Từ năm 2021, chồng có thể ủy quyền cho vợ nhận lương
Bộ luật Lao động 2019, Điều 94 về nguyên tắc trả lương đã bổ sung thêm quy định về việc ủy quyền cho người khác nhận lương.
- 10-12-2020Yêu cầu báo cáo tình hình lương, thưởng Tết trước ngày 27/12
- 10-12-2020Bảng lương cán bộ, công chức, viên chức năm 2021
Hiện nay, Bộ luật 2012 không có quy định cụ thể nào về việc người lao động có được ủy quyền cho người khác nhận lương hay không.
Bộ luật Lao động 2019, Điều 94 về nguyên tắc trả lương đã bổ sung thêm quy định sau:
1. Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.
Như vậy, kể từ 1/1/2021, khi Bộ luật Lao động 2019 có hiệu lực thi hành, trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì có thể ủy quyền cho người khác nhận lương. Chẳng hạn, chồng đi công tác nước ngoài, hoặc đau ốm có thể ủy quyền cho vợ nhận lương để chăm lo cho gia đình.
Điều 94 cũng quy định người sử dụng lao động không được hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; không được ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định.