MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Từ kho nhỏ bán cây đến thương hiệu cà phê xanh có tiếng tại Hà Nội, CEO 8x kể chuyện chinh phục phân khúc cao cấp ở “ngách” mới, “tiền không phải vấn đề” với khách hàng

04-12-2023 - 00:05 AM | Lifestyle

Từ kho nhỏ bán cây đến thương hiệu cà phê xanh có tiếng tại Hà Nội, CEO 8x kể chuyện chinh phục phân khúc cao cấp ở “ngách” mới, “tiền không phải vấn đề” với khách hàng

“Khởi nghiệp kinh doanh khó, nhưng tôi chưa từng muốn bỏ cuộc. Có những lúc mệt mỏi, tôi tìm ra nguyên nhân gốc rễ của vấn đề và tự hỏi mình đã nỗ lực đủ chưa, hay là duyên nó chưa tới. Tôi cũng nghĩ ai mà chẳng có khó khăn, có khi cái khó của mình chẳng là gì với người khác đâu. Nhờ vậy nên tôi cân bằng rất nhanh và lại ‘chiến’ tiếp”, Kiều Oanh, chủ nhân xưởng cây Tropical Forest và cà phê Rừng xin chào, chia sẻ.

Chúng tôi gặp founder Tropical Group Kiều Oanh ngay tại quán cà phê Rừng xin chào, nơi được bài trí tựa như một khu rừng thu nhỏ, bình yên giữa con phố Tô Hiệu (Hà Nội) luôn ồn ã, tấp nập xe cộ qua lại. Gắn bó với cọ vẽ từ nhỏ, trở thành kiến trúc sư với mức lương tốt, ít ai nghĩ chị sẽ đột ngột rẽ hướng để theo đuổi con đường khởi nghiệp kinh doanh với cà phê và cây cảnh.

Với Kiều Oanh, khởi nghiệp luôn là nguồn cảm hứng, ngay cả khó khăn và vấp ngã trên hành trình này cũng là một “phần thưởng”. Hình xăm “This is it” trên cổ tay như một cách để nữ founder tự nhắc nhở bản thân hạnh phúc và những điều mình kiếm tìm luôn ở ngay tại đây, ngay trong chính những việc chúng ta đang làm.

Kiều Oanh học cách tận hưởng công việc, dẫu có thời điểm chị chẳng còn đồng nào trong túi vì dồn hết tiền cho đam mê và cả những khi thách thức dồn dập “gõ cửa”.

Từ kho nhỏ bán cây đến thương hiệu cà phê xanh có tiếng tại Hà Nội, CEO 8x kể chuyện chinh phục phân khúc cao cấp ở “ngách” mới, “tiền không phải vấn đề” với khách hàng - Ảnh 1.

Quyết định nghỉ công việc đúng chuyên môn kiến trúc đã đưa Kiều Oanh đến ngã rẽ mới với kinh doanh. Nhưng giữa 2 cột mốc quan trọng đó là khoảng thời gian chị rơi vào trạng thái khủng hoảng vì chưa có định hướng rõ ràng, cũng không muốn quay lại cầm cọ vẽ tranh. Năng khiếu hội họa đã giúp Kiều Oanh có thu nhập từ khi còn là học sinh cấp 3, vậy nên chị tự tin dù nghỉ việc vẫn sẽ có con đường khác rộng mở. “Đơn giản là hồi đó tôi chưa có những bài học, những vấp ngã nên luôn nghĩ chuyện kiếm tiền dễ dàng”, founder 8X hồi tưởng.

Cơ duyên đến trong lần ghé thăm một quán cà phê đẹp đúng gu, ngay lập tức Kiều Oanh nảy ra ý định hợp tác kinh doanh với chủ quán. Thế nhưng khi đó chị cảm thấy bản thân chưa có gì trong tay, nếu đề xuất hợp tác chắc chắn bị từ chối. Kiều Oanh quyết định đi “đường vòng” đó là phải nâng cao giá trị bản thân, để mình “đáng tiền” trước.

Và thế là một cửa hàng online bán Terrarium (cây trong bình thủy tinh) ra đời với số vốn vỏn vẹn chỉ 2 triệu đồng, lấy nhà làm kho. Chị tự nghiên cứu, tự trồng cây rồi vận hành cửa hàng, nhặt cả những mảnh rêu tự nhiên trong con ngõ gần nhà để tiết kiệm chi phí. Thời điểm cách đây 10 năm, những chậu cây Kiều Oanh bán vô cùng mới mẻ nên nhanh chóng nhận được sự ủng hộ rất lớn từ mọi người.


photo-1701612074232

Kiều Oanh khởi nghiệp với sản phẩm Terrarium (cây trong bình thủy tinh)

 Khi đã tích đủ vốn, thương hiệu bán cây nổi tiếng hơn, Kiều Oanh mới đề xuất hợp tác với người chủ quán nọ và cho để ra đời quán cà phê cây cảnh chung. Tuy vậy, sau một thời gian chị nhận ra đây vẫn chưa là bến đỗ phù hợp với bản thân.

Đến năm 2017, Kiều Oanh tự mở quán Tropical Forest đầu tiên của riêng mình cùng 2 nhà đầu tư. Quá trình thi công “thần tốc” chỉ mất 28 ngày cho một mặt bằng 150m2 vì…không có nhiều tiền, phải tiết kiệm từng thứ một. Kiều Oanh kể, cái Tết đầu tiên sau khi mở quán, vợ chồng chị không dám đi chúc Tết vì đã dồn toàn bộ tiền để khởi nghiệp nên chỉ còn vài chục nghìn đồng trong túi.

photo-1701612106125

photo-1701612118310

Tổ hợp cà phê, xưởng cây Tropical Forest đầu tiên tại Tây Sơn (Hà Nội)

 Tropical Forest Tây Sơn là điểm khởi đầu của chuỗi 4 cửa hàng cà phê không gian xanh ấn tượng tại Hà Nội, từng được nhiều trang tin kiến trúc trong và ngoài nước chú ý. Kiều Oanh cho biết kinh doanh cà phê kết hợp cây xanh khó hơn nhiều so với mô hình cà phê truyền thống nhưng chị vẫn muốn theo đuổi vì mang lại nhiều giá trị hơn.

“Không phải ai làm cà phê cũng hiểu biết về cây xanh và ngược lại nên để tích hợp 2 mô hình này mất khá nhiều công sức. Một cái cây chết đi cũng trở thành khấu hao rồi. Chọn mô hình khó hơn là một rào cản nhưng nếu vượt qua được rào cản, chúng ta sẽ có lợi thế so với thị trường”, nữ founder nhận định.

Từ kho nhỏ bán cây đến thương hiệu cà phê xanh có tiếng tại Hà Nội, CEO 8x kể chuyện chinh phục phân khúc cao cấp ở “ngách” mới, “tiền không phải vấn đề” với khách hàng - Ảnh 5.

Từ kho nhỏ bán cây đến thương hiệu cà phê xanh có tiếng tại Hà Nội, CEO 8x kể chuyện chinh phục phân khúc cao cấp ở “ngách” mới, “tiền không phải vấn đề” với khách hàng - Ảnh 6.

Trên thực tế, quán cà phê Rừng Xin Chào hay xưởng cây Tropical Forest đều là những thương hiệu độc lập nhưng bổ trợ cho nhau cùng phát triển. Mô hình shop-in-shop giúp khách đến quán cà phê trở thành khách hàng tiềm năng của xưởng cây. Hay điển hình chính là thời điểm dịch bệnh Covid-19 căng thẳng, ngành F&B khó khăn khi phải đóng cửa nhưng Kiều Oanh lại không cảm thấy giai đoạn này quá nặng nề. Bởi khi đó nhu cầu mua cây xanh tăng mạnh như một giải pháp giải tỏa sự ngột ngạt khi ở nhà quá lâu của mọi người nên xưởng cây của chị cũng “đi lên”.

Thời gian thử thách nhất với founder 8X lại đến sau dịch Covid-19, khi các nhà đầu tư của Tropical Group đồng loạt rút vốn. “Trước đó tôi ‘máu chiến’ lắm, sau khi có 4 cơ sở muốn gọi vốn và mở rộng tiếp. Nhưng đến lúc các nhà đầu tư mới sắp vào thì nhà đầu tư cũ ra đi, tôi phải hoài nghi và nhìn nhận lại chính mình”, Kiều Oanh chia sẻ.

Biến cố này là một bài học kinh nghiệm xương máu, giúp founder Tropical Group nhận ra bản thân đã nôn nóng, muốn phát triển doanh nghiệp quá nhanh dẫn đến giá trị cốt lõi bị ảnh hưởng. Kiều Oanh cho biết: “Mục tiêu tôi luôn theo đuổi là truyền cảm hứng, lan tỏa lối sống xanh đến mọi người, thế nhưng thực tế là càng mở nhiều cơ sở thì xả thải càng nhiều. Tôi tự hỏi mình có thực sự thích mở nhiều cơ sở như vậy không?”.

photo-1701612145582
photo-1701612158517

Tổ hợp cà phê, xưởng cây ở Tô Hiệu (Hà Nội)

 Vậy nên sau khi tái cấu trúc doanh nghiệp, Kiều Oanh quyết định “chậm lại một chút” để tập trung vào chất lượng thay vì số lượng, định hướng doanh nghiệp phát triển theo hướng bền vững và tạo ra nhiều giá trị hơn cho cộng đồng. Chị tâm sự, những hoạt động tại Tropical Group hiện nay đều nhất quán theo triết lý kinh doanh ứng dụng đạo Phật, gói gọn trong một câu “Thuần phục nhân quả”.

