Từ một ứng dụng mua vui, TikTok đang dần bị cuốn vào những âm mưu của chính phủ Mỹ như thế nào?
TikTok hiện là một trong những ứng dụng di động phổ biến nhất trên thế giới. Nhưng thành công ấy đã khiến ứng dụng này rơi vào tầm ngắm của Chính phủ Mỹ.
- 25-06-20191 tỷ lượt tải và sự bùng nổ của Tik Tok, ứng dụng Made in China đang làm mưa làm gió toàn cầu
- 09-11-20184 bài học “growth hacking” của Tik Tok - Startup có giá trị nhất thế giới, chạm mốc 500 triệu người dùng, được định giá cao hơn Uber chỉ trong 2 năm phát triển
- 02-06-2018Tencent kiện Tik Tok, yêu cầu xin lỗi công khai và bồi thường tới... 1 nhân dân tệ
Vậy sự phát triển thần kỳ của TikTok đến từ đâu và tại sao Washington lại đặt mối quan tâm vào ứng dụng này?
Sự trỗi dậy của TikTok
TikTok được vận hành bởi gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc ByteDance. Đây là phiên bản quốc tế của ứng dụng bản địa ByteDance, Douyin.
Vào năm 2017, ByteDance đã mua lại một ứng dụng đối thủ có tên Musica.ly và cuối cùng đã hợp nhất nó với TikTok.
Ứng dụng cho phép người dùng đăng video kèm nhạc có độ dài 15 giây. Mọi người thường đăng các video hát nhép theo một bài hát hoặc bắt chước các hoạt động khác.
Nó có tính lan truyền rất mạnh mẽ, đặc biệt là giữa những người trẻ trong độ tuổi từ 16 đến 25. Paul Barnes, giám đốc quản lý tại App Annie, cho biết TikTok gần như đã ám ảnh tâm trí của nhóm tuổi này.
"Tôi nghĩ sự thành công đó là nhờ nhờ sự cộng hưởng mạnh mẽ với một nhóm nhân khẩu học cụ thể", theo Barnes chia sẻ trong podcast của CNBC, "Beyond The Valley".
"Phần lớn những người sử dụng ứng dụng này đều sở hữu chiếc điện thoại đầu tiên là điện thoại thông minh. Và tôi nghĩ rằng các nhà sản xuất Trung Quốc có thể có kinh nghiệm tốt hơn về điều đó, thậm chí có thể (hơn) một số nhà sản xuất phương Tây, vì vậy điều đó có thể giúp họ có lợi thế trong việc thực sự thấu hiểu nhóm khách hàng lần đầu sử dụng điện thoại thông minh, đặc biệt là nhóm khách hàng trẻ tuổi.
Quy mô của TikTok lớn đến mức nào?
TikTok hiện là ứng dụng không phải trò chơi được tải xuống nhiều thứ ba trong năm, sau WhatsApp và Messenger, theo ty phân tích ứng dụng Sensor Tower cho biết. Thứ bậc của nó thậm chí còn trên cả Facebook và Instagram.
Ứng dụng Annie của Barnes ước tính TikTok có khoảng 625 triệu người dùng hoạt động hàng tháng trên toàn cầu. Trong khi đó, Facebook có 2.45 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng. Tuy nhiên, Barnes cho biết mặc dù không phải là ứng dụng xã hội lớn nhất, nhưng nó đang tăng trưởng một cách chóng mặt.
"Con số 625 triệu người dùng tương ứng với mức tăng trưởng đó là 85% (so với cùng kỳ), và đó thực sự là một tỷ lệ đáng kinh ngạc."
Trong khi đó, trong quý thứ ba, số lượng Facebook người dùng của Facebook chỉ tăng 8% so với năm trước.
Tại sao chính phủ Mỹ lại lo lắng?
Có một số vấn đề khác nhau đã nảy sinh. Đầu tiên, các nhà lập pháp tại Mỹ lo ngại về sự liên kết của ứng dụng với Trung Quốc. Công ty mẹ của TikTok là công ty Trung Quốc. Và các nhà lập pháp lo lắng rằng TikTok kiểm duyệt nội dung trên nền tảng của nó.
Vấn đề phát sinh khi một người dùng 17 tuổi ở New Jersey, Feroza Aziz đã bị khóa tài khoản ngay sau khi cô đăng tải một đoạn video lan truyền có nội dung chỉ trích cách chính phủ Trung Quốc đối xử với người dân tộc thiểu số Duy Ngô Nhĩ. Chính phủ Trung Quốc đã giam giữ người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm thiểu số Hồi giáo khác trong các trại, mà Bắc Kinh tuyên bố là trung tâm giáo dục cải tạo, một trong những nỗ lực chống lại các phần tử khủng bố và cực đoan.
Tuy nhiên TikTok đã nói rằng tài khoản của Aziz bị cấm là do một video khác vi phạm chính sách của họ. TikTok cũng nói rằng video lan truyền về việc đối xử với người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ đã bị xóa do lỗi kiểm duyệt.
Công ty đã nhiều lần khẳng định rằng mình không kiểm duyệt nội dung. Tại Trung Quốc, các nền tảng trực tuyến thường xuyên kiểm duyệt tài liệu mà Bắc Kinh coi là nhạy cảm. Các chính trị gia Mỹ lo ngại rằng TikTok có thể làm điều tương tự đối với các nội dung bên ngoài Trung Quốc.
Alex Zhu, người đứng đầu TikTok, đã lên kế hoạch gặp các chính trị gia Mỹ, song đã hoãn cuộc họp.
Vấn đề thứ hai đối với Washington nằm ở xung quanh dữ liệu người dùng và việc liệu TikTok có gửi lại những dữ liệu đó cho Trung Quốc hay không.
Washington đã đưa ra một đánh giá an ninh quốc gia về việc mua lại Musica.ly của TikTok.
Cuộc điều tra xuất phát một phần từ những mối nguy hiểm mà ủy ban nhận thấy từ việc chính phủ Trung Quốc truy cập vào dữ liệu ứng dụng và hồ sơ người dùng, theo chia sẻ với CNBC từ một người đã gặp vấn đề tương tự hồi đầu tháng này.
Vào thời điểm đó, một phát ngôn viên của TikTok cho biết công ty "không thể bình luận thêm về các quy trình pháp lý đang diễn ra", nhưng điều đó "đã làm rõ quan điểm chúng tôi không có ưu tiên nào cao hơn việc chiếm được lòng tin của người dùng và các nhà quản lý ở Mỹ và cả nỗ lực làm việc với Quốc hội."