MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Từ dịch Covid-19, nhìn lại đại dịch cúm từng giết chết 100 triệu người để thấy vì sao nên giãn cách xã hội

05-04-2020 - 15:09 PM | Sống

Vào mùa thu năm 1918, làn sóng thứ hai của dịch cúm cũng đã nhấn chìm cả thế giới. Người trẻ và người già bị ảnh hưởng nặng nề.

Tuần trước, Tổng thống Trump cho biết, đại dịch cúm năm 1918 đã cướp đi sinh mạng của gần 100 triệu người trên toàn cầu và những người mắc bệnh phải đối mặt với cơ hội sống sót 50-50, "hoặc vô cùng mong manh".

Trong Thế chiến I ở châu Âu, bệnh cúm đã tấn công quân đội và thường dân vào mùa xuân năm 1918 và sau đó tiếp tục bùng phát ở Mỹ.

1/3 dân số toàn cầu tại thời điểm đó đã thiệt mạng do đại dịch này - bà Nancy Bristow, giáo sư lịch sử Đại học Puget Sound ở Tacoma, Washington, tiết lộ - trong đó, có 675.000 người Mỹ.

"Tỷ lệ tử vong vào năm 1918 rất cao... khoảng 2 – 2,5%", giáo sư Bristow chia sẻ trên NPR.

Từ dịch Covid-19, nhìn lại đại dịch cúm từng giết chết 100 triệu người để thấy vì sao nên giãn cách xã hội - Ảnh 1.

Vào mùa thu năm đó, làn sóng thứ hai của virus cũng đã nhấn chìm cả thế giới. Người trẻ và người già bị ảnh hưởng nặng nề. Người trung niên, nếu không phải là những người khỏe mạnh thì cũng trở thành nạn nhân. Người ở độ tuổi 20-40 chiếm khoảng một nửa số người chết trong đại dịch.

"Điều đáng chú ý là khả năng lây lan của bệnh cúm đủ nhanh để nó xuất hiện ở những nơi tưởng như không có dấu hiệu tiếp xúc rõ ràng", giáo sư Bristow giải thích. Bà đưa ra ví dụ là một ngôi làng của người bản địa tại Alaska, nơi 72/80 cư dân đã chết vì dịch cúm năm 1918 trong khoảng thời gian 5 ngày.

Khoảng 50-100 triệu người đã tử vong trên toàn thế giới, theo Amesh Adalja, một bác sĩ về bệnh truyền nhiễm và học giả cao cấp tại Trung tâm An ninh Y tế Johns Hopkins. Ông đặt tỷ lệ tử vong từ dịch bệnh năm 1918 ở mức khoảng 1-2% trên toàn cầu. Các học giả khác ước tính tỷ lệ này dao động ở mức 10-20%.

Tất cả các con số trên đều là những ước lượng hợp lý. "Năm 1918, việc ghi chép giấy chứng tử và dịch tễ học thực sự còn sơ khai", bác sĩ Adalja lý giải. "Chúng tôi không nắm được toàn bộ dữ liệu. Và có nhiều nơi trên thế giới không được kết nối với các vùng còn lại. Vì vậy, bạn không thể thu thập dữ liệu từ một số khu vực mà nguồn lực hạn hẹp nhưng vẫn tồn tại vào thời điểm đó".

Từ dịch Covid-19, nhìn lại đại dịch cúm từng giết chết 100 triệu người để thấy vì sao nên giãn cách xã hội - Ảnh 2.

Tình nguyện viên Chữ thập đỏ - Boston, MA.

Giáo sư Bristow, bác sĩ Adalja và các học giả khác nhìn chung nhất trí rằng, khoảng 50-100 triệu người đã mắc bệnh cúm 1918. So với thời điểm hiện tại, các trường hợp nhiễm Covid-19 trên toàn thế giới đã vượt mốc 1 triệu vào thứ năm vừa qua.

Tương tự tình trạng y học ngày nay phải vật lộn với dịch Covid-19 , các bác sĩ cách đây 1 thế kỷ thậm chí không không làm được gì nhiều.

"Đại dịch năm 1918 là đại dịch nghiêm trọng nhất mà chúng ta có trong các hồ sơ được ghi nhận", bác sĩ Adalja nhận định. "Chúng ta không có phòng hồi sức tích cực nào vào thời điểm đó. Chúng ta không có thuốc kháng virus, không có vắc-xin cúm. Thậm chí chúng ta còn không biết rằng cúm là virus".

Nhưng có một điều chắc chắn, đại dịch năm 1918 đã chứng minh rằng biện pháp giãn cách xã hội thực sự hiệu quả, theo giáo sư Bristow. "Năm 1918, chúng ta đã áp dụng giãn cách xã hội nhưng không biết rằng nó có hiệu quả hay không. Và bây giờ thì chúng ta đã biết. Tuy rất bất tiện, nhưng rõ ràng đây là việc dễ dàng nhất, là cách mà mỗi chúng ta có thể tham gia để chống lại virus này, và kết quả sẽ rất khả quan".

Từ dịch Covid-19, nhìn lại đại dịch cúm từng giết chết 100 triệu người để thấy vì sao nên giãn cách xã hội - Ảnh 3.

Đại dịch cúm năm 1918 là đại dịch nghiêm trọng nhất trong lịch sử gần đây. Nó được gây ra bởi một loại virus H1N1 có gen có nguồn gốc từ chim. Nó đã lan rộng trên toàn thế giới trong giai đoạn 1918-1919. Ở Hoa Kỳ, nó lần đầu tiên được xác định trong quân nhân vào mùa xuân năm 1918.

Mặc dù virus cúm 1918 đã được tổng hợp và đánh giá, nhưng các nhà khoa học vẫn chưa hiểu rõ đặc tính khiến nó có sức tàn phá mạnh mẽ đến vậy. Tại thời điểm đó, không có vắc-xin để chống nhiễm cúm và không có kháng sinh để điều trị nhiễm vi khuẩn thứ cấp có thể liên quan đến nhiễm cúm, các nỗ lực kiểm soát trên toàn thế giới chỉ giới hạn ở các biện pháp can thiệp phi dược phẩm như cách ly, cách ly, vệ sinh cá nhân tốt, sử dụng thuốc khử trùng và hạn chế của các cuộc tụ họp công cộng. Các biện pháp này đã được áp dụng không đồng đều.

Từ dịch Covid-19, nhìn lại đại dịch cúm từng giết chết 100 triệu người để thấy vì sao nên giãn cách xã hội - Ảnh 4.

Dịch cúm năm 1918, còn được gọi là Cúm Tây Ban Nha , kéo dài đến năm 1920 và được coi là đại dịch nguy hiểm nhất trong lịch sử hiện đại. Ngày nay, khi thế giới phải đối phó với dịch Covid-19, các nhà khoa học và nhà sử học đang nghiên cứu đợt bùng phát dịch cúm năm 1918 để tìm manh mối cho cách hiệu quả nhất để ngăn chặn đại dịch trên toàn cầu.

Năm 1918, các nghiên cứu cho thấy, chìa khóa để làm chống dịch là sự giãn cách xã hội. Và điều đó có khả năng vẫn còn đúng một thế kỷ sau, trong cuộc chiến chống lại dịch Covid-19 hiện tại.

TheoNpr.org/Nationalgeographic

    Từ dịch Covid-19, nhìn lại đại dịch cúm từng giết chết 100 triệu người để thấy vì sao nên giãn cách xã hội - Ảnh 6.

Theo J.D

Trí thức trẻ

Trở lên trên