhong đã kiên quyết phản đối. Nhưng cuối cùng cũng không thể ngăn được sự bướng bỉnh của Shizhong. Vì vậy, cha ông đã đồng ý cho con trai đi lập nghiệp. Ông tặng Shizhong 600 đôi giày cùng 10.000 NDT (khoảng 34 triệu đồng) làm vốn. 

Kiếm được đồng tiền không phải là điều dễ dàng, vậy nên đây có thể coi là số vốn khổng lồ để Ding Shizhong khởi nghiệp. Anh bắt tay ngay vào công việc, không dám chậm trễ một giây.

Trước khi đi, ông Ding Hemu đã tâm sự với Shizhong rất nhiều. Dù bản thân ông không mong muốn con kinh doanh quá sớm nhưng ông vẫn khuyên con đã quyết thì phải làm đến cùng, cố gắng để đạt được kết quả tốt nhất. 

Ông bảo Ding Shizhong phải biết cách tính toán, chia lợi nhuận trong việc buôn bán, có thể chịu lỗ, thu lợi nhuận ít hơn. Thậm chí trong kinh doanh có thể để cộng sự hưởng 51%, bản thân chỉ lấy 49% hoặc ít hơn. Đây là cách của những người làm ăn thông minh, tính lợi ích lâu dài. 

Và những câu nói của cha đã truyền cảm hứng lớn cho Ding Shizhong. Ngay sau khi vừa đặt chân đến Bắc Kinh, anh đã mang các mẫu giày đi giao bán khắp nơi, tìm kiếm cửa hàng để hợp tác. 

Quả thật, trời không phụ lòng người, chỉ sau vài ngày anh đã tìm thấy những quầy hàng để hợp tác. Họ nhập sản phẩm của anh về kinh doanh. Anh đã bán được 100 đôi giày ngay khi mới cho lên quầy.

Không dừng lại ở đó, Ding Shizhong nỗ lực tìm kiếm nguồn hàng và đối tác. Chỉ trong vòng mấy năm ngắn ngủi, sản phẩm của anh đã xuất hiện khắp các nẻo đường, từ đầu đến cuối thành phố, từ ở các gian hàng nhỏ đến trung tâm mua sắm lớn.

Chỉ sau 4 năm nỗ lực không ngừng nghỉ, chàng trai trẻ mới ngoài 20 tuổi đã tích lũy được khối tài sản lớn là 200.000 NDT (khoảng gần 700 triệu đồng). Vào đầu những năm 1990, đây thực sự là một số tiền lớn.

Sau khi doanh số bán hàng ở Bắc Kinh ổn định, Ding Shizhong quyết định trở về quê hương, hợp sức cùng cha và anh trai kinh doanh, phát triển xưởng giày của gia đình.

Từ cậu bé chán học, hay cãi lời cha trở thành "ông vua" đồ thể thao, tài sản lên đến hàng tỷ USD: Khởi nghiệp từ 600 đôi giày cùng 34 triệu đồng - Ảnh 3.

Cha con đoàn kết một lòng cùng mở rộng quy mô kinh doanh

Ding Shizhong trở về quê hương vào năm 1991 - khi anh còn khá trẻ nhưng lời nói và hành động đều để thể hiện sự từng trải. Anh bàn bạc cùng cha và anh trai về kế hoạch phát triển thương hiệu thể thao của riêng mình. Cả 3 cùng bắt tay vào hành động, sau đó không lâu, lần đầu tiên logo thương hiệu Anta được treo trên khắp các lối vào, đường đi ở xưởng sản xuất giày Tấn Giang.

Là người tự chủ, độc lập, có tầm nhìn sau nhiều năm bôn ba làm việc nên Ding Shizhong được cha và anh trai là Ding Shijia tin tưởng, bổ nhiệm làm Phó giám đốc kinh doanh. Ding Shizhong có thể tự mình quyết định nhiều vấn đề của xưởng sản xuất. Anh đã vạch ra chiến lược phát triển lâu dài, tạo lập thương hiệu từ xưởng sản xuất giày thành công ty sản xuất đồ dùng thể thao chuyên cung cấp cho các thương hiệu nước ngoài. 

