Tủ lạnh lớn đến đâu cũng không để 7 thứ này vào: Càng tích lâu, càng hại thân
Đừng xem nhẹ, hãy kiểm tra ngay tủ lạnh nhà mình để bỏ bớt 7 thứ này ra trước khi quá muộn.
- 17-08-2024Buổi sáng làm thủ tục nghỉ hưu, buổi chiều tôi mang luôn tủ lạnh ở công ty về nhà, sếp và đồng nghiệp can ngăn nhưng rồi phải câm nín
- 17-08-20247 loại thực phẩm để lâu trong tủ lạnh sẽ thành "thuốc độc" hại gan, gây ung thư
- 15-08-2024Mua thịt rồi cho luôn vào ngăn đông tủ lạnh bảo quản là sai lầm: Chủ cửa hàng chỉ bạn mẹo giúp thịt để "cả năm" không bị hỏng
Tủ lạnh là thiết bị nhà nào cũng cần để bảo quản thực phẩm tươi ngon. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại thực phẩm đều thích hợp để lưu trữ trong tủ lạnh. Một số thực phẩm khi cho vào tủ lạnh sẽ không chỉ ảnh hưởng đến mùi vị mà còn đẩy nhanh quá trình hư hỏng của chúng, gây hại tới sức khỏe nếu bạn nhỡ ăn vào. Vì vậy, tôi khuyên mọi người, dù tủ lạnh nhà bạn có lớn đến đâu cũng đừng nên để 7 thứ này vào.
1. Socola
Nhiều người nghĩ cho socola cho vào tủ lạnh để tránh bị chảy. Thực tế là bạn chỉ cần bảo quản socola ở nơi khô ráo, thoáng mát với nhiệt độ ở tầm 16-22 độ là chuẩn nhất. Còn khi cho vào tủ lạnh quá lâu, nhiệt độ quá lạnh khiến socola xuất hiện vệt xám, trắng hoặc sương muối như nấm mốc.
Hơn nữa, kết cấu và mùi vị cũng bị ảnh hưởng, socola sẽ không còn thơm ngon nữa mà trở nên cứng và có váng, mất đi vị ngon ban đầu.
2. Trứng
Vỏ trứng tươi có rất nhiều vi khuẩn, điển hình là E.coli và Salmonella ẩn trong phân gia cầm bám trên vỏ trứng. Sau khi đặt vào tủ lạnh, vi khuẩn dễ lây nhiễm sang các thực phẩm khác, có thể dẫn đến nguy cơ ngộ độc thực phẩm.
Thêm vào đó, trứng để lâu trong tủ lạnh cũng có thể hấp thụ mùi từ các thực phẩm khác, ảnh hưởng đến hương vị của trứng, làm mất vị ngon ban đầu. Trứng chỉ cần được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát là đủ để ngăn chặn sự hấp thụ mùi hôi cũng như giữ được độ tươi ngon ban đầu của chúng.
3. Gừng
Một khi gừng được cho vào tủ lạnh, độ ẩm cao sẽ khiến chúng nhanh bị nấm mốc, bị teo lại và rỉ cốt gừng ra ngoài. Nấm mốc sẽ làm giảm chất lượng thực phẩm, đồng thời gây hại cho cơ thể nếu ăn vào người. Lúc này, bạn có lấy ra ngoài để nơi thoáng mát thì cũng "vô phương cứu chữa".
Mặt khác, bảo quản gừng trong tủ lạnh thì gừng cũng hấp thụ mùi từ các thực phẩm khác, làm giảm hương vị tự nhiên và không còn thơm ngon nữa.
4. Trái cây nhiệt đới chưa chín
Bảo quản trái cây trong tủ lạnh không sai, nhưng không phải loại quả nào cũng cho vào được. Ví dụ, các loại trái cây nhiệt đới phổ biến như chuối, xoài, thanh long... khi ở nhiệt độ thấp sẽ bị ảnh hưởng bởi độ ẩm và không khí trong tủ lạnh, dẫn đến tình trạng nhanh hư hỏng, thâm đen, nấm mốc hoặc thối và có vị chua.
Mặt khác, trái cây chưa chín thường chưa đủ mềm cũng như chưa có hương vị ngon ngọt hấp dẫn. Khi bảo quản trong tủ lạnh lại càng khiến quá trình chín bị ngưng lại, khiến trái cây không còn ngon nữa.
5. Khoai tây, khoai lang
Nhiệt độ lạnh trong tủ lạnh khiến tinh bột trong khoai tây và khoai lang chuyển hóa thành đường, khiến củ bị mềm, thối hoặc nảy mầm. Khoai tây, khoai lang nảy mầm sẽ sản sinh ra một lượng lớn solanine có độc tính cao, nếu ăn phải có khả năng gây ngộ độc thực phẩm.
Khi bảo quản khoai tây và khoai lang ở nhiệt độ quá lạnh cũng khiến một số dưỡng chất trong củ có thể bị phân hủy hoặc mất đi, làm giảm giá trị dinh dưỡng của thực phẩm.
6. Mật ong
Mật ong có thể để ở ngoài nhiệt độ phòng tới 3 năm, nhưng khi cho vào tủ lạnh sẽ đẩy nhanh quá trình kết tinh khiến mật bị cô đặc, nổi đốm trắng. Mặc dù không ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm nhưng hương vị và giá trị dinh dưỡng ban đầu sẽ bị mất đi.
7. Hành tây
Hành tây cần được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát và không nên để trong tủ lạnh. Nhiệt độ thấp trong tủ lạnh khiến hành tây hấp thụ hơi ẩm, gây nấm mốc, làm củ hành bị mềm, sũng nước rồi hỏng rất nhanh.
Thanh niên Việt