MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Từ công nhân xi măng, chàng trai trở thành ông lớn mỏ "vàng xanh", điều hành đế chế kinh doanh 100 tỷ NDT: Thành công quan trọng nhất là biết nắm bắt yếu tố này

27-01-2022 - 20:01 PM | Lifestyle

Từ công nhân xi măng, chàng trai trở thành ông lớn mỏ "vàng xanh", điều hành đế chế kinh doanh 100 tỷ NDT: Thành công quan trọng nhất là biết nắm bắt yếu tố này

Vì nhà nghèo, Trần Tuyết Hoa phải nghỉ học sớm để ra xã hội bươn chải. Bằng sự nỗ lực và nhạy bén của mình, anh công nhân xi măng ngày ấy nay đã trở thành ông lớn của đế chế đế chế kinh doanh 100 tỷ NDT.

Coban (Cobalt) là một kim loại có từ tính màu trắng xanh, thường được tìm thấy ở dạng hợp chất trong lớp vỏ trái đất. Hợp kim của coban và các kim loại khác có đặc điểm là chịu nhiệt độ cao, có độ cứng cao và chống ăn mòn nên đây là nguyên liệu quan trọng để sản xuất hợp kim chịu nhiệt, hợp kim chống ăn mòn, hợp kim từ tính..., chủ yếu được sử dụng trong các lĩnh vực công nghiệp và pin. 

Dữ liệu cho thấy từ năm 2016 đến năm 2020, sản lượng coban toàn cầu đã tăng vọt do sự tăng trưởng trong việc tải pin lithium bậc ba cho xe điện thuần túy và thiết bị điện tử tiêu dùng 3C. Nhờ đó, các công ty liên quan cũng mở ra cơ hội vươn lên chưa từng có.

Ở Gia Hưng, Chiết Giang, Trung Quốc có một huyền thoại về ngành công nghiệp coban như vậy, đó chính là Trần Tuyết Hoa, chủ tịch của Zhejiang Huayou Cobalt Co., Ltd., đồng thời là người sáng lập "Huayou Charity and Love Foundation". Trong "New Fortune 500 Rich List" năm 2021, Trần Tuyết Hoa đứng thứ 321 với khối tài sản 14,94 tỷ NDT.

Từ công nhân xi măng, chàng trai trở thành ông lớn mỏ vàng xanh, điều hành đế chế kinh doanh 100 tỷ NDT: Thành công quan trọng nhất là biết nắm bắt yếu tố này - Ảnh 1.

Huayou Cobalt chủ yếu tham gia vào việc nghiên cứu phát triển và sản xuất vật liệu pin lithium và vật liệu coban mới. Sau hơn mười năm phát triển, công ty đã hoàn thành việc mở rộng thị trường trong và ngoài nước, hình thành ba lĩnh vực kinh doanh chính về tài nguyên, kim loại màu và năng lượng mới. Đồng thời tạo ra một hệ sinh thái ngành pin lithium năng lượng mới từ việc phát triển và nấu chảy các nguồn coban và niken, đến chế biến sâu vật liệu cathode của pin lithium, và sau đó tái chế tài nguyên.

Huayou Cobalt được niêm yết vào năm 2015. Tính đến ngày 10 tháng 9, giá trị thị trường của Huayou Cobalt là 145,5 tỷ NDT. Quả thực, sức mạnh của đế chế này thật không thể xem thường và tất nhiên, người đứng sau dìu dắt nó cũng là một bậc anh tài đáng ngưỡng mộ.

Huyền thoại Trần Tuyết Hoa: Từ công nhân xi măng trở thành ông chủ cobalt, sở hữu khối tài sản tiền tỷ

Trần Tuyết Hoa sinh năm 1961 trong một gia đình lao động nghèo. Từ bé, ông đã phải trải qua cuộc sống đầy khó khăn vất vả. Trong kí ức của tỷ phú này, tuổi thơ là những ngày phải tranh thủ những phút giữa các giờ học để đi cắt cỏ và cho lợn ăn, đỡ đần cha mẹ. Tuy chịu khó và nỗ lực là vậy, thế nhưng cái nghèo cứ bủa vây khiến ông phải bỏ học năm 15 tuổi. Cũng từ đó, Trần Tuyết Hoa bước chân ra xã hội và quyết tâm tìm một con đường khác để thoát nghèo.

