MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Từ “water spider” đến “swag buck”, 15 thuật ngữ bí mật chỉ nhân viên Amazon mới biết và ý nghĩa

28-09-2021 - 11:24 AM | Tài chính quốc tế

Từ “water spider” đến “swag buck”, 15 thuật ngữ bí mật chỉ nhân viên Amazon mới biết và ý nghĩa

Focus là một chương trình “huấn luyện” của Amazon dành cho những người làm việc kém hiệu quả.

1. Swag Bucks, còn được gọi là Swaggies

"Swag Bucks" hay "Swaggies", "Amazon Bucks" được coi là một loại tiền tệ chỉ được lưu hành và sử dụng tại Amazon. Một nhân viên ở đây đã chia sẻ với Insider rằng nếu làm tốt, họ sẽ được thưởng bằng các hóa đơn độc quyền có in khuôn mặt của Bezos ở trung tâm. Như một cách để khích lệ nâng cao năng suất, nhân viên của Amazon có thể dùng nó để mua các mặt hàng như áo phông, nước uống và rất nhiều các sản phẩm thiết yếu khác.

2. CRaP

Đây là tên viết tắt của "Can't Realize a Profit". Các mặt hàng CRaP của Amazon bao gồm nước đóng chai, khăn giấy và thức ăn nhẹ. Chúng thường được bán với giá dưới 15 USD, nhưng do cồng kềnh nên chi phí vận chuyển cao, dẫn đến tỷ suất lợi nhuận thấp, thậm chí là không có. Vào năm 2018, Amazon đã cắt giảm việc bán các sản phẩm CRaP để tập trung vào các mặt hàng sinh lời nhiều hơn.

3. Hire to Fire

Mỗi năm, Amazon đều đặt ra một chỉ tiêu sa thải nhân viên nhất định. Có 3 nhà quản lý giấu tên đã chia sẻ với Insider rằng họ cảm thấy vô cùng áp lực để hoàn thành nhiệm vụ này. Vì vậy, họ đã nghĩ đến việc thuê nhân viên kiểu "Hire to Fire", tuyển thời vụ. Thông thường, những người này chỉ làm việc trong vòng một năm, rồi sau đó sẽ bị sa thải.

4. Water Spider

"Water spiders" là những công nhân có nhiệm vụ đảm bảo cho nhà kho luôn đầy đủ hàng hóa. Tại Amazon, các kiện hàng sẽ được vận chuyển đến vị trí của "stower", những người này sẽ xếp chúng lên các giá khác nhau. Sau khi giá được lấp đầy, robot sẽ đến và đem nó đi. Nếu có khách đặt hàng, robot sẽ mang giá đến cho "picker", người này có trách nhiệm lấy hàng, đặt nó lên băng truyền để gửi đến "packer" đóng gói.

5. Stow Rate / Pick Rate / Scan Rate

Tại Amazon, tất cả các công đoạn như sắp xếp, lựa chọn, quét mã đơn, đóng gói… đều đòi hỏi một tốc độ rất cao. Tỷ lệ năng suất hàng giờ của mỗi công nhân tùy thuộc vào vai trò của họ trong đội hình kho hàng. Nếu không thể đảm bảo tỷ lệ trung bình mà họ đặt ra, bạn có thể sẽ bị sa thải. Đây là một hệ thống mà The Wall Street Journal gọi là "Chủ nghĩa Bezos".

6. Power Hours

Power Hours là khoảng thời gian mà các nhà quản lý thúc đẩy công nhân kho hàng làm việc chăm chỉ hơn. Và tất nhiên, cuối giờ, nhân viên có thể được thưởng bằng tiền mặt hoặc một số giải thưởng hấp dẫn khác.

7. Make Rate

Đây là cụm từ mà các nhân viên Amazon sử dụng để mô tả việc có thể theo kịp tốc độ xếp hàng, chọn hàng hoặc quét mã mà họ đã đặt ra trước đó. Giới hạn thời gian nghiêm ngặt và mục tiêu năng suất cao đã khiến các tài xế giao hàng và nhân viên kho phải thực hiện các biện pháp quyết liệt như đi tiểu vào chai (theo Insider đưa tin).

8. Focus

Focus là một chương trình "huấn luyện" của Amazon dành cho những người làm việc kém hiệu quả. Insider cho biết đây là một phần của chiến lược giúp hoàn thành mục tiêu loại bỏ một số lượng nhân viên nhất định mỗi năm (khoảng 6% lao động của công ty). Bởi một khi tham gia vào Focus, bạn sẽ không thể ứng tuyển vào các vị trí khác trong công ty.

9. Forte

Forte là chương trình giúp nhân viên tự đánh giá, nhận xét về cách làm việc của các đồng nghiệp. Từ đó, Amazon có thể tiến hành xếp hạng hiệu suất một cách khách quan hơn.

10. Day One

Jeff Bezos vận hành Amazon theo triết lý "day one", luôn giữ vững tinh thần khởi nghiệp. Điều đó như trở thành một câu "thần chú" giúp Amazon phát triển không ngừng.

11. Peak

Mùa cao điểm ở Amazon kéo dài từ Black Friday đến Giáng sinh. Đã có rất nhiều công nhân trên khắp Hoa Kỳ, Anh và Châu Âu chia sẻ với Insider về thực tế "tàn khốc" của việc làm việc trong kỳ nghỉ. Họ bắt buộc phải làm liên tục 60 giờ mỗi tuần và các cuộc gọi khẩn cấp cũng chẳng còn xa lạ.

12. S-team

Nhân viên của Amazon dùng từ này để gọi một nhóm, khoảng hai mươi giám đốc điều hành cấp cao luôn hợp tác và liên kết chặt chẽ với nhau trong việc đưa ra các quyết định quan trọng.

13. VTO / UPT

Đây là từ viết tắt của "voluntary time off" (thời gian nghỉ tự nguyện) và "unpaid time off" (thời gian nghỉ không lương). Nếu không có đủ việc để làm, các nhà quản lý sẽ quyết định cho người lao động của mình nghỉ việc mà không có lương.

14. URA

"Unregretted attrition rate" - URA là tỷ lệ phần trăm những nhân viên nghỉ việc mà các nhà quản lý không cần níu kéo hay cảm thấy tiếc nuối.

15. OV / HV

Đây là phép đo hiệu suất làm việc của nhân viên Amazon. Theo bảng xếp hạng OV, các nhà quản lý sẽ phân loại nhân viên của mình thành ba nhóm lớn về cấp độ hiệu suất: nhóm hiệu quả nhất (TT), nhóm được đánh giá cao (HV) và nhóm kém hiệu quả (LE).

Theo Hạ Mộc

Doanh nghiệp và tiếp thị

Trở lên trên