Từ phong cách giáo dục trên bàn ăn của cha mẹ Hàn Quốc và Mỹ, làm sao để nuôi dạy những đứa trẻ không-vô-ơn?
Nhiều cha mẹ hiện đại vì quá bận rộn nên hiếm khi có thời gian ăn cơm và cùng trò chuyện cùng con cái, đôi khi chỉ là nhanh chóng đưa tiền cho con rồi lại vội vã đi gặp đối tác. Nhưng, có thể nhiều cha mẹ chưa biết: bàn ăn gia đình cũng là nơi để cha mẹ giáo dục và theo dõi quá trình trưởng thành con cái.
- 28-11-202060% hạnh phúc của bạn phụ thuộc vào các yếu tố này: Tất cả đều không liên quan giàu hay nghèo!
- 27-11-2020Lăn lộn sau hơn 1 năm thất nghiệp tôi thấm thía bài học dành cho người trưởng thành: Người chuẩn bị tốt sẽ tránh lọt vào hố sâu của thất bại
- 27-11-2020Làm tốt 3 thói quen nhỏ này, tiền bạc sẽ không còn là mối lo: Tiêu tiền đúng cách giúp bạn có cuộc sống hạnh phúc, bình yên
Phong cách giáo dục trên bàn ăn của người Hàn Quốc
Trên bàn ăn của người Hàn Quốc, cha mẹ đóng vai trò trưởng bối còn những đứa trẻ luôn bận rộn cung cấp thêm thức ăn cho mọi người theo thứ tự từ già tới trẻ mỗi lần trước khi ăn. Sau đó, trẻ phải ngồi ngay ngắn, nghiêm chỉnh, mắt không được ngó nghiêng và cung kính nói "Cám ơn" người lớn về bữa ăn. Trẻ em Hàn Quốc luôn được dạy bài học biết ơn khi ăn cơm.
Phong cách giáo dục trên bàn ăn của người Mỹ
Trên bàn ăn của người Mỹ, cha mẹ đóng vai trò những người bạn. Trẻ thích ăn gì, rau hay thịt, cha mẹ sẽ không can thiệp hoặc ép buộc. Hoặc nếu trẻ biết cầm thìa, cha mẹ sẽ để con tự xúc cơm. Trẻ em Mỹ luôn được dạy bài học tự lập khi ăn cơm.
Từ văn hóa trên bàn ăn, nên giáo dục con thế nào?
Ở Hàn Quốc, trẻ được dạy cách biết ơn từ tận đáy lòng còn ở Mỹ, trẻ được dạy về cách tự lập và chịu trách nhiệm cho cuộc sống của mình. Không bàn đến việc trẻ trên bàn ăn cần học theo văn hóa nước nào, xin hãy chỉ chú ý rằng: Giáo dục hành vi của con trẻ trên bàn ăn cũng vô cùng cần thiết.
Nhiều bậc phụ huynh chỉ chăm chăm xem con ăn có ngon không, con phải ăn những gì theo chế độ dinh dưỡng mình đặt ra... Vì thế, ngay trên bàn ăn, nhiều đứa trẻ có thói quen phụ thuộc vào cha mẹ. Và cũng bởi thế, cách giáo dục này có thể gửi một tín hiệu sai lầm: vì con là một đứa trẻ nên cha mẹ phải phục vụ con vô điều kiện.
Một đứa trẻ như thế khi lớn lên vẫn dùng thói quen cũ để đổ lỗi cho bố mẹ khi chúng không làm "ra hồn" một việc. Chẳng hạn: không tìm được việc làm tốt, đó là lỗi của cha mẹ; không mua được nhà riêng, đó là lỗi của cha mẹ; không tìm được người yêu, cũng là lỗi của cha mẹ... Bi kịch gia đình cũng sinh ra từ đây, cha mẹ trách con dại, không bằng "con nhà người ta" nhưng vẫn cố bảo bọc lấy con còn con cái luôn có cái nhìn trách móc cha mẹ đã quá nuông chiều khiến chúng không dám bước ra khỏi vùng an toàn.
Tình yêu cha mẹ dành cho con là để con biết rằng con phải học cách yêu thương và biết ơn người khác. Cha mẹ đừng nên mang lý trí của mình áp đặt lên con cái, buộc chúng phải theo - như vậy là trói khát khao của con lại và khiến cha mẹ luôn cảm thấy mệt mỏi vì con cái không làm đúng theo ý mình.
Ở Mỹ, giáo dục trên bàn ăn cho con trẻ rất được chú trọng. Từ 2 tuổi, chúng đã được học phép tắc lễ nghi dùng cơm:
- Ăn cơm nhai kỹ nuốt chậm, không để phát ra âm thanh.
- Dao nĩa không được gõ đĩa, nếu không cẩn thận để phát ra tiếng vang, nhất định phải nói "Xin lỗi".
[...]
Trẻ lớn hơn một chút sẽ được dạy cách chuẩn bị trước bữa ăn và dọn dẹp sau bữa ăn, học lễ nghi tiếp đãi khách trên bàn ăn, vừa để giúp đỡ cha mẹ vừa có ý thức tham gia không gian sinh hoạt chung cùng gia đình. Bàn ăn cũng được coi là nơi ấm cúng nhất khi gia đình quây quần ngồi bên nhau.
Có thể thấy, từ bàn ăn, trẻ học được rất nhiều điều: sự trách nhiệm, sự độc lập, sự gắn kết, sự cảm thông và quan trọng nhất, chúng nhận được tình cảm của cha mẹ hơn là một bữa ăn cao lương mĩ vị.
Trí Thức Trẻ