Từ giải thưởng 10 triệu trong khóa tu mùa hè năm 15 tuổi, cô chủ sinh năm 2004 bán quần áo Lolita thu về 2 tỷ/năm, Shark Bình khuyên nên nhập 1 bán giá gấp 5
"Nhập về 1 nhưng bán gấp 5. Không sao cả! Bởi khách hàng mua trải nghiệm, mua theo sở thích. Với họ thì giá cả không phải là vấn đề", Shark Bình khuyên nhủ.
- 19-09-2024Hết thời bỏ tiền mua người dùng, startup y tế Việt Nam đi tìm sự sống trong mùa đông gọi vốn
- 17-09-2024Startup hiếm hoi được cả 5 'cá mập' tranh giành: Tổ chức trekking, leo núi tại 40 cung đường, không không vay nợ, doanh thu gần 90 tỷ đồng
- 17-09-2024Startup cứu ô tô mùa lụt từng khiến 4 'cá mập' tranh giành: Bán tấm bạt hơn 4 triệu biến xe thành 'xuồng', được Shark Bình đề nghị làm 'đối tác trọn đời về vốn'
Sau khi thi tuyển sinh vào lớp 10, Nguyễn Ngọc Hiểu Nhi tham gia khoá tu mùa hè. Khi đó, một cuộc thi mở ra tìm kiếm học sinh sinh viên có ý tưởng kinh doanh, Hiểu Nhi, 15 tuổi, giành giải thưởng 10 triệu đồng. Cô bé chọn mô hình order đồ thời trang Lolita về bán.
Thời trang phong cách Lolita là dòng thời trang thường được biết đến với những chiếc váy bồng bềnh, xoè rộng, có nhiều chi tiết ren, nơ, và nhiều phụ kiện khác nhau.
3 năm cấp ba vừa học vừa làm, vừa là học sinh giỏi trường chuyên, vừa bỏ túi tới 300 triệu/tháng
"Ba năm cấp 3, em đều được học sinh giỏi và có học bổng", Hiểu Nhi tâm sự trên cộng đồng Shark Tank Việt Nam.
Năm Nhi 17 tuổi có thể gọi là năm đỉnh cao trong việc phát triển shop. Em quyết định scale up doanh nghiệp trong bối cảnh kiến thức và kĩ năng chưa nhiều. Khi doanh số từ quanh quanh 30 triệu đồng/tháng lên hơn 300 triệu đồng/tháng và tiếp tục tăng mất kiểm soát sau nhiều tháng, Nhi phải đối mặt với nhiều khủng hoảng nội bộ: bán thật nhiều nhưng tiền không có, lỗ sạch vốn, hệ thống quá tải, nhân sự áp lực không chịu nổi gãy ngang.
Nhờ kiên trì và quyết tâm, Nhi đã vượt qua mọi chuyện. Thời điểm mấu chốt, gia đình đã dần hiểu được ước mơ của em và đã trở thành một phần hậu phương vững chắc.
Lên Shark Tank Việt Nam gọi vốn cho startup của mình - Penguin, Hiểu Nhi cho biết shop không chỉ cung cấp các sản phẩm thời trang lolita cho nữ, còn có sản phẩm cho trẻ em và đặc biệt là dành riêng cho nam giới. Một bộ trang phục có đầy đủ cả phụ kiện sẽ có giá khoảng 2 triệu đồng.
Xây dựng mô hình kinh doanh 3PL – Third Party Logistic, Penguin shop nhập sản phẩm từ nhà sản xuất ở nước ngoài và phân phối, bán lại tại Việt Nam. Để đẩy mạnh bán hàng, Penguin shop gắn kết khách hàng yêu thích lolita thông qua xây dựng concept ‘Cụt tổng tài và cộng đồng bà xã’. Chim cánh cụt – hình ảnh đại diện của doanh nghiệp là nhân vật tổng tài giàu có, rất yêu thương các bà xã của mình là các khách mua hàng.
Penguin shop hiện đã có một cửa hàng tại TPHCM mà có hệ thống kho phân phối tại TPHCM và Hà Nội. Cô chủ nhỏ và cộng sự muốn gọi vốn 500 triệu đồng đổi lấy 5% cổ phần.
Doanh thu 2 tỷ đồng/năm nhưng lợi nhuận ròng chỉ 37 triệu, Shark Bình "mách nước" nhập 1 thì phải bán giá gấp 5
Theo nhà sáng lập, hiện Penguin shop có 3.000 khách hàng, trong đó 60% khách hàng trung thành. Trung bình một khách hàng trung thành sẽ chi trả khoảng 5,2 triệu/năm. Và từ 10 triệu đầu ban đầu, Penguin shop đã đạt được doanh thu 2 tỷ vào năm 2023, lợi nhuận gộp là 138 triệu và lợi nhuận ròng là 37 triệu.
Sau phần chia sẻ của Hiểu Nhi và cộng sự Lan Nguyên, Shark Minh Beta bày tỏ sự ấn tượng với thành tựu của hai bạn trẻ. Tuy nhiên, do không thể đo lường được khả năng mở rộng của thị trường nên Chủ tịch Beta Group từ chối đầu tư.
Shark Hưng và Shark Thái cũng từ chối đầu tư bởi không hiểu rõ về mô hình kinh doanh.
Có khẩu vị đầu tư vào startup hướng đến thị trường đại chúng, Shark Bình cũng từ chối thương vụ. Tuy nhiên, ông bày một mẹo cho Penguin shop là bán giá cao: “Nhập về 1 nhưng bán gấp 5. Không sao cả! Bởi khách hàng mua trải nghiệm, mua theo sở thích. Với họ thì giá cả không phải là vấn đề trong khi tính cạnh tranh trong thị trường quá ngách này chưa mạnh”.
Thương vụ khép lại và Penguin shop chưa có được “cái bắt tay” với Shark.
Nhịp sống thị trường