MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Từ việc Nhật Bản hưởng lợi nhờ chiến tranh lạnh công nghệ Mỹ - Trung đến dòng đầu tư Nhật vào Việt Nam

Nikkei cho biết, một số công ty Nhật Bản đã giảm thiểu rủi ro bằng cách rót vốn đầu tư trực tiếp vào các điểm đến khác, chẳng hạn như Việt Nam và Myanmar, và hồi hương một vài chuỗi sản xuất về Nhật Bản, như các công ty như Casio, Honda và Unicharm đang làm.

"Chiến tranh lạnh kết thúc, và Nhật Bản đã thắng." Đó là nhận định của học giả Chalmers Johnson vào năm 1991, khi chiến tranh lạnh giữa Nga và Mỹ ngã ngũ. Lời nhận định ấy có thể là một sự cường điệu hóa, nhưng Nhật Bản quả là đã thực sự thịnh vượng trong giai đoạn này. Hai thập kỷ sau đó, Nhật Bản không còn tăng trưởng thần tốc được như vậy nữa. Những năm tiếp theo là một kỷ nguyên bất ổn kinh tế, chính trị và giảm sút về tầm vóc quốc tế.

Song, trong bảy năm trở lại đây, giữa thời điểm căng thẳng toàn cầu gia tăng, kinh tế Nhật đã được cải thiện rõ rệt. Dấu ấn văn hóa và thương mại của Nhật Bản đã phủ sóng thế giới nhờ những ngành du lịch và bán lẻ - như sự thành công của Uniqlo. Chính trị Nhật Bản có thể nói là tương đối ổn định dưới thời Thủ tướng Shinzo Abe, người được Thủ tướng Úc Scott Morrison mô tả là nhân vật cấp cao "thực sự khôn ngoan".

Từ việc Nhật Bản hưởng lợi nhờ chiến tranh lạnh công nghệ Mỹ - Trung đến dòng đầu tư Nhật vào Việt Nam - Ảnh 1.

Cũng phải hiểu rằng, mối tương quan giữa sự phục hồi kinh tế Nhật và chiến tranh lạnh công nghệ không nhất thiết phải là quan hệ nhân quả. Sự phục hồi của Nhật Bản cũng có thể sẽ tự xảy ra, bằng cách này hay cách khác. Tuy nhiên, các chuyên gia có một chút nghi ngờ rằng, sự khởi đầu của chiến tranh lạnh công nghệ có tác động rất lớn đến quan hệ Hoa Kỳ-Nhật Bản. 

Trong chiến tranh lạnh Nga - Mỹ trước đây, việc tiếp cận thị trường tiêu dùng khổng lồ của Hoa Kỳ đã giúp Nhật Bản phát triển thịnh vượng dù ở sát sườn Liên Xô. Thế giới ngày nay dù đã rất khác, nhưng mối quan hệ ngày càng xung đột giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã khiến các chuyên gia không khỏi liên tưởng đến cuộc chiến tranh lạnh đã từng xảy ra. 

Christopher Wray, người đứng đầu Cục Điều tra Liên bang Hoa Kỳ, cho rằng Trung Quốc "không chỉ là mối đe dọa của chính phủ mà là mối đe dọa toàn xã hội". Trong khi đó, đại sứ Trung Quốc tại EU nói về danh sách đen của Hoa Kỳ trong đó có Huawei là "một bức màn sắt kỹ thuật số" và Chủ tịch Tập Cận Bình kêu gọi Trung Quốc bắt tay vào "một đường biên mới".

Tất cả những điều này cho thấy cuộc đối đầu giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ sẽ còn kéo dài. Không phủ nhận rằng sẽ có những giai đoạn răn đe, rồi thỏa hiệp, nhưng sự mất cân bằng cơ bản về lợi ích quốc gia sẽ khiến sự cạnh tranh chiến lược vẫn hiện hữu. Trung Quốc không có cách nào đạt được quyền bá chủ trong khu vực khi Hoa Kỳ vẫn có hiện diện quân sự và thương mại ở Đông Á.

