MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Tuần 8-12/11: Khối ngoại có tuần thứ hai liên tiếp bán ròng với giá trị 1.368 tỷ đồng, tập trung "thoát hàng" SSI, PAN

Tuần 8-12/11: Khối ngoại có tuần thứ hai liên tiếp bán ròng với giá trị 1.368 tỷ đồng, tập trung "thoát hàng" SSI, PAN

Khối ngoại tiếp tục bán ròng phần lớn qua kênh khớp lệnh, giá trị bán ròng ghi nhận 1.090 tỷ đồng. Đồng thời họ cũng bán ròng thêm 277 tỷ đồng trên kênh thoả thuận.

Thị trường chứng khoán tuần 8-12/11 mở cửa với tâm lý tích cực của nhà đầu tư sau khi VN-Index lập đỉnh mới. Thị trường có phiên giao dịch đầu tuần với mức tăng hơn 11 điểm, tuy nhiên diễn biến giằng co liên tiếp diễn ra phần lớn thời gian giao dịch sau đó, trước khi phục hồi và lấy lại toàn bộ điểm số "đánh mất" nhờ sự trở lại của một số cổ phiếu nhóm trụ cột.

Trong khi các cổ phiếu vốn hoá lớn diễn biến phân hoá, sự tập trung đổ dồn vào nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ. Dòng tiền cuồn cuộn đổ vào thị trường giúp hàng loạt cổ phiếu midcaps và penny dậy sóng với các phiên tăng hết biên độ. Tiêu biểu như phiên cuối tuần đã ghi nhận kỷ lục 127 cổ phiếu sàn UPCoM tăng kịch trần, tương ứng cứ 2 mã cổ phiếu tăng lại có 1 mã tăng hết biên độ, dư mua giá trần lên tới hàng triệu đơn vị.

Đóng cửa phiên cuối tuần, chỉ số VN-Index đạt 1473,37 điểm, tương ứng tăng 16,86 điểm (1,16%) so với đầu tuần. Cùng chiều, HNX-Index trong một tuần tăng 3,3% lên mức 441,63 điểm và UPCoM-Index tăng 2,2% lên 110,66 điểm.

Về giao dịch khối ngoại, theo cùng xu hướng dòng tiền mạnh chảy vào thị trường, giá trị giao dịch bình quân trong tuần của nhà đầu tư nước ngoài tăng gần 4% so với tuần trước lên mức 3.509 tỷ đồng, chiếm 4,5% tỷ trọng toàn thị trường. Điểm trừ là họ tiếp tục bán ròng trên toàn thị trường với giá trị bán ròng cả tuần ghi nhận 1.368 tỷ đồng, khối lượng bán ròng khoảng 39 triệu cổ phiếu trong tuần vừa qua.

Cụ thể, sau khi trở lại mua ròng trong hai phiên đầu tuần, nhà đầu tư ngoại đã quay đầu bán ròng, đặc biệt có phiên thứ 5 (11/11) đã bán ròng mạnh hơn 1.200 tỷ đồng trên sàn HoSE trước khi trở lại mua ròng nhẹ trong phiên cuối tuần. Khối ngoại tiếp tục bán ròng phần lớn qua kênh khớp lệnh, giá trị bán ròng ghi nhận 1.090 tỷ đồng. Đồng thời họ cũng bán ròng thêm 277 tỷ đồng trên kênh thoả thuận.

Tuần 8-12/11: Khối ngoại có tuần thứ hai liên tiếp bán ròng với giá trị 1.368 tỷ đồng, tập trung thoát hàng SSI, PAN - Ảnh 1.

Xét riêng theo từng mã cổ phiếu, lực bán bán của khối ngoại dồn mạnh tại các cổ phiếu như SSI, PAN với giá trị đột biến trên 300 tỷ đồng; ngoài ra cũng trở lại bán ròng HPG, DXG. Ngược lại, dòng tiền ngoại tiếp tục tìm đến nhóm cổ phiếu nhà băng khi CTG, STB, VCB hay HDB dẫn đầu danh sách mua ròng của khối ngoại trong tuần. Ngoài ra, dòng tiền ngoại còn chảy vào các cổ phiếu khác như KDH, MSN, GAS...

Tuần 8-12/11: Khối ngoại có tuần thứ hai liên tiếp bán ròng với giá trị 1.368 tỷ đồng, tập trung thoát hàng SSI, PAN - Ảnh 2.

Trên sàn HoSE, khối ngoại có tuần thứ hai liên tiếp bán ròng, tổng giá trị bán ròng ghi nhận 1.244 tỷ đồng - giảm so với giá trị tuần liền trước. Cụ thể, nhà đầu tư ngoại bán ròng 930 tỷ đồng thông qua khớp lệnh trên sàn, bên cạnh đó còn bán ròng thêm 32 tỷ đồng thông qua giao dịch thỏa thuận.

Tại chiều bán, cổ phiếu chứng khoán SSI là tâm điểm bán ròng nhiều tuần qua với giá trị ghi nhận 374 tỷ đồng, chủ yếu trên kênh khớp lệnh với giá trị bán khớp lệnh hơn 455 tỷ đồng. Cổ phiếu SSI mặc dù áp lực bán ròng nhưng trong tuần qua vẫn ghi nhận lên đỉnh lịch sử tại 44.700 đồng/cổ phiếu trước khi điều chỉnh nhẹ về mức giá 44.600 đồng/cổ phiếu trong phiên cuối tuần.

Cổ phiếu PAN tuần vừa rồi cũng ghi nhận giá trị bán ròng lớn với 317 tỷ đồng, phần lớn được bán thoả thuận. Tuần qua tiếp tục là một tuần giao dịch thoái vốn của cổ đông chủ chốt tại PAN. Cụ thể, Tael Two Partners đã báo cáo bán nốt hơn 9,3 triệu cổ phiếu PAN trong phiên 10/11, qua đó "rời ghế" cổ đông tại doanh nghiệp. Thông tin thêm là Chứng khoán SSI cũng bán xong 15 triệu cổ phiếu PAN từ 8/11 đến 10/11, qua đó giảm tỷ lệ sở hữu về còn 12,73% vốn điều lệ.

Các cổ phiếu khác tại sàn HoSE bị bán ròng trên 100 tỷ đồng trong tuần qua còn có thể kể đến là NLG (189 tỷ đồng), DXG (180 tỷ đồng ), HPG (156 tỷ đồng), VND (140 tỷ đồng), HSG (125 tỷ đồng)...

Tuần 8-12/11: Khối ngoại có tuần thứ hai liên tiếp bán ròng với giá trị 1.368 tỷ đồng, tập trung thoát hàng SSI, PAN - Ảnh 3.

Trên sàn HNX, khối ngoại vẫn tiếp tục xu hướng bán ròng với quy mô tiếp tục giảm còn 23 tỷ đồng, theo đó họ bán ròng 25 tỷ đồng trên kênh khớp lệnh tuy nhiên mua ròng hơn 1 tỷ đồng thỏa thuận.

Giao dịch chiều bán tại HNX ghi nhận cổ phiếu CEO bị bán mạnh nhất với gần 24 tỷ đồng. Cổ phiếu này từ đầu năm liên tục duy trì xu hướng tăng điểm và vẫn chưa có dấu hiệu chậm lại, toàn bộ 5 phiên giao dịch trong tuần qua đều tăng kịch trần đưa thị giá tăng tới 59% so với cuối tuần trước. 

Theo sau là HUT với giá trị bán ròng 12 tỷ đồng và PVS bị bán ròng 7 tỷ đồng. Danh sách bán ròng còn có HLD (6 tỷ đồng), IVS (6 tỷ đồng), NBC (4 tỷ đồng), PGS (3 tỷ đồng)...

Ngược lại, khối ngoại tiếp tục mua ròng trên sàn HNX mạnh nhất tại mã THD với 18 tỷ đồng, các cổ phiếu được mua ròng trong tuần qua còn có SHS, VCS, APS, BAX, BVS...

Tuần 8-12/11: Khối ngoại có tuần thứ hai liên tiếp bán ròng với giá trị 1.368 tỷ đồng, tập trung thoát hàng SSI, PAN - Ảnh 4.

Trên sàn UPCoM, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng mạnh 100 tỷ đồng, trong đó họ bán ròng 146 tỷ đồng trên kênh khớp lệnh, tuy nhiên mua ròng 45 tỷ đồng qua kênh thỏa thuận.

Cổ phiếu HHV tuần này dẫn đầu danh sách bán ròng khi bị khối ngoại bán ròng hơn 84 tỷ đồng và đều bán qua kênh khớp lệnh. Bên cạnh đó, QNS và VEA cũng bị bán ròng lần lượt 81 tỷ đồng và 13 tỷ đồng, một số cổ phiếu bị bán ròng từ nhà đầu tư ngoại tuần qua trên UPCoM còn có RGC, TVN, HTG, MML, LTG...

Tại phía mua vào, cổ phiếu IDP tuần này được nhà đầu tư ngoại mua ròng nhiều nhất với 46 tỷ đồng, chủ yếu đều qua mua thoả thuận. Ngoài ra, dòng vốn ngoại cũng tìm đến NTC với giá trị mua ròng ghi nhận 18 tỷ đồng. Danh sách mua ròng còn có CLX, VTP, ACV, MCH...

Tuần 8-12/11: Khối ngoại có tuần thứ hai liên tiếp bán ròng với giá trị 1.368 tỷ đồng, tập trung thoát hàng SSI, PAN - Ảnh 5.

Phương Linh

Doanh Nghiệp Tiếp Thị

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên