MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Từ chuyện Khaisilk nhìn về việc thiếu nguồn cung các sản phẩm lụa trong nước

31-10-2017 - 15:02 PM | Doanh nghiệp

Lấy một ví dụ trong ngành Dâu tằm, hiện nay có tới 80% trứng giống tằm cho các hộ nuôi tằm con phải nhập từ Trung Quốc bằng con đường tiểu ngạch. Và các thương nhân “núp bóng” từ Trung Quốc lại thu lại mua nguyên liệu với giá rất cao gây ra rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp Việt đang loay hoay tìm kiếm nguồn nguyên liệu để phục vụ cho nhu cầu sản xuất.

Xoay quanh sự việc gần đây về nguồn gốc xuất xứ của các sản phẩm lụa từ thương hiệu nổi tiếng Khaisilk, doanh nhân Khải Silk đã giải thích rằng việc nhập lụa Trung Quốc để bán lẫn với lụa Việt Nam đã có từ lâu, xuất phát vào giữa những năm 90, khi Khaisilk không tìm đủ nguồn hàng trong nước. Điều này cũng phản ánh phần nào về tình trạng thiếu hụt nguyên phụ liệu của ngành dệt may Việt Nam từ nhiều năm nay.

Theo báo cáo ngành Dệt May của Công ty Cổ phần Nghiên cứu Ngành và Tư vấn Việt Nam VIRAC, dệt may Việt Nam hiện nay mới chỉ chủ động được khoảng 50% nguyên phụ liệu trong nước, phần còn lại nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm tới 48%. Phổ biến là các mặt hàng sợi, xơ, thuốc nhuộm, hóa chất…Thậm chí một số doanh nghiệp phải nhập toàn bộ nguyên phụ liệu từ Trung Quốc.


Nguồn: VIRAC, TCHQ

Nguồn: VIRAC, TCHQ

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải Quan, giá trị nhập khẩu xơ, sợi dệt các loại trong 9 tháng vừa qua ước đạt 1,32 tỷ USD, sản lượng 644.050 tấn, tăng 2,7% về giá trị và 2,2% về lượng so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, lượng nhập khẩu từ Trung Quốc đạt tới 47,92%.

Trong quý III/2017, sản lượng vải dệt thoi từ sợi tơ tằm trong nước đạt 1,97 triệu m2 nhưng vẫn chưa thể đáp ứng được sức tiêu thụ của thị trường.

Lấy một ví dụ trong ngành Dâu tằm, hiện nay có tới 80% trứng giống tằm cho các hộ nuôi tằm con phải nhập từ Trung Quốc bằng con đường tiểu ngạch. Và các thương nhân “núp bóng” từ Trung Quốc lại thu lại mua nguyên liệu với giá rất cao gây ra rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp Việt đang loay hoay tìm kiếm nguồn nguyên liệu để phục vụ cho nhu cầu sản xuất.

Nguyên phụ liệu cho ngành dệt may có xuất xứ từ Trung Quốc như “thỏi nam châm” đối với doanh nghiệp dệt may Việt Nam nhờ giá bán rẻ, cạnh tranh mạnh với các thị trường khác như Hàn Quốc, Nhật Bản.

Cụ thể, so sánh với Nhật Bản giá nguyên phụ liệu cho dệt may của Trung Quốc chỉ rẻ bằng 25- 35%. Do đó, việc thay đổi thị trường là rất khó thực hiện vì giá thành tăng khiến sản phẩm dệt may khó cạnh tranh.

Vân Anh

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên