MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Từ vụ bé gái 5 tuổi bị người quen xâm hại: Tiến sĩ giáo dục chỉ ra điểm yếu chết người của nhiều phụ huynh, vô tình đẩy con vào nguy hiểm

20-04-2021 - 09:18 AM | Sống

Từ vụ bé gái 5 tuổi bị người quen xâm hại: Tiến sĩ giáo dục chỉ ra điểm yếu chết người của nhiều phụ huynh, vô tình đẩy con vào nguy hiểm

"Nhiều cha mẹ thường dạy con phải thể hiện tình cảm với người thân. Nếu thể hiện tình cảm không có khoảng cách, nguy hiểm rình rập con là đương nhiên", nữ Tiến sĩ cho hay.

* Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả, không thuộc về toà soạn.

Mới đây, dư luận vô cùng phẫn nộ trước một vụ án xảy ra tại TP Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Cụ thể, vào hơn 22 giờ ngày 17/4 chị Võ Thị T.Th. (27 tuổi, ngụ khu phố 3, phường Long Tâm, TP Bà Rịa) cùng em trai và bạn phát hiện bé P.N.Q.N. (5 tuổi, là con gái của Th.) đã tử vong tại gò cát thuộc bãi đất trống cách nhà khoảng 100m.

Kết quả khám nghiệm tử thi xác định bé bị chèn cổ gây ngạt thở chết, bộ phận sinh dục bị xâm hại. Qua làm việc, công an xác định thủ phạm là Phạm Văn Dũng - hàng xóm sát nhà và rất thân thiết với gia đình nạn nhân.

Từ vụ bé gái 5 tuổi bị người quen xâm hại: Tiến sĩ giáo dục chỉ ra điểm yếu chết người của nhiều phụ huynh, vô tình đẩy con vào nguy hiểm - Ảnh 1.

Kẻ thủ ác Phạm Văn Dũng

Dư luận căm phẫn Phạm Văn Dũng bao nhiêu thì lại xót xa cho bé N. bấy nhiêu. Bên cạnh đó, dư luận cũng nhìn thẳng vào một vấn đề nổi cộm. Đó là phải giáo dục ra sao để trẻ có tinh thần cảnh giác, không sa vào nguy hiểm. Không chỉ cảnh giác với người lạ, phụ huynh thậm chí còn phải dạy con chú ý đến cả những người... thân quen, gần gũi!

Bởi mối nguy hiểm có thể đến từ bất kỳ ai, không chỉ riêng người lạ. Nói về vấn đề này, Tiến sĩ Vũ Thu Hương - nguyên giảng viên Khoa Giáo dục Tiểu học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã có những chia sẻ thiết thực.

Từ vụ bé gái 5 tuổi bị người quen xâm hại: Tiến sĩ giáo dục chỉ ra điểm yếu chết người của nhiều phụ huynh, vô tình đẩy con vào nguy hiểm - Ảnh 2.

Tiến sĩ Vũ Thu Hương

Tiến sĩ Hương chỉ ra 4 sai lầm chết người của cha mẹ, vô tình đẩy con vào nguy hiểm. Chúng tôi xin được phép chia sẻ lại bài viết của chị:

"Tại sao con dễ bị người thân xâm hại hơn là người lạ?

Chúng ta, ai cũng biết tỉ lệ trẻ bị người thân xâm hại bao giờ cũng rất cao, chiếm tỉ lệ trên 60%. Nguyên nhân là gì vậy? Tại sao câu chuyện dã man đó lại thường đến từ những người mà con tin tưởng?

1. Cơ hội con tiếp xúc với họ nhiều hơn người lạ: Bố mẹ thử nghĩ xem, khi nào là lúc chúng ta dám để con ở với người lạ? Người mà con và ta không biết họ là ai? Riêng với trẻ, ở với người xa lạ không phải chuyện dễ dàng.

Các con chắc chắn sẽ bám theo bố mẹ chứ không ở cùng người lạ một mình. Cơ hội các con tiếp xúc với người lạ không nhiều, do vậy tỉ lệ các con bị người lạ xâm hại là rất ít.

Từ vụ bé gái 5 tuổi bị người quen xâm hại: Tiến sĩ giáo dục chỉ ra điểm yếu chết người của nhiều phụ huynh, vô tình đẩy con vào nguy hiểm - Ảnh 3.

2. Bố mẹ thường tin tưởng người thân! Càng thân, càng gần gũi thì càng tin tưởng. Ngó vào các nhóm của các mẹ trẻ, chắc chắn chúng ta đọc được hàng loạt bài chia sẻ rằng ông bà ngoại, ông bà nội trông con cho các mẹ. Vì các mẹ tin tưởng họ sẽ luôn yêu thương và chăm sóc lũ trẻ như chính bản thân mình. Sự tin tưởng này luôn hiện hữu từ trước khi con ra đời. Do vậy, việc các mẹ giao con cho người thân thiết là hết sức bình thường.

Giao cho ông bà nội ngoại còn có khả năng hiểu được. Giao cho hàng xóm, giao cho họ hàng xa lơ xa lắc cũng là thói quen của người Việt Nam. Thông thường chúng ta luôn nghĩ: Họ có quá nhiều thứ để mất nếu họ bị bắt khi làm hại con mình. Vì cái "thứ để mất" mơ hồ nào đó, chúng ta dễ dàng giao con cho người thân, hơi thân thân, hoặc thậm chí là ta "biên biết" 1 chút.

Khi tôi dắt học trò của mình đi ngoại khóa, bao giờ cũng bị các bố mẹ dò xét chán chê. Có bố nói thẳng: "Xin lỗi chị, tôi chẳng biết chị là ai!". Vâng, sự cảnh giác đó rất đáng quý. Tôi hoàn toàn có thể là người sẽ gây tổn hại cho bọn trẻ. Nhưng tôi mong cha mẹ đừng ỷ lại vào sự quen biết, thân thiết với những người khác mà giao con. Đó là mối nguy hiểm tiềm tàng.

Từ vụ bé gái 5 tuổi bị người quen xâm hại: Tiến sĩ giáo dục chỉ ra điểm yếu chết người của nhiều phụ huynh, vô tình đẩy con vào nguy hiểm - Ảnh 4.

3. Rất nhiều gia đình không cho con đi học vì nhà có người giữ trẻ. Họ nghi kị, soi xét cô giáo thật lực nhưng lại hết sức chủ quan với những người trong gia đình. Con ăn không được cũng ý kiến cô giáo, con khóc nhẹ cũng gây sự với cô. Thậm chí cô dạy học mà chưa kịp để ý đến con thì cũng ý kiến.

Vậy nhưng, những người thân thiết trong gia đình hoặc quen biết lâu năm có làm gì con mình thì không mấy mẹ quan tâm. Có rất nhiều mẹ đã than với tôi về việc con bị chó cắn, bị ngã, bị bầm tím,... khi ở nhà với người thân. Nhưng rồi sau vụ việc qua đi, con lại vẫn được giao cho chính những người đó chăm nom chứ không phải là đi lớp.

4. Không tin con mình bị người thân xâm hại: Đã có vô vàn các cháu nhỏ bị người thân thiết trong gia đình xâm hại nhưng khi mách mẹ, mẹ không tin con. Vì thế, con bị xâm hại rất nhiều lần, đến mức xảy ra hậu quả nghiêm trọng rồi mới lộ ra và xử lý.

Nguyên nhân hoàn toàn đến từ suy nghĩ chủ quan của cha mẹ. Ý nghĩ về câu chuyện con bị xâm hại từ 1 người thân thiết quá khủng khiếp với cha mẹ vì người thân đó chiếm 1 tình cảm nào đó của cha mẹ. Đó có thể là sự yêu quý, kính nể, tôn trọng,...

Từ vụ bé gái 5 tuổi bị người quen xâm hại: Tiến sĩ giáo dục chỉ ra điểm yếu chết người của nhiều phụ huynh, vô tình đẩy con vào nguy hiểm - Ảnh 5.

Tiến sĩ Vũ Thu Hương

Nhiều cha mẹ thường dạy con phải thể hiện tình cảm với người thân. Nếu thể hiện tình cảm không có khoảng cách, nguy hiểm rình rập con là đương nhiên.

Khi cha mẹ nghe mách bảo, bản năng tâm lý khiến họ tìm cách chối bỏ sự thật để tự ru ngủ mình rằng: Mọi chuyện bất ổn không hề xảy ra. Điều này mang lại tâm lý an lành giả tạo cho cha mẹ, giúp họ không bị sốc. Do vậy, cha mẹ thường chối bỏ sự thật này.

Không hẳn là cha mẹ không tin con. Tuy nhiên, nếu sự thật đúng như lời con nói, cha mẹ sẽ đối diện với 1 sự thật vô cùng tàn khốc. Vì 1 người mà mình có tình cảm đã làm hành vi vô cùng khốn nạn với con em mình. Do vậy, họ thường tìm cách coi như chuyện đó không xảy ra.

Nhiều cha mẹ thường dạy con phải thể hiện tình cảm với người thân. Nếu thể hiện tình cảm không có khoảng cách, nguy hiểm rình rập con là đương nhiên. Khi tôi chia sẻ Quy tắc 4 vòng tròn của BS Lan Hải , rất nhiều ý kiến phản đối. Họ cho rằng điều này đi ngược lại với phong tục Việt Nam.

Tôi không hiểu phong tục có quan trọng bằng chính cuộc sống của bọn trẻ không. Nhưng nếu cho lựa chọn, tôi vẫn lựa chọn dạy trẻ quy tắc 4 vòng tròn chứ không lựa chọn cái việc cho con quá gần gũi với người thân để khiến con có nguy cơ bị xâm hại.

Bên cạnh đó, nhiều cha mẹ không dạy con ý tứ, cẩn trọng trong hành vi. Trẻ con mà, cởi đồ, tốc áo, tốc váy cho.... mát là bình thường. Điều này sẽ khiến người xung quanh con nhìn thấy. Nếu cha mẹ không chú ý dạy con điều này, con sẽ càng dễ dàng gặp chuyện...

Theo Thanh Hương

Pháp luật và bạn đọc

Trở lên trên