“Chúng tôi không tập trung vào việc lấy nhiều tiền nhất từ khách hàng mà đem đến cho mọi người sản phẩm chất lượng và phù hợp nhất với họ. Đó là cách chúng tôi ‘gieo nhân’ từ sự uy tín, trách nhiệm và dịch vụ tốt nên nhận được ‘quả’ là sự ủng hộ của khách hàng. Còn nếu trong trường hợp nhận về kết quả xấu nghĩa là nhân trước đó mình gieo chưa tốt nên tôi vẫn sẽ hoan hỉ đón nhận”, founder Tropical Group nói.

Từ kho nhỏ bán cây đến thương hiệu cà phê xanh có tiếng tại Hà Nội, CEO 8x kể chuyện chinh phục phân khúc cao cấp ở “ngách” mới, “tiền không phải vấn đề” với khách hàng - Ảnh 9.

Năm 2022 lại chứng kiến một cuộc chia ly khác của Kiều Oanh khi từ 4 cơ sở, tổ hợp Rừng xin chào và Tropical Forest thu gọn lại chỉ còn 2 cửa hàng ở Tô Hiệu và Văn Quán do vấn đề liên quan đến bất động sản. Kiều Oanh chia sẻ đây là một quyết định khó khăn và đầy tiếc nuối. Nhưng chính việc tối ưu hóa, cắt giảm chi phí đồng thời tăng hiệu suất nhân sự đã giúp hoạt động kinh doanh sau đó của Tropical Group “sống tốt”, bất chấp biến động về kinh tế trong năm 2023.

Từ kho nhỏ bán cây đến thương hiệu cà phê xanh có tiếng tại Hà Nội, CEO 8x kể chuyện chinh phục phân khúc cao cấp ở “ngách” mới, “tiền không phải vấn đề” với khách hàng - Ảnh 10.

Từ một kiến trúc sư “đá chéo sân” kinh doanh và rồi Kiều Oanh lại vận dụng chính chuyên môn kiến trúc để mở rộng hệ sinh thái xanh với lĩnh vực thiết kế cảnh quan sân vườn. Landscape Design by Kieu Oanh Tropical là thương hiệu mới được nữ founder và các cộng sự phát triển trong thời gian gần đây nhưng bước đầu đã thu về những kết quả khả quan khi tập trung đánh vào phân khúc cao cấp, từng thi công những khu vườn cả nghìn m2.

Theo chị, cảnh quan là ngành tạo ra cảm xúc, khách hàng luôn khát khao về sự tận hưởng cuộc sống nên “tiền không phải vấn đề, vấn đề nằm ở sản phẩm và dịch vụ của bạn ra sao”. Kiều Oanh cho biết, USP mang lại cho thị trường của chị chính là nền tảng kiến trúc với góc nhìn về thẩm mỹ sáng tạo và bố cục bài bản. Một người có chuyên môn kiến trúc sẽ đưa ra được những giải pháp tư vấn thiết kế cảnh quan mang tính tổng hòa với những thứ đã sẵn có của ngôi nhà.

photo-1701612193541 

photo-1701612210350

Một công trình sân vườn Landscape Design by Kieu Oanh Tropical thiết kế

Thêm vào đó, hệ sinh thái xanh với 7 năm kinh nghiệm trong ngành cũng trở thành background tốt để khách hàng tin tưởng và tìm đến Kiều Oanh. Điều quan trọng Kiều Oanh đã và đang làm là phát triển một đội ngũ chuyên gia cả về mặt thi công, dịch vụ, bảo dưỡng vì “câu chuyện không phải bán xong là xong”.

“Thực tế là dịch vụ thiết kế cảnh quan có từ lâu rồi nhưng thực sự chuyên nghiệp và đẳng cấp thì chưa có. Vậy nên xây dựng đội ngũ chuyên gia là việc khó khăn, nhưng nếu vượt qua thì thách thức lại trở thành cơ hội tuyệt vời khi giải quyết được vấn đề lớn cho thị trường”, founder 8X nhận định.

