Tuân thủ "quy tắc 30%" khi thuê nhà trong vòng 5 năm - cô gái nhận ra “chân ái” trong chi tiêu, kiếm được bao nhiêu tiền cũng không phải vấn đề
Có tính toán có khác!
- 15-03-2022Tư duy kiếm tiền của "Hoa hậu chứng khoán" Mai Phương Thúy: "Tôi không thích kiểu nay kiếm nhiều mai kiếm ít, tôi muốn mình kiếm tiền có hệ thống và không phải nghĩ nhiều"
- 14-03-2022Trước khi trở thành tỷ phú, Elon Musk, Bill Gates cũng sai lầm đến mức sụp đổ cả công ty nhưng CÁCH ĐỐI DIỆN VỚI THẤT BẠI mới là điều đáng học hỏi
- 14-03-2022Từ ăn xin trở thành tỷ phú: 3 quy tắc làm giàu "đắt giá hơn ngàn vàng" giúp người đàn ông Mỹ làm nên kỳ tích, sở hữu khối tài sản 3,1 tỷ USD
Đã hơn 5 năm kể từ khi Krystal (tên nhân vật đã được thay đổi) đi tìm căn hộ đầu tiên tại New York sau khi tốt nghiệp đại học. Cô đã có được những thành tựu tài chính không ngờ tới.
Ở một thành phố đắt đỏ bậc nhất thế giới, tiền thuê có thể là một vấn đề lớn với những người trẻ. Tuy nhiên, Krystal không muốn nhờ đến sự giúp đỡ của bố mẹ, kể cả khi thu nhập lúc ấy vẫn còn thấp vì đang là một thực tập sinh.
Khi tốt nghiệp, cô đã nhận được một khoản tiền kha khá là quà tặng chúc mừng từ những người thân. Krystal đã quyết định dùng số tiền đó để trả cọc tiền đi thuê nhà và phần còn lại sẽ được thiết lập thành quỹ khẩn cấp.
Điều đó có nghĩa là cô đã hết sạch tiền tiết kiệm. Từ bây giờ, tiền thuê nhà hàng tháng và hoá đơn cần phải trả sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào thu nhập của cô. Khoảng thời gian lúc còn học đại học, cô chỉ ở ký túc xá, quả thực khoản tiền thuê phòng lúc đó khá là rẻ. Cô không hình dung được mình sẽ phải chi tiêu bao nhiêu khi phải sống tự lập.
Nhận ra bản thân mình đang mông lung, Krystal quyết định tìm hiểu về câu chuyện thuê nhà . Cô cảm thấy quy tắc không chi tiêu quá 30% tổng thu nhập cho nhà ở phù hợp với mục tiêu tài chính của mình. Làm một số phép tính và nhận ra khi trả chính xác 30% thu nhập cho tiền thuê nhà, cô vẫn có đủ để trang trải cho các chi phí khác. Chẳng hạn như ăn uống, đi lại và một số hoạt động giải trí cộng với có một quỹ tiết kiệm nho nhỏ.
Cách Krystal tuân theo quy tắc 30% thuê nhà ở các thành phố đắt đỏ
Đối với những “tấm chiếu chưa trải”, việc săn căn hộ nghe có vẻ thú vị. Trong thực tế, nó có thể vô cùng tẻ nhạt và khó chịu, đặc biệt khi bạn có ngân sách eo hẹp. Một căn hộ xinh đẹp và hiện đại có thể không nằm trong danh sách của những người trẻ mới ra trường và muốn tự lập hoàn toàn.
Sau khoảng một năm rưỡi sống ở New York, Krystal chuyển đến Los Angeles - một thành phố với mức sống cao không kém. Để tuân theo quy tắc 30%, cô đã phải nhượng bộ một số điều. Ở cả 2 nơi, cô đã sống cùng ít nhất với 2 người bạn và luôn chọn căn phòng với giá thuê rẻ nhất.
Tại thành phố New York, điều đó có nghĩa là một phòng ngủ không có cửa sổ trong một căn hộ ở những khu ngoại ô. Trong căn đầu tiên ở Los Angeles, Krystal đã chọn nơi có chỗ đậu xe bất tiện nhất và phòng ngủ không có phòng tắm riêng.
Tuy nhiên, tiền thuê nhà không phải là chi phí nhà ở duy nhất. Internet thường tốn 1 triệu mỗi tháng. Song, vấn đề là nước và điện thì khó lường trước được, hóa đơn thay đổi theo tháng. Hơn thế nữa, khó có thể kiểm soát những chi phí này khi bạn sống với những người khác. Bởi vì bạn không thể kiểm tra mức sử dụng năng lượng hay thời gian tắm của họ. Trên thực tế, ta thường sẽ chia tiền theo số người trong trường hợp này.
Khi hoá đơn quá cao, Krystal thường phải sử dụng quỹ khẩn cấp để giải quyết tình trạng thiếu hụt.
Giữ chi phí thuê nhà ở mức thấp đã mở ra nhiều cơ hội tăng khoản tiền tiết kiệm
Mỗi lần Krystal chuyển căn hộ - tổng cộng ba lần kể từ căn hộ đầu tiên ở NewYork - cô đã có mức thu nhập cao hơn. Những lần như vậy, cô sẽ tinh chỉnh ngân sách thuê nhà của mình sao cho phù hợp với mục tiêu tài chính cũng như nhu cầu cá nhân.
Bằng cách kiểm soát chi phí nhà ở, cô có thể linh hoạt hơn với phần ngân sách còn lại của mình. Điều đáng chú ý là cô không có những khoản nợ tiêu dùng nào. Một phần là Krystal đã vô cùng lưu tâm đến số tiền chi cho thuê nhà. Từ đó hiểu được tầm quan trọng của tài chính cá nhân.
Khi thu nhập tăng lên, cô đã dồn tiền cho các mục tiêu tiết kiệm, đầu tư cũng như quỹ hưu trí. Bên cạnh đó, Krystal muốn đảm bảo rằng bản thân đã chuẩn bị cho những chi phí phát sinh ngoài dự kiến.
Do vậy, thay vì chuyển đến một căn hộ đẹp hơn ở một khu phố sầm uất mỗi lần tăng lương - cô vẫn duy trì mức thuê nhà dưới 30% và để phần tiền còn lại đầu tư.
Quy tắc 30% không phù hợp với tất cả mọi người
Giống như bất kỳ chiến lược nào về tài chính cá nhân, quy tắc 30% mang tính chất tôn chỉ hơn là nhiệm vụ bắt buộc phải thực hiện được. Bạn có thể có ít lựa chọn hơn về chính xác nơi bạn sinh sống làm việc và học tập. Hoặc bạn có thể không quen sống với quá nhiều người.
Đối với Krystal, quy tắc 30% là một nền tảng tốt để lập kế hoạch chi tiêu. Giữ chi phí cố định ở mức thấp nhất có nghĩa là sẽ có tiền cho các mục tiêu khác - quan trọng hơn với bản thân.
Ảnh: Tổng hợp
Pháp luật & Bạn đọc