Từ vụ cáo buộc hiếp dâm, cần hiểu luật pháp Tây Ban Nha quy định như thế nào?
Cuối tháng 5, Hạ viện Tây Ban Nha đã thông qua dự luật về định nghĩa sự đồng thuận trong quan hệ tình dục mà dư luận xã hội nước này gọi là luật only yes means yes (tạm dịch: chỉ khi nói đồng ý mới có nghĩa là đồng ý). Trường hợp quan hệ tình dục không đồng thuận tại quốc gia này có thể bị coi là gây hấn và đối tượng bị cáo buộc có khả năng chịu mức án tù lên đến 15 năm.
- 03-07-2022Vừa trải qua cơn bán tháo tệ nhất 50 năm, liệu chứng khoán toàn cầu đã tạo đáy?
- 03-07-2022550 tỷ USD: Số tiền Mỹ chi để 'xóa sổ' nơi nguy hiểm bậc nhất thế giới - Nhức nhối!
- 03-07-2022Hậu quả "thảm khốc" khi trung tâm hóa chất lớn nhất thế giới ở Đức phải dừng sản xuất
Phát Ngôn viên Chính phủ Tây Ban Nha Maria Jesus Montero đánh giá, điều luật "only yes means yes" là một bước đi tiến bộ liên quan đến việc bảo vệ phụ nữ trong vấn nạn xâm hại tình dục.
Cụ thể, dự luật này nêu rõ, im lặng hoặc không thể hiện sự phản đối sẽ không có nghĩa là đồng ý, không thể trở thành cái cớ để bất kỳ ai hành động chống lại ý muốn của người khác. Sự đồng thuận trong quan hệ tình dục phải được biểu đạt một cách rõ ràng, chắc chắn.
Trước đây, tại quốc gia Nam Âu này, những người muốn tố cáo việc mình bị tấn công tình dục sẽ buộc phải đưa ra những bằng chứng làm rõ rằng có yếu tố bạo lực xảy ra trong quá trình họ bị tấn công tình dục. Mọi sự im lặng hay không phản ứng của nạn nhân đều là yếu tố vô giá trị khi người bị tố cáo lấy đó làm bằng chứng bào chữa.
Theo The Guardian, quy định này khiến nhiều nạn nhân rơi vào thế khó bởi nếu đối tượng bị cáo buộc không để lại vết tích trên người nạn nhân thì đối tượng đó có thể thoát tội hoặc chỉ phải chịu một án phạt nhẹ hơn.
Dù đã được Hạ viện thông qua nhưng dự luật "only yes means yes" còn cần Thượng viện phê duyệt để chính thực áp dụng vào thực tế.
Trong trường hợp dự luật chính thức được áp dụng tại Tây Ban Nha, khi đứng trước pháp luật, dù nạn nhân không có dấu hiệu bị ép buộc bằng bạo lực, dù nạn nhân im lặng và không phản kháng dữ dội trong lúc bị xâm hại, bị hiếp dâm, thì những yếu tố này cũng không thể coi là bằng chứng chứng minh cho sự "vô tội" của người bị tố cáo.
Sự không đồng thuận trong quan hệ tình dục có thể khiến người tố cáo phải chịu mức án lên tới 15 năm theo quy định của pháp luật Tây Ban Nha.
Được biết, dự luật nêu trên được xây dựng sau vụ cưỡng hiếp tập thể gây chấn động nước này xảy ra vào năm 2016. Một cô gái 18 tuổi đã bị năm người đàn ông xâm hại tại một lễ hội đấu bò tót ở Pamplona, miền Bắc Tây Ban Nha.
Hai người đàn ông trong số này đã ghi lại quá trình tội ác diễn ra, những hình ảnh này sau đó đã trở thành bằng chứng trước tòa. Tuy nhiên, năm đối tượng nêu trên chỉ bị khép vào tội tấn công tình dục, nhẹ hơn so với tội cưỡng hiếp, bởi trong khi sự việc xảy ra thì cô gái chỉ im lặng và không có hành động chống trả quyết liệt, nên tòa án cho rằng đó là "biểu hiện của sự đồng thuận".
Bản án đã làm dấy lên cơn giận dữ của công chúng Tây Ban Nha, rất nhiều người đã xuống đường biểu tình và kêu gọi nhà chức trách Tây Ban Nha hãy gia nhập nhóm những quốc gia châu Âu coi việc quan hệ tình dục không đồng thuận là hành vi cưỡng hiếp.
Công an Nhân dân