Đây là một hướng phát triển cực kỳ thông minh thời bấy giờ. Ding Shizhong cùng cha và anh trai không ngừng nỗ lực, cố gắng để thương hiệu Anta phát triển toàn diện.

Vì thế mà trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, khi nhiều nhà máy sản xuất giày lớn ở Tấn Giang lần lượt tuyên bố phá sản, nhưng Anta vẫn vững vàng tồn tài và ngày càng lớn mạnh. Trên thực tế, nhiều khi cơ hội ẩn chứa trong khó khăn, thách thức.

Khủng hoảng tài chính khiến Anta mất đi nhiều đối thủ cạnh tranh, giúp thương hiệu ngày càng nổi tiếng. Anta đã ký kết với hơn 2.000 cửa hàng phân phối trong một năm và mang về số lợi nhuận cực kỳ khổng lồ.

Ding Shizhong cũng rất khôn ngoan khi chi số tiền lớn để ký hợp đồng truyền thông cùng Kong Linghui - "Hoàng tử bóng bàn" thời ấy.

Cách làm này của ông đã bị nhiều giám đốc điều hành kiên quyết phản đối. Tuy nhiên, cha và anh trai của Ding Shizhong đã đứng ra bảo vệ, họ ủng hộ quyết định của anh vì họ tin Shizhong là người có tầm nhìn rộng, mỗi bước đi đều đã tính toán kỹ lưỡng. Và sẽ mang tới nhiều lợi ích cho công ty trong tương lai.

Không phụ sự tin tưởng của cha và anh trai, sau khi khi hợp đồng truyền thông với Kong Linghui, Anta đã trở thành thương hiệu phổ biến được nhà nhà biết đến. Thương hiệu Antan cũng cán mốc doanh thu khủng với lượng mua kỷ lục vào năm đó là 200 triệu NDT.

Từ cậu bé chán học, hay cãi lời cha trở thành "ông vua" đồ thể thao, tài sản lên đến hàng tỷ USD: Khởi nghiệp từ 600 đôi giày cùng 34 triệu đồng - Ảnh 4.

Thương hiệu phát triển lớn mạnh, từng bước lấn sân thị trường quốc tế

Dưới sự lãnh đao của Ding Shizhong, 3 cha con cùng dẫn dắt Anta phát triển lớn mạnh. Năm 2007, công ty được niêm yết lên thị trường chứng khoán tại Hồng Kông, chính thức kết nối vốn với quốc tế.

Tuy nhiên, Ding Shizhong không ham dùng cổ phiếu để thu lợi nhuận như các công ty khác. Anh vẫn đặt mục tiêu sản xuất giày và các vật dụng thể thao chất lượng nhưng giá thành hợp lý tới tay người tiêu dùng.

Anh cũng rất thông minh, khi hợp tác cùng Uỷ ban Olympic Trung Quốc, tài trợ quần áo và các vật dụng để thao độc quyền bởi thương hiệu Anta. Bên cạnh đó, Ding Shizhong cũng tích cực tham gia các sự kiện thể thao, tạo dựng mối quan hệ đa ngành và trở thành đối tác chiến lược lâu dài của nhiều hiệp hội lớn.

Ding Shizhong đã đẩy giá thị trường của Anta lên 108 tỷ nhân dân tệ, tạo cơ sở mở rộng quy mô trở thành tập đoàn đa quốc gia về thiết bị thể thao với các đại lý trên toàn thế giới. Thương hiệu của gia đình anh chỉ đứng sau Adidas và Nike. 

Có thể nói thành công của Ding Shizhong và thương hiệu Anta đến từ sự nỗ lực của bản thân anh và cả gia đình. Bởi chính vì sự hậu thuẫn và tin tưởng vô điều kiện của cha và anh trai đã khiến Ding Shizhong có thêm nguồn động lực, không ngừng cố gắng và phát triển. 

Theo Ứng Hà Chi

Thể thao & văn hóa

Trở lên trên