Từ chuyện dạy con thành thiên tài của ông bố Hungary: Rèn luyện thói quen hạnh phúc, đừng luôn miệng nói về sự kiên trì
Chúng ta thường nghĩ rằng thói quen phụ thuộc vào sự kiên trì và nghị lực, nhưng khi nghe những lời này, hầu như ai cũng cảm thấy rất khó khăn và mệt mỏi.
- 03-11-2023Ở tuổi 75, tôi đã chuẩn bị trước 3 điều này: Chẳng cần dựa vào con cái tuổi già vẫn bình yên, hạnh phúc
- 03-11-2023Mái ấm gia đình Việt: Hành trình 01 năm mang hạnh phúc cho trẻ em mồ côi
- 02-11-2023U70 lương hưu 5 triệu đồng, không cần dựa vào con cái, tôi vẫn hạnh phúc nhờ nghiệm ra 4 sự thật về tuổi già
Năm 1965, một người đàn ông Hungary, Laszlo Polgar, đã hoàn toàn bác bỏ khái niệm về thiên phú. Ông tuyên bố rằng với sự hướng dẫn có kế hoạch và hình thành thói quen tốt, một đứa trẻ có thể trở thành thiên tài trong bất kỳ lĩnh vực nào. Ông có câu nói nổi tiếng: "Thiên tài không được sinh ra, mà được giáo dục và đào tạo nên".
Vì vậy, ông đã phát triển một kế hoạch để dạy dỗ con cái của mình trở thành thần đồng cờ vua. Con của ông được giáo dục tại nhà, nơi chứa đầy sách cờ vua và hình ảnh của những người chơi cờ nổi tiếng ở trên khắp thế giới.
Vài năm sau, con gái lớn, Susan, bắt đầu chơi cờ vua khi mới 4 tuổi. Chưa đầy sáu tháng sau khi học chơi cờ, cô bé đã đánh thắng một số người lớn. Con gái thứ hai, Sofia, thậm chí còn xuất sắc hơn. Cô bé trở thành nhà vô địch thế giới ở tuổi 14 và vươn lên cấp độ cao nhất của kỳ thủ cờ vua vài năm sau đó. Em út, Judit, là giỏi nhất trong ba chị em. Năm 5 tuổi, cô bé đã có thể đánh bại bố mình. Năm 12 tuổi, cô trở thành kỳ thủ trẻ nhất trong top 100 thế giới. Ở tuổi 15, cô trở thành đại kiện tướng quốc tế trẻ nhất từ trước đến nay - trẻ hơn người giữ kỷ lục trước đó Bobby Fischer. Cô đã duy trì vị trí nữ kỳ thủ số 1 thế giới trong 27 năm liên tiếp.
Ba chị em nhà Polgar đơn giản là không có tuổi thơ như những đứa trẻ khác. Tuy nhiên, nếu hỏi về thời thơ ấu, ba chị em thường nói lối sống của họ rất hấp dẫn và thậm chí thú vị. Trong các cuộc phỏng vấn, ba chị em đều nói họ đã có một tuổi thơ hạnh phúc và không cảm thấy xấu hổ. Họ thích chơi cờ, và luôn cảm thấy không bao giờ chơi đủ.
Năm 1898, nhà tâm lý học người Mỹ, Edward Thorndike đã tiến hành một thí nghiệm, trong đó ông đặt mỗi con mèo vào một hộp. Con mèo chỉ cần nhấn cần gạt để mở cửa thoát ra. Hầu hết những con mèo đều muốn chạy trốn ngay khi chúng bị nhốt vào hộp. Chúng đánh hơi khắp nơi, vươn móng vuốt vào khe hở. Sau vài phút dò dẫm, con mèo tình cờ nhấn cần gạt, cánh cửa mở ra và chúng được tự do.
Thorndike đã theo dõi mô hình hành vi của từng con mèo trong nhiều thí nghiệm. Lúc đầu, chúng chạy xung quanh bên trong chiếc hộp. Tuy nhiên, một khi cần gạt được nhấn và cửa mở, quá trình học tập bắt đầu. Dần dần, mỗi con mèo đều học được cách liên kết hành động nhấn cần gạt với phần thưởng là thoát khỏi hộp và lấy thức ăn. Sau 20 đến 30 lần thử, hành vi này đã trở thành một hành động thói quen tự nhiên để con mèo có thể trốn thoát chỉ trong vài giây.