Giống như trong chiến tranh lạnh Nga-Mỹ, sẽ có các liên minh và các quốc gia không ở trong liên minh nào cả. Khoảng cách địa lý với Trung Quốc có thể sẽ là một yếu tố quan trọng. Đối với các nước châu Âu, cơ hội thương mại rộng mở đến từ thị trường Trung Quốc có thể sẽ lấn át những lo ngại về rủi ro xung đột với Mỹ. Trong khi đối với các nước láng giềng châu Á của Trung Quốc, rủi ro hai phía gần như là ngang ngửa. Cuối cùng, các quốc gia có thể sẽ phải cân nhắc giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc về hệ thống thanh toán, quy định internet, cơ sở hạ tầng truyền thông và các nguồn tài chính.

Nhật Bản thì sao? Họ không có sự lựa chọn nào khác ngoài thân Mỹ. Kể từ khi tranh chấp với Bắc Kinh về quyền sở hữu quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là quần đảo Điếu Ngư) bùng nổ vào năm 2012 - với các cuộc bạo loạn, tấn công do chính quyền Trung Quốc dàn xếp - hành lang kinh tế thân Trung Quốc của Nhật Bản đã sụp đổ. 

Từ việc Nhật Bản hưởng lợi nhờ chiến tranh lạnh công nghệ Mỹ - Trung đến dòng đầu tư Nhật vào Việt Nam - Ảnh 2.

Nếu Trung Quốc và đồng minh cố gắng đạt được sự tự chủ trong các lĩnh vực công nghiệp chính, như chương trình "Made in China 2025" chỉ ra, thì liên minh Hoa Kỳ-Nhật Bản hoàn toàn có thể làm điều tương tự. Trong thời chiến, cả nóng và lạnh, các mục tiêu chiến lược đều lấn át hệ tư tưởng thị trường tự do. Nhật Bản, tất nhiên, không xa lạ gì với các sáng kiến ​​chính sách tự chủ công nghiệp do chính phủ lãnh đạo, Hoa Kỳ cũng vậy, với chương trình không gian Apollo là ví dụ kinh điển.

Sự bành trướng thế lực của Trung Quốc sẽ đe dọa vị thế của Nhật Bản ở châu Á. Nhật Bản sẽ cần phải có những hành động cần thiết, duy trì sự tham gia của Hoa Kỳ vào khu vực châu Á. Ngoài ra, Nhật Bản cần tiếp tục và tăng cường chính sách ngoại giao chủ động, quan hệ đối tác và liên minh với nhiều quốc gia trong khu vực. 

Một số công ty Nhật Bản đã giảm thiểu rủi ro bằng cách rót vốn đầu tư trực tiếp vào các điểm đến khác, chẳng hạn như Việt Nam và Myanmar, và hồi hương một vài chuỗi sản xuất về Nhật Bản, như các công ty như Casio, Honda và Unicharm đang làm.

Trong nhiều năm, Nhật Bản vẫn luôn nằm trong top các quốc gia đầu tư trực tiếp lớn nhất vào Việt Nam. Đại diện JETRO tại TPHCM, ông Takimoto Koji, cho biết các doanh nghiệp Nhật Bản rất thích Việt Nam vì nền chính trị và xã hội ổn định; kế đến là thị trường nhiều tiềm năng tăng trưởng và cuối cùng là chi phí nhân công rẻ. 

Tuy nhiên, ông Takimoto Koji cũng đề nghị, Chính phủ Việt Nam lẫn doanh nghiệp Việt nên chú tâm vào giáo dục và phát triển nguồn nhân lực, vì trong tương lai, việc ứng dụng robot vào sản xuất là tất yếu, khi đó các nhà máy sẽ cần nguồn nhân lực chất lượng cao có thể điều khiển robot. Đồng thời chú trọng hơn nữa việc đầu tư phát triển hạ tầng - nhất là giao thông, và năng lượng.

Chiến tranh Lạnh 2.0, cũng như bất kỳ cuộc chiến toàn có ảnh hưởng toàn cầu nào khác, cuối cùng cũng sẽ gây hại cho tất cả, bao gồm cả Nhật Bản. Nhưng về mặt chiến lược, nó có thể là một cũ huých cho một Nhật Bản hướng ngoại, quyết đoán hơn.

Hoàng An

Tổng hợp

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên