MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Tự học ngôn ngữ: Thấu hiểu sự thông dụng, trân trọng sự đa dạng

26-07-2023 - 17:30 PM | Sống

Tự học ngôn ngữ: Thấu hiểu sự thông dụng, trân trọng sự đa dạng

Trong kỷ nguyên mới, ngôn ngữ không chỉ là một môn học nằm trong khuôn viên trường lớp. Nó đã trở thành phương thức để khơi mở những tiềm năng vô hạn của mỗi một cá nhân. Điều này được thể hiện rõ nhất trong ý thức tự học, tự rèn luyện của bản thân. Xây dựng ý thức tốt chính là xây dựng nền tảng tốt cho tương lai.

Hội nghị bồi dưỡng năng lực nghiệp vụ cho giáo viên tiếng Anh VUS TESOL 2023 vừa chính thức diễn ra tại TP.HCM với chủ đề "Celebrating Diverse Perspectives in ELT: Thúc đẩy góc nhìn đa chiều trong giảng dạy tiếng Anh".

Là dự án CSR mang giá trị bền vững, bắt đầu từ năm 2006, trải qua 18 năm với 19 kỳ tổ chức, VUS TESOL đã quy tụ hơn 35,8 nghìn người tham dự đến từ hơn 40 quốc gia để cùng thảo luận hàng trăm chủ đề xoay quanh việc phát triển bền vững trong ngành giáo dục. Hội nghị mang tới tầm nhìn lớn lao: Đóng góp một phần nỗ lực để Việt Nam trở thành một quốc gia song ngữ.

Nhằm hướng tới mục tiêu này, không chỉ chất lượng giáo dục cần nâng cao, mà bản thân ý thức rèn luyện trong quá trình tự học ngôn ngữ của mỗi một người Việt đều phải bắt nhịp với thế giới, liên tục thích nghi và phát triển.

Tự học ngôn ngữ: Thấu hiểu sự thông dụng, trân trọng sự đa dạng - Ảnh 1.

Toàn cảnh hội nghị VUS TESOL 2023 tổ chức tại Grand Palace Convention Center

Một trong những diễn giả tham gia tại sự kiện lần này, Tiến sĩ Stephen Ryan đến từ Waseda University và đại diện cho Oxford University Press, đã có những chia sẻ rất thực tế, hiệu quả của việc tự học ngôn ngữ yêu cầu mỗi cá nhân phải có ý thức tự thay đổi để đáp ứng hoàn cảnh thay đổi. Rõ ràng, khi thế giới đang dần ''phẳng'' hơn thì những rào cản địa lý, văn hóa… cũng đồng thời được thu hẹp. Chúng ta cần học cách xóa đi những ranh giới, thiết lập mục tiêu xa hơn và có kế hoạch nhằm thực hiện các mục tiêu đó. Kế hoạch càng cụ thể thì khả năng hoàn thành mục tiêu càng lớn.

Tự học ngôn ngữ: Thấu hiểu sự thông dụng, trân trọng sự đa dạng - Ảnh 2.

Tiến sĩ Stephen Ryan đến từ Waseda University và đại diện cho Oxford University Press

Trong quá trình này, học sinh, sinh viên không phải đối tượng duy nhất cần phấn đấu. Một lực lượng đóng vai trò cầu nối giữa cá nhân với thế giới chính là các giáo viên. Chỉ khi một giáo viên biết tạo động lực cho người học, hiệu quả của quá trình tự học mới ngày càng được nâng cao. Các giáo viên phải có chiến lược rõ ràng, phương pháp nhất quán, nhưng duy trì sự linh hoạt trong việc tạo dựng mục tiêu.

Lý giải tại sao tính đa dạng lại là một nhân tố quan trọng khi xây dựng các mục tiêu, Tiến sĩ Stephen Ryan đã nêu ra The marshmallow test ("Thí nghiệm kẹo dẻo") làm ví dụ. Thí nghiệm này được Tiến sĩ tâm lý học Walter Mischel, trường đại học Stanford, Mỹ, tiến hành với những đứa trẻ trong độ tuổi mầm non. Với một viên kẹo dẻo, trẻ có thể chọn ăn ngay, hoặc chờ đợi trong 15 phút và phần thưởng sẽ là viên kẹo thứ 2.

Kết quả, có bé ăn ngay, có bé kiên nhẫn chờ đợi, có bé vò đầu bứt tai, có bé lại bứt một miếng nhỏ… Trong 600 trẻ tham gia, chỉ có 1/3 trẻ được nhận thêm viên kẹo thứ 2 - một điều tưởng chừng dễ dàng. Thí nghiệm tuy đơn giản nhưng đã cho thấy sự khác biệt trong tính cách của mỗi bé. Trong các nghiên cứu sâu hơn, kết quả cũng phần nào phản ánh tiềm năng thành công của mỗi người.

Tự học ngôn ngữ: Thấu hiểu sự thông dụng, trân trọng sự đa dạng - Ảnh 3.