Câu chuyện đầu tiên cho chúng ta biết rằng những thói quen được lên kế hoạch và lộ trình tốt không chỉ mang lại kết quả mà còn có niềm vui, lật đổ quan niệm truyền thống rằng bạn không thể làm được nếu không có thiên phú bẩm sinh.
Câu chuyện về chú mèo thứ hai cho thấy tất cả các thói quen là kết quả của việc học trong một môi trường cụ thể. Thông qua hàng loạt sự lặp lại, mèo con đã hình thành thói quen.
Vậy bản chất của thói quen là gì?
Thói quen là sự lặp lại liên tục của một hành vi nhất định, đơn giản như con mèo nhấn cần gạt, và thói quen này có thể dễ dàng phát triển thông qua hàng chục lần lặp lại.
Chúng ta biết rằng bản chất của thói quen là lặp lại một hành vi nhất định, vậy điều gì thúc đẩy hành vi của chúng ta?
Để giải thích điều này, trước tiên chúng ta hãy xem xét các câu hỏi: Tại sao bạn muốn ăn khi đói? Tại sao bạn muốn mặc quần áo nhiều hơn khi trời lạnh? Tại sao bạn chạy vào nhà vệ sinh khi đau bụng?
Tất cả những điều trên được gọi là phản ứng bản năng trong tâm lý học, cũng có thể hiểu là một nhu cầu cơ bản. Chúng ta cũng có thể gọi một từ khác là: Động lực.
Vì vậy, tất cả các hành động được thúc đẩy bởi động lực, và một trong những nguyên nhân thúc đẩy động lực là nhu cầu bản năng của con người. Vì vậy, bạn phải có động lực để thúc đẩy một hành động.
Động lực của mèo con là ra khỏi hộp, vì vậy nó cào cấu tường ở khắp nơi, và phát hiện một hành vi nhất định có thể đáp ứng mong muốn trốn thoát của nó, cuối cùng phát triển thói quen nhấn cần gạt.
Làm thế nào để chúng ta "thiết kế" động lực, biến nó thành hành động?
Dopamine vừa là hoóc môn vừa là chất dẫn truyền thần kinh, là một yếu tố trực tiếp kiểm soát hạnh phúc của chúng ta. Nói cách khác, chúng ta có động lực để thực hiện một hành vi nào đó, và vì hành vi này mang lại một lượng dopamine nhất định, khiến chúng ta cảm thấy hạnh phúc.
Các nhà khoa học đã từng làm một thí nghiệm, nếu ức chế các cơ quan tiết dopamine của chuột, thì chúng thậm chí không có mong muốn sống sót, không muốn ăn và uống, và cuối cùng chết vì mất nước. Từ đó có thể thấy tầm quan trọng của dopamine đối với động vật.
Vì vậy, thay vì nói làm thế nào nuôi dưỡng thói quen tốt, chi bằng nói về cách làm sao chúng ta có thể kiểm soát tốt hơn sự tiết dopamine của cơ thể, bởi vì nó là động lực cơ bản kích thích hành vi của chúng ta.
Đến đây, bạn sẽ thấy rằng trước đó, chúng ta thường nghĩ rằng thói quen phụ thuộc vào sự kiên trì và nghị lực, nhưng khi nghe những lời này, hầu như ai cũng cảm thấy rất khó khăn và mệt mỏi.
Mà những thói quen tốt thực sự là niềm vui, tiết ra dopamine, và chỉ có hạnh phúc mới có thể tạo ra mọi thứ. Hãy nghĩ về điều tốt đẹp khi chúng ta làm được điều đó: Răng trắng hơn nhờ thói quen chăm chỉ đánh răng hàng ngày, cơ thể khỏe mạnh và cân đối hơn khi điều chỉnh chế độ ăn uống và thường xuyên vận động... Những kết quả này chính là dopamine thúc đẩy bạn hình thành thói quen thật sự và bền lâu hơn.
Nguồn: Zhihu
Phụ nữ số