Từ ngôi sao sáng trở thành đồng tiền tệ nhất châu Á
Lượng khách quốc tế sụt giảm mạnh đã tác động đến kinh tế Thái Lan nhiều hơn so với các nước khác.
- 23-07-2021Cảnh báo đáng sợ: Sắp có biến thể Covid-19 mới?
- 23-07-2021Giữa tâm “bão” Covid-19, đô la Mỹ tăng giá liên tiếp trên thị trường quốc tế với triển vọng khả quan
- 21-07-2021"Phao cứu sinh" giúp Ấn Độ thoát "địa ngục COVID-19": Một xu hướng đang nở rộ trên toàn cầu
Baht Thái, đồng tiền từng có diễn biến tốt nhất ở châu Á ở thời điểm trước dịch, đã giảm giá mạnh kể từ đầu năm đến nay và trở thành đồng tiền tệ nhất ở khu vực, theo báo cáo mà ngân hàng Mizuho Bank công bố hôm 23/7.
Dữ liệu của Refinitiv Eikon cho thấy baht Thái đã giảm hơn 10% so với USD kể từ đầu năm đến nay. So với các đồng tiền khác ở châu Á thì đây là mức giảm lớn nhất. Ví dụ, cùng so với USD thì yên Nhật giảm giá gần 7%, ringgit Malaysia giảm 5% trong khi đồng đôla Australia mất 4,43%.
"Xét theo mệnh giá thì mức giảm giá của đồng baht không tương xứng với thặng dư cán cân vãng lai ở mức cao (dù gần đây đã suy yếu) hay tỷ lệ lạm phát thấp của nền kinh tế Thái Lan", Vishnu Varathan, 1 lãnh đạo của Mizuho Bank nhận xét.
Năm 2019, trước khi đại dịch bùng nổ, thậm chí có không ít người lo lắng về đà tăng giá quá mạnh của đồng baht (mà được hỗ trợ bởi thặng dư thương mại ở mức cao). 1 đồng nội tệ mạnh sẽ khiến hàng hóa mà nước đó xuất khẩu đi trở nên đắt đỏ hơn, làm giảm sức hấp dẫn trên thị trường quốc tế.
Dẫu vậy, theo Varathan, dịch bệnh không phải là nguyên nhân duy nhất gây ra đà lao dốc của baht Thái kể từ đầu năm đến nay. Bởi không chỉ riêng Thái Lan mà cả khu vực Đông Nam Á đang bị biến chủng Delta càn quét nặng nề hơn nhiều so với các khu vực khác trên thế giới.
Theo ông, nguyên nhân chính thuộc về cấu trúc nền kinh tế Thái Lan. Lượng khách quốc tế sụt giảm mạnh đã tác động đến kinh tế Thái Lan nhiều hơn so với các nước khác.
Tính đến tháng 5 vừa qua, Thái Lan chỉ đón hơn 34.000 khách quốc tế, so với con số hơn 39 triệu khách của năm 2019, theo số liệu từ Bộ du lịch nước này và World Bank. Trong khi đó quốc gia Đông Nam Á này phụ thuộc nặng nề vào những đồng USD thu được từ ngành du lịch để tạo ra tăng trưởng kinh tế. Chi tiêu của khách du lịch đóng góp khoảng 11% GDP Thái Lan năm 2019. Ít khách quốc tế hơn cũng đồng nghĩa nhu cầu về đồng baht Thái giảm mạnh.
Theo Euben Paracuelles, chuyên gia kinh tế ASEAN của Nomura, việc phụ thuộc quá nhiều vào ngành du lịch sẽ là 1 thách thức lớn đối với Thái Lan bởi khó có thể mở cửa đón du khách khi mà cuộc chiến với Covid-19 vẫn rất cam go.
Đầu tháng 7, Thái Lan đã thử nghiệm chương trình thí điểm ở Phuket, cho phép các khách du lịch vào hòn đảo mà không cần cách ly nếu đã tiêm vaccine. Tuy nhiên chỉ 1 tuần sau khi mở cửa trở lại đã xuất hiện 1 ca nhiễm mới là du khách đến UAE. Và đến cuối tuần đầu tiên đã có tổng cộng 27 ca.
"Do đó dự định mở cửa trở lại hoàn toàn vào tháng 10 của Thái Lan là quá tham vọng và rất thách thức. Và vì kinh tế Thái Lan phụ thuộc quá nhiều vào khách du lịch, động lực chính để nền kinh tế cũng như đồng baht hồi phục sẽ đến từ chính ngành du lịch", Paracuelles nói.
Tham khảo CNBC