Truyền cảm hứng học tập thông qua việc trân trọng sự đa dạng

Xuất phát từ việc tôn trọng sự đa dạng của mỗi cá thể khác nhau, giáo viên nên là người hiểu rõ nhu cầu học tập khác nhau của mỗi người. Thông qua đó, họ mới xác định mục tiêu phù hợp cho mỗi học sinh.

Quá trình này được Tiến sĩ Stephen Ryan khái quát bằng 5 tiêu chí cơ bản: Cụ thể – Mục tiêu phải cụ thể, không mơ hồ; Đo lường được – Các mục tiêu cần phải có cách đo lường hiệu quả; Khả năng đạt được – Mục tiêu phải khả thi và có thể đạt được; Thực tế & phù hợp – Các mục tiêu phải thực tế và phù hợp với nhu cầu, sở thích và khả năng của người học; Giới hạn thời gian – Mục tiêu cần một số loại giới hạn thời gian.

Khi tạo ra mục tiêu phù hợp, người giảng dạy ngôn ngữ mới có thể đem tới trải nghiệm học tập phong phú, tăng động lực và tính chủ động cho người học. Đây là một trong những thách thức lớn nhất của các giáo viên. Để làm được điều đó, Tiến sĩ Stephen Ryan khẳng định, phải có sự hiểu biết nhất định về các cá nhân trong lớp học và cách mỗi cá nhân đang quản lý việc học của mình.

Vai trò của giáo viên là hiểu động cơ chứ không phải "áp đặt". Nếu động lực dài hạn không phù hợp, xuất phát từ nội tâm mỗi người, nó sẽ chẳng thể duy trì lâu dài. Chỉ khi xuất phát từ quá trình tự nhận thức, nó mới giúp mỗi cá nhân tăng tính chủ động trong học tập, đạt hiệu quả cao hơn. Đây cũng là những điều mà ông đã khẳng định trong VUS TESOL 2023 vừa diễn ra.

Bên cạnh việc tôn trọng các yếu tố đa dạng, tầm quan trọng của tính thông dụng cũng được chuyên gia đại diện cho Oxford University Press nhấn mạnh.

Mỗi một lớp học luôn bao gồm nhiều học sinh có sự khác nhau về trình độ, khả năng và nhu cầu học tập. Điều đó yêu cầu giáo viên dạy ngôn ngữ cần có nhiều góc nhìn, sau đó kết hợp với nhau thông qua những phương pháp khác nhau như học qua nghệ thuật; qua cách đặt câu hỏi; qua dự án; qua tình huống thực tế… Đảm bảo tính thông dụng của kiến thức giúp người giáo viên có thể truyền cảm hứng học tiếng Anh đến học sinh của mình. Trong khi đó, mỗi người vẫn được đề cao phát triển cá tính và tiềm năng khác biệt của bản thân.

Có thể thấy, dung hòa sự khác biệt là điều vô cùng quan trọng. Việc tự học ngôn ngữ hiệu quả liên quan đến việc sử dụng các phương pháp giảng dạy sáng tạo, kích thích động lực của học sinh.

Đồng thời, người học cũng cần ý thức "Học đi đôi với hành". Để nâng cao hiệu quả tự học ngoại ngữ trong cuộc sống hiện nay, cách tốt nhất chính là liên tục áp dụng kiến thức vào thực tiễn. Khi học tập "bên ngoài phạm vi trường lớp", người học mới có cơ hội ứng dụng bài giảng vào các hoạt động trong đời sống như dã ngoại, cắm trại, leo núi, thể thao…Sử dụng thường xuyên thì vốn từ sẽ tăng lên đáng kể, cách vận dụng tiếng Anh cũng sẽ trôi chảy và đa dạng hơn.

Có thể thấy, quá trình tự học ngôn ngữ không đơn giản, nhưng cũng không quá phức tạp. Tinh thần tự học cũng truyền cảm hứng để mỗi giáo viên cùng tiến bước, thúc đẩy tinh thần ham học hỏi, chủ động bồi dưỡng, tương tác với những công nghệ mới để làm chủ quá trình dạy học. Điều này không khác gì một nguồn động lực tích cực, có thể truyền đến hàng triệu học sinh. Đây cũng là tinh thần mà VUS TESOL muốn lan tỏa đến mỗi một người giảng dạy ngôn ngữ.

Tự học ngôn ngữ: Thấu hiểu sự thông dụng, trân trọng sự đa dạng - Ảnh 4.

Những đối tác là các nhà xuất bản và tổ chức giáo dục hàng đầu thế giới có mặt tại VUS TESOL 2023

VUS TESOL - Hội nghị bồi dưỡng năng lực nghiệp vụ cho giáo viên tiếng Anh tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á, là hội nghị thường niên uy tín và lâu đời tổ chức bởi VUS (Anh văn Hội Việt Mỹ), nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy Tiếng Anh cho giáo viên từ cấp Phổ thông đến Đại học khắp Việt Nam và các quốc gia lân cận. Mỗi ngày một bước tiến cho bản thân, các giáo viên sẽ tạo nên thay đổi tích cực đến hàng triệu học sinh.

Xem thêm về VUS tại https://vus.link/AnhVanHoiVietMyVUS

Ánh Dương

Tổ Quốc

Trở lên trên