Vì tuổi còn trẻ, lại không có nhiều công việc phù hợp nên ban đầu, Trần Tuyết Hoa đi làm cuốc đất thuê và làm mướn cho người khác. Một năm sau, ông được nhận vào làm công nhân ở một nhà máy xi măng trong vùng qua sự giới thiệu của người thân.

Tuy nhiên, dù làm việc chăm chỉ trong nhà máy nhưng cuộc sống của chàng trai lúc bấy giờ cũng không có nhiều thay đổi bởi với đồng lương ít ỏi, ông chỉ đủ tiêu chứ không tích góp được bao nhiêu. Thế là ông quyết định nghỉ việc ở nhà máy và bắt đầu kinh doanh giá đỗ, từ từ tích góp được một khoản tiền kha khá từ công việc buôn bán nhỏ lẻ.

Từ công nhân xi măng, chàng trai trở thành ông lớn mỏ vàng xanh, điều hành đế chế kinh doanh 100 tỷ NDT: Thành công quan trọng nhất là biết nắm bắt yếu tố này - Ảnh 2.

Để kiếm thêm tiền, Trần Tuyết Hoa ban ngày đi làm ở nhà máy hóa chất Vĩnh Phong, ban đêm  trở về nhà trồng giá đỗ. Cuộc sống yên bình cứ thế trôi qua cho đến năm 1980, ông nhận thấy  ngành công nghiệp vật liệu kim loại có tiềm năng rất lớn. Năm 1993, ông nắm bắt cơ hội và thành lập Công ty TNHH Công nghiệp Hóa chất Tongxiang Huaxing, mở ra một con đường kinh doanh mới.

Trần Tuyết Hoa dẫn đầu hơn mười công nhân, chuyên sản xuất niken oxit (niken oxit được sử dụng làm chất màu cho gốm sứ và thủy tinh, và ngành công nghiệp men được sử dụng làm chất kết dính và tạo màu cho men). Với những mối quan hệ trong ngành và khách hàng tích lũy được từ trước, Trần Tuyết Hoa đã đưa nhà máy của mình trở thành doanh nghiệp dẫn đầu trong ngành chỉ trong vòng 6 năm, một số sản phẩm thậm chí còn được xuất khẩu sang Hoa Kỳ.

Năm 2002, Trần Tuyết Hoa quyết định biến Huaxing thành Huayou Cobalt. Và rồi từ đây, cuộc đời ông mở ra một bước ngoặt lớn.

Để biến điều này thành hiện thực, ông đã đến Congo - khu vực khai thác coban lớn nhất thế giới và mua một số mỏ ở đây. Sau đó, ông đầu tư vào một nhà máy luyện kim, nơi đặt nền móng cho sự thành công sau này của Huayou Cobalt.

Từ công nhân xi măng, chàng trai trở thành ông lớn mỏ vàng xanh, điều hành đế chế kinh doanh 100 tỷ NDT: Thành công quan trọng nhất là biết nắm bắt yếu tố này - Ảnh 3.

Sau nhiều năm phát triển, Huayou Cobalt hiện chiếm hơn 40% thị trường nội địa.

Theo số liệu mới nhất, từ năm 2019 đến năm 2020, Huayou Cobalt đạt tổng doanh thu lần lượt là 18,853 tỷ NDT và 21,187 tỷ NDT; Trong nửa đầu năm 2021, công ty đạt tổng thu nhập hoạt động là 14,29 tỷ NDT, tăng 57,9% so với cùng kỳ năm ngoái và hiệu suất  tiếp tục được cải thiện.

Có thể thấy, bên cạnh sự nỗ lực hết mình trong công việc thì sự nhạy bén với thời cuộc cũng là một yếu tố lớn giúp Trần Tuyết Hoa nắm bắt được những cơ hội trước mắt và có được thành công như ngày hôm nay. 

(Theo nuoyahao.com)

https://cafef.vn/tu-cong-nhan-xi-mang-chang-trai-tro-thanh-ong-lon-mo-vang-xanh-dieu-hanh-de-che-kinh-doanh-100-ty-ndt-thanh-cong-quan-trong-nhat-la-biet-nam-bat-yeu-to-nay-20220127023427338.chn

Ánh Lê

Nhịp sống kinh tế

Trở lên trên