Tuần làm việc 4 ngày không phải liều thuốc chữa bách bệnh: Hơn 70% số người cảm thấy giảm giờ làm là sự bất tiện
Việc áp dụng chính sách tuần làm việc 4 giờ đang bộc lộ nhiều bất cập đối với người lao động. Nhiều người cảm thấy việc áp dụng chính sách này khiến họ áp lực hơn.
- 14-12-2022Ngôi trường ở Mỹ không áp lực điểm số, không có bài về nhà
- 13-12-2022Mỹ nhân duy nhất có đường cong đạt tỷ lệ vàng: Từ tuổi thơ sống trong cảnh thiếu thốn đến bà chủ sở hữu công ty tỷ đô, lọt top phụ nữ giàu nhất nước Mỹ
- 13-12-2022Quy tắc đầu tư của nhà đầu cơ chứng khoán vĩ đại nhất thế giới: Sau những chuyến tàu lượn siêu tốc, đứng yên mới là cách kiếm tiền hiệu quả nhất
- 12-12-2022Dạy con sai cách, 'cậu bé khổng lồ' 33 tuổi vẫn phải mặc bỉm, ngủ cũi: Tưởng là thương con nhưng vô tình đánh mất cơ hội trưởng thành một đời
- 12-12-2022Dáng đi của bạn như thế nào? Câu trả lời sẽ tiết lộ sự thật bất ngờ về tính cách con người bạn
Ngày càng nhiều doanh nghiệp chú ý đến vấn đề cân bằng giữa công việc và cuộc sống (Work-life Balance). Nhiều công ty trên khắp thế giới đã thực hiện mô hình tuần làm việc 4 ngày hoặc mô hình hybrid working (vừa làm việc ở văn phòng, vừa làm việc tại nhà qua hình thức online) nhằm mang đến hiệu quả làm việc tốt hơn. Tuy nhiên việc thực hiện tuần làm việc 4 ngày mà không xem xét đến đến nhu cầu thực sự của nhân viên có thể khiến mọi việc càng thêm áp lực
Tuần làm việc 4 ngày đang được áp dụng ở nhiều quốc gia
Kể từ khi mô hình tuần làm việc 4 ngày được áp dụng thành công ở Ireland vào năm 2015, Hoa Kỳ, Nhật Bản và một số quốc gia khác đã làm theo. Đến tháng 6 vừa qua, 70 công ty với khoảng 3.000 nhân viên ở Anh đã áp dụng tuần làm việc 4 ngày với mức lương không đổi. Việc giảm số ngày đi làm đã đem đến một vài tích cực như nâng cao hiệu quả công việc, thu hút nhân tài, gia tăng mức độ hạnh phúc của người lao động.
Một nghiên cứu của hãng phần mềm Qualtrics cho thấy 92% công nhân Hoa Kỳ cũng ủng hộ chính sách này.
Tuy nhiên, theo báo cáo của Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ có 5 triệu vị trí việc làm còn trống, nhiều hơn số người đang thất nghiệp. Người lao động đang suy nghĩ nhiều về môi trường công ty muốn gắn bó và cách thức họ làm việc để cuộc sống trở nên có ý nghĩa.
Vì thế trong khi nhiều nhà tuyển dụng do dự khi nói về tuần làm việc 4 ngày, họ cần hiểu nhu cầu của nhân viên để giữ chân nguồn nhân lực. Theo Business Times, 88% người lao động muốn có sự cân bằng tốt hơn giữa cuộc sống và công việc, 82% nhân viên tin rằng tuần làm việc 4 ngày giúp tăng năng suất; 79% nhân viên mong đợi một tuần làm việc 4 ngày để cải thiện sức khỏe tinh thần.
Bất lợi của của tuần làm việc 4 ngày
Tuy nhiên mô hình tuần làm việc 4 ngày không phải là liều thuốc cho mọi vấn đề. Nổi bật nhất trong số này là giảm số ngày làm việc nhưng không có nghĩa là giảm khối lượng công việc. Nếu người lao động vẫn cống hiến hết mình cho công việc trong những ngày nghỉ thì bài toán cân bằng giữa công việc và cuộc sống vẫn chưa được giải quyết. Nếu doanh nghiệp không hướng đến nhu cầu thực sự của người lao động thì việc thực hiện tuần làm việc 4 ngày có thể không đạt được mục tiêu, kết quả mong đợi.
Theo Business Times, 73% số người được hỏi cho biết họ sẽ làm việc nhiều hơn để bù đắp cho những ngày nghỉ. 55% nhân viên tin rằng việc rút ngắn ngày làm việc sẽ dẫn đến thất vọng hoặc không hài lòng của khách hàng. 46% nhân viên nói rằng tuần làm việc 4 ngày khiến công ty mất một phần doanh thu.
Nghiên cứu của Qualtrics chỉ ra rằng kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát, tính linh hoạt về địa điểm và thời gian làm việc gia tăng. Tuần làm việc 4 ngày hay hybrid working trở nên phổ biến hơn nhưng đồng thời khối lượng công việc cũng tăng lên. Theo đó, việc nhân viên xin nghỉ cũng trở nên khó khăn hơn.
Báo cáo cho biết mặc dù tuần làm việc 4 ngày có một số lợi ích nhưng vẫn không thể giải quyết được vấn đề khi nhân viên đã kiệt sức. Vì thế trước khi nhà tuyển dụng xem xét áp dụng chính sách làm việc này, họ nên hiểu 2 điều sau: Giảm giờ làm việc có nghĩa là điều chỉnh hoặc thậm chí giảm khối lượng công việc; Giảm giờ làm việc hay thực tế là đang tăng căng thẳng cho nhân viên.
Khi một công ty ở New Zealand triển khai thí điểm tuần làm việc 4 ngày, người ta thấy rằng nhân viên phải rút ngắn thời gian nghỉ ngơi và giảm các hoạt động xã hội ngoài giờ làm việc để đối phó với khối lượng công việc thực tế.
Các vấn đề doanh nghiệp cần lưu ý là liệu có thể điều chỉnh hợp lý khối lượng công việc khi thực hiện tuần làm việc 4 ngày hay công việc của ngày rút ngắn lại phải phân bổ sang các ngày làm việc khác. Ngoài ra, việc giảm ngày làm việc có dẫn đến cắt giảm thu nhập không?
Thêm vào đó, nghiên cứu cho thấy mức độ mà nhân viên cảm thấy được kết nối với công việc ngoài giờ làm việc là khác nhau ở mỗi người. Bởi xử lý các vấn đề liên quan đến công việc ngoài giờ làm việc có thể tăng thêm căng thẳng. Do đó các doanh nghiệp nên cân nhắc việc cho người lao động được nghỉ ngơi thực sự ngoài giờ làm việc thay vì phải làm việc 4 ngày một tuần nhưng áp lực công việc có thể ập đến bất kỳ lúc nào.
Báo cáo kết luận rằng mặc dù mục tiêu của việc thực hiện tuần làm việc 4 ngày là tốt nhưng cần chú ý đến một số vấn đề, trong đó có phúc lợi của nhân viên khi áp dụng tuần làm việc 4 ngày.
Theo Business Times
Nhịp sống thị trường