Từ kho nhỏ bán cây đến thương hiệu cà phê xanh có tiếng tại Hà Nội, CEO 8x kể chuyện chinh phục phân khúc cao cấp ở “ngách” mới, “tiền không phải vấn đề” với khách hàng - Ảnh 13.

Kiều Oanh chia sẻ, việc dung hòa giữa cá tính của 2 ngành nghề này là “keyword” giúp chị thành công. Đó là bởi doanh nhân sẽ luôn mong muốn tạo ra giá trị theo hướng gắn với lợi nhuận và phát triển doanh nghiệp, trong khi một kiến trúc sư lại góc nhìn nghệ sĩ với mưu cầu tạo nên những tác phẩm đẹp.

Đưa sáng tạo nghệ thuật vào kinh doanh chính là cách chị tạo nên những quán cà phê và công trình cảnh quan có thiết kế ghi dấu ấn trong tâm trí khách hàng, góp phần giúp các thương hiệu của nữ founder có thể đi đường dài.

Từ kho nhỏ bán cây đến thương hiệu cà phê xanh có tiếng tại Hà Nội, CEO 8x kể chuyện chinh phục phân khúc cao cấp ở “ngách” mới, “tiền không phải vấn đề” với khách hàng - Ảnh 14.

Nhìn lại hành trình khởi nghiệp và phát triển Tropical Group, Kiều Oanh nhận thấy muốn kinh doanh bền vững người sáng lập cần tìm ra thế mạnh và có sự khác biệt. Chị chia sẻ: “Không thể cứ thấy người khác làm thế này rồi mình nghĩ là mình làm được rồi bắt chước mô hình, đó là cái chết nhanh nhất. Khi làm kinh doanh, việc quan trọng đầu tiên cần biết là thế mạnh của bản thân, sau đó xác định được đối tượng khách hàng và nỗi đau của thị trường. Có thể đi vào thị trường ngách nhỏ thôi cũng được nhưng phải tìm ra giải pháp giá trị cho phân khúc đó”.

Từ kho nhỏ bán cây đến thương hiệu cà phê xanh có tiếng tại Hà Nội, CEO 8x kể chuyện chinh phục phân khúc cao cấp ở “ngách” mới, “tiền không phải vấn đề” với khách hàng - Ảnh 15.

Đó cũng là lý do năm 2023 chứng kiến nhiều xu hướng nổi lên trong ngành F&B nhưng Kiều Oanh vẫn bình tĩnh “đứng ngoài cuộc”. Với founder 8x này, không theo trend không có nghĩa thương hiệu sẽ bị cũ. Tropical Group vẫn liên tục R&D, đổi mới sản phẩm theo hướng phù hợp với giá trị cốt lõi và tệp khách hàng của mình. Vậy nên từ góc nhìn của Kiều Oanh, thay vì “bắt trend” hãy làm những thứ có thể đi đường dài và đáp ứng đúng nhu cầu khách hàng cần.

Thêm vào đó, nữ Founder 8x nhận định để một doanh nghiệp có thể sống và tồn tại được, người đứng đầu cũng như đội ngũ phải có sự thích nghi và cải tiến liên tục. Đặc biệt là với tay ngang như Kiều Oanh, không ngừng tự học và kiên trì mày mò là những việc chị làm liên tục trong suốt nhiều năm. Đây cũng là văn hóa chị ứng dụng để nhân sự luôn phát triển, góp phần vào sự tăng trưởng chung của cả công ty.

photo-1701661925229

 Chia sẻ về mục tiêu trong tương lai, Kiều Oanh cho biết hiện tại chị vẫn đang tập trung phát triển lĩnh vực thiết kế cảnh quan và sẽ tiếp tục mở rộng hệ sinh thái xanh của mình với nhiều dự án đúng với tinh thần “Back to the nature” (Quay trở về tự nhiên).

Kiều Oanh tự thấy đội ngũ mình của mình chỉ là một “cánh bướm” âm thầm phát triển không gian xanh, đồng hành cùng người dân đưa sắc xanh vào trong từng văn phòng, từng ngôi nhà. Quá trình thay đổi nhận thức, để mọi người yêu cây hơn và biết cách chăm sóc cây không dễ dàng “ngày một ngày hai”. Nhưng nữ founder 8X tin rằng chị và đội ngũ của mình sẽ luôn sẵn sàng kiên trì và bền bỉ trên hành trình “đưa rừng về phố”.

Hồng Nhung
Hải An

Bài: Hồng Nhung - Thiết kế: Hải An

Nhịp sống thị trường

Trở lên trên