MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Từ dao Nhật đến rượu sake: đây là cách startup nước này mở ra ‘chân trời mới’ cho các mặt hàng thủ công truyền thống – Có là gợi ý cho startup Việt?

21-05-2024 - 12:02 PM | Thị trường

Tận dụng thế mạnh về thương mại điện tử để tiêu thụ các mặt hàng thủ công truyền thống là cách đang được áp dụng tại Nhật Bản.

Từ dao Nhật đến rượu sake: đây là cách startup nước này mở ra ‘chân trời mới’ cho các mặt hàng thủ công truyền thống – Có là gợi ý cho startup Việt?- Ảnh 1.

Khi các mặt hàng thủ công truyền thống của Nhật Bản gặp nhiều khó khăn, các công ty khởi nghiệp đang tận dụng lợi thế của mình trong thương mại điện tử và tiếp thị để giúp các mặt hàng này tìm được khách hàng mới cả trong và ngoài nước.

Công ty khởi nghiệp Omomuki có trụ sở tại Tokyo vào tháng 4 đã cho ra mắt thương hiệu dao làm bếp kết hợp kỹ thuật thủ công với những ưu điểm của thép không gỉ.

Suguru Matsuya, người sáng lập công ty cho biết: Dao bằng thép truyền thống của Nhật Bản cắt tốt nhưng dễ bị rỉ sét. Trong khi dó, dao bằng thép không gỉ lại không sắc bén bằng”.

Loại dao Tashinam của hãng này sử dụng thép không gỉ có hàm lượng phụ gia cao như chrome, cho lưỡi sắc bén hơn, bền hơn.

Những con dao này được sản xuất bởi Sumikama, một nhà sản xuất dao được thành lập vào năm 1916 tại thành phố Seki thuộc Nagoya. Chúng được mài sắc đến một phần nghìn mm bởi những người thợ thủ công. Ngay cả khi giá của nó cao gấp 10 lần dao làm bếp truyền thống, doanh số bán hàng trực tuyến thông qua nền tảng gọi vốn cộng đồng Makuake vẫn đạt 6 triệu yen (38.600 USD) trong vòng chưa đầy 1 tháng.

Omomuki có kế hoạch thành lập nền tảng thương mại điện tử riêng vào đầu tháng 7 và sẽ thử nghiệm bán sản phẩm dao này ở nước ngoài vào cuối năm nay. Họ cũng hợp tác với các kênh nấu ăn trên YouTube để tiếp cận đối tượng khán giả mà các nhà sản xuất truyền thống gặp khó khăn.

Theo một cơ quan xúc tiến thương mại, ngành công nghiệp thủ công truyền thống của Nhật Bản đã giảm sản lượng khoảng 80% từ năm 1990 xuống còn 87 tỷ yen vào năm 2020. Dân số ngày càng già và ít đi của Nhật Bản góp phần khiến lực lượng lao động trong các ngành này giảm khoảng 70%, xuống còn 54.000 người.

Nhưng các công ty khởi nghiệp như Omomuki đang đặt cược rằng thương mại điện tử và du lịch nội địa có thể mở ra những cơ hội lớn cho sản phẩm truyền thống.

Năm 2018, Clear có trụ sở tại Tokyo bắt đầu bán rượu sake được phát triển từ các nhà sản xuất truyền thống được chọn lọc trên khắp Nhật Bản. Một trong số đó là Gengai, sản phẩm hợp tác với Sawanotsuru, nhà sản xuất có trụ sở tại Kobe thành lập năm 1717.

Sawanotsuru lần đầu liên hệ với Clear vào khoảng năm 2018, sau đó cho ra mắt loại rượu Gengai vào năm 2019. Giá bán ban đầu của một chai 500 ml là 150.000 yen, ngang bằng với các loại rượu vang hàng đầu của Pháp. Loại rượu sake lâu đời này đã trở nên phổ biến và hiện được bán với giá khoảng 260.000 yen.

Clear chủ yếu bán hàng trực tuyến nhưng họ cũng thường xuyên tổ chức các buổi nếm rượu, mời các thợ thủ công từ Sawanotsuru đến chia sẻ câu chuyện về Gengai với khách.

Gần đây, công ty khởi nghiệp này hợp tác với Nagai Sake để phát triển loại rượu sake lâu đời trị giá 165.000 yen có tên Raihi. Họ có mục tiêu bán hàng tại các thị trường như Đài Loan, Thái Lan trong năm nay.

Theo Cơ quan Thuế Quốc gia Nhật Bản,s ố lượng nhà sản xuất rượu sake ở nước này đã giảm khoảng 1 nửa trong 2 thập kỷ, xuống còn hơn 1.100 vào năm 2020. Ngành công nghiệp này phải chịu những hạn chế về giấy phép mới, nhân lực sụt giảm và giảm phát.

“Tôi muốn thu hút nhiều người và vốn hơn vào nghề sản xuất rượu sake bằng cách biến nó thành một ngành phát triển”, Ikoma nói.

Từ dao Nhật đến rượu sake: đây là cách startup nước này mở ra ‘chân trời mới’ cho các mặt hàng thủ công truyền thống – Có là gợi ý cho startup Việt?- Ảnh 2.

Tsuchiya Kaban đã sản xuất randoseru – loại ba lô da thường được học sinh tiểu học đeo – từ năm 1965 tại Tokyo. Doanh số bán túi thủ công đang tăng lên ở Mỹ nhờ một cửa hàng trực tuyến mở vào năm 2022.

Khi Tssuchiya Kaban quyết định mở rộng sang Mỹ, công ty hầu như không được biết đến ở đó. Vì vậy, họ hợp tác với StoreHero, một công ty khởi nghiệp có trụ sở tại Tokyo cung cấp hỗ trợ thương mại điện tử.

Website tại Mỹ không chỉ đơn giản là bản phiên dịch trang tiếng Nhật mà có hình ảnh các đại sứ thương hiệu Mỹ khoe những chiếc ba lô. Những chiếc ba lô của Tsuchiya Kaban có giá khởi điểm từ 10.000 yen lên đến 1 triệu yen. Hãng đang xem xét mở 1 cửa hàng thực tế ở Mỹ năm nay. “Thị trường thương mại điện tử ngày càng cạnh tranh nên việc chỉ trưng bày sản phẩm trên web là chưa đủ”, Junichi Kurose, CEO của StoreHero cho biết.

Nguồn: Nikkei Asia Review 

Tiêu Dao

Nhịp sống thị trường

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên