Tự truyện CEO Starbucks: Xây dựng một hệ thống quản lý công ty là việc tôi cũng không làm được
Một doanh nghiệp không có định hướng hay tầm nhìn cũng như một cái xác không hồn và rất khó để khuyến khích nhân viên làm việc vì một mục tiêu cao đẹp hơn. Tuy nhiên, một công ty không thể hoạt động và lớn mạnh mà chỉ có ý tưởng không được. Rất nhiều doanh nghiệp đã bị phá sản bởi người quản lý không biết cách điều hành.
- 07-07-2016Tự truyện CEO Starbucks: Đừng sợ hãi khi thuê người giỏi hơn bạn
- 14-06-2015CEO của IBM: "Tôi ngưỡng mộ Starbucks"
Không ai nghi ngờ niềm đam mê của Howard Schultz, CEO Starbucks với cà phê. Tuy nhiên, để một bộ máy ngày càng phình to hoạt động trơn tru, chỉ có niềm đam mê thôi là chưa đủ. Starbucks cần phải có một cơ chế điều hành và quản lý chặt chẽ. Điều này càng quan trọng hơn khi Starbucks luôn phải tiếp xúc với người dùng đầu cuối, vốn khó tính và đôi khi, không biết mình thực sự muốn gì.
Dù sao thì, Howard Shultz có biệt tài nhìn ra điểm mạnh của người khác để bù đắp cho những thiếu sót của ông. Trong cuốn sách “Pour your heart into it” (Dốc hết trái tim), ông đã chia sẻ suy nghĩ của mình về điều này.
Giám đốc tài chính Orin Smith đã từng nói với tôi rằng việc xây dựng hệ thống quản lý cho một doanh nghiệp là rất khó.
Một doanh nghiệp không có định hướng hay tầm nhìn cũng như một cái xác không hồn và rất khó để khuyến khích nhân viên làm việc vì một mục tiêu cao đẹp hơn.
Tuy nhiên, một công ty không thể hoạt động và lớn mạnh mà chỉ có ý tưởng không được. Rất nhiều doanh nghiệp đã bị phá sản bởi người quản lý không biết cách điều hành.
Hệ thống quản lý, các quy định, trình tự làm việc và những yếu tố cơ bản khác trong công ty là điều cần thiết để xây dụng một doanh nghiệp trước khi những ý tưởng được thực hiện và tầm nhìn của nhà quản lý được thực thi.
Đây quả là một điều khó khăn với đội ngũ quản lý như chúng tôi. Tôi đã luôn lo sợ rằng khi công ty mở rộng và trở nên lớn mạnh, Starbucks sẽ trở nên quan liêu, cứng nhắc và chỉ chú trọng đến những lợi ích thực tế thay vì những giá trị phi vật thể mà các nhà sáng lập ban đầu hướng tới.
Để thành công, tôi cho rằng các mô hình kinh doanh cần cân bằng giữa 2 yếu tố: niềm đam mê, những giá trị phi vật thể và hệ thống quản lý chặt chẽ, tập trung vào những lợi ích thực tế.
Vì vậy, những doanh nhân thành đạt là những người hiểu tầm nhìn cũng như ý tưởng của mình là gì, đồng thời biết phải cần một hệ thống quản lý cũng như cơ cấu công ty như thế nào để hiện thực hóa chúng.
Đối với tôi, việc xây dựng một hệ thống quản lý và cơ cấu công ty yêu cầu những kỹ năng mà tôi không có đầy đủ. Chúng cũng không phải là niềm đam mê của tôi.
Theo tôi, một nhà sáng lập có tầm nhìn nên tìm kiếm một nhà quản lý giỏi để thiết lập hệ thống cơ cấu kinh doanh mà không làm ảnh hưởng quá nhiều đến những giá trị phi vật thể mà ban đầu đặt ra. Tuy nhiên, người quản lý này cũng phải hiểu được tầm quan trọng của những quy định cứng nhắc cũng như những suy nghĩ thực tế trước các ý tưởng và tầm nhìn cao xa.
Tại Starbucks, ông Orin là một nhà quản lý như vậy. Phong cách làm việc của ông Orin khá trầm tĩnh, vững chắc và chăm chỉ. Ông ấy luôn mang theo một cuốn sổ và một chiếc bút để ghi chú lại các vấn đề phát sinh, sau đó suy nghĩ cẩn thận trước khi đưa ra phương án giải quyết ổn thỏa nhất.
Khác với ông Orin khi luôn lắng nghe cẩn thận và thu thập mọi thông tin có thể, tôi lại là người có thiên hướng ra quyết định nhanh chóng và bắt tay vào làm ngay lập tức.
Khi ông Orin gia nhập Starbucks vào năm 1990, hệ thống quản lý của công ty khi đó vẫn chưa được chuyên nghiệp hóa. Thời kỳ đó, Starbucks vẫn còn là một doanh nghiệp non trẻ.
Dẫu vậy, dù đã gia nhập Starbucks nhưng ông Orin không biến chúng tôi thành một tổ chức có cơ ấu hoạt động chuyên nghiệp cứng nhắc mà bỏ qua những giá trị ban đầu. Thay vào đó, ông Orin thiết lập một hệ thống quản lý linh động, vừa đủ tầm cho một công ty còn mới như Starbucks, đảm bảo mọi việc tiến hành theo quy định nhưng vẫn không làm mất đi bản sắc văn hóa của doanh nghiệp.
Ông Orin Smith
Ông Orin đã thuê những nhân viên chuyên ngành làm thời vụ cho các vị trí quan trọng như kế toán, tài chính, thuế và luật pháp, quản lý thông tin... và dần chuyên nghiệp hóa các khâu hoạt động của công ty.
Trong quá trình hoàn thiện cơ cấu tổ chức với Orin, tôi nhận ra rằng việc chuyên nghiệp hóa và tổ chức một bộ máy chặt chẽ không hoàn toàn xấu. Thay vào đó, chúng khiến Starbucks lớn mạnh và giúp chúng tôi tiết kiệm được thời gian giải quyết những vấn đề nhỏ cho những mục tiêu quan trọng hơn.
Khi Starbucks phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO), đội ngũ lãnh đạo của chúng tôi được truyền thông chú ý nhiều hơn. Theo họ, tôi chỉ là một nhà sáng lập trẻ mới 38 tuổi với niềm đam mê, nhiệt huyết nhưng thiếu kinh nghiệm và thực tế. Tuy nhiên, khi nhìn sang Orin, họ thấy một nahf lãnh đạo 50 tuổi ổn định, đáng tin cậy, và sẵn sàng giải thích mọi vấn đề về số liệu hay kỹ thuật cho nhà đầu tư.
Ý tưởng của tôi và sự điều hành của Orin đã kết hợp hoàn hảo nhằm tạo nên thành công cho Starbucks. Công ty vẫn giữ được những giá trị vốn có trong khi đạt được lợi nhuận thực tế.
Rất nhiều doanh nghiệp đã không thành công để có thể IPO hoặc sống sót sau IPO. Nguyên nhân là họ không giữ được những giá trị vốn có để khuyến khích nhân viên làm việc khi thiết lập một hệ thống kinh doanh quá thực tế, hoặc quá mù quáng theo đuổi những ý tưởng cao xa mà xa rời thực tại.
Ông Orin như là một hậu phương vững chắc của Starbucks cho thành công của công ty, qua đó giúp tôi tập trung được vào những mục tiêu khác. Tại Starbucks, các cửa hàng chi nhánh, thương hiệu, phong cách... là những thành công và sự hào nhoáng bên ngoài, trong khi chính sự vững mạnh của hậu phương mới làm nên thành công về tài chính cho công ty như ngày hôm nay.
Rõ ràng, ông Orin đã đóng góp to lớn cho sự thành công của Starbucks. Nếu không có nhà quản lý này, tôi đã không có được những gì như hôm nay.
Trí thức trẻ/CafeBiz