Tuân thủ theo quy tắc này, bạn sẽ không bao giờ phải ân hận vì "vung tay quá trán"
Có tên “Quy tắc chi tiêu 1%”, phương pháp này được xem là bí quyết giữ tiền cho người thu nhập dưới 200.000 USD một năm.
- 22-06-2021Tác động từ khủng hoảng chip bắt đầu lan rộng, người tiêu dùng sắp phải trả nhiều tiền hơn để mua laptop, smartphone
- 31-05-2021Kế hoạch ngân sách 6 nghìn tỷ USD của ông Biden: “Tiền đang rẻ, cứ tiêu đi!”
- 13-04-2021Mỹ có thể hạ tiêu chí đánh giá “thao túng tiền tệ” trong thời gian tới
- 14-03-2021Người tiêu dùng trên thế giới đang ngồi trên đống tiền mặt nhàn rỗi, nhưng liệu họ có sẵn sàng chi tiêu không?
- 07-02-2021Bắc Kinh sẽ phát hành tiền kỹ thuật số trị giá 1,55 triệu USD để thúc đẩy tiêu dùng dịp Tết
Khi bạn chi tiêu quá nhiều, bạn sẽ bị lấn át bởi cảm giác hổ thẹn và tiếc nuối. Thậm chí cảm xúc đó sẽ kìm hãm bạn khỏi các mục tiêu tài chính của mình. Mặt khác, nếu không mua đồ hoặc chi cho những trải nghiệm mang lại niềm vui, bạn sẽ cảm thấy thiếu thốn.
Vậy làm thế nào để bạn tìm được sự cân đối?
Là một cố vấn tài chính, một kế toán và là người dẫn chương trình phát thanh Popcorn Finance, Chris Browning đã được nghe về nhiều chiến lược sáng tạo mà mọi người sử dụng để hạn chế chi tiêu. Một trong số những chia sẻ được yêu thích là chiến lược của Glenn James, người tổ chức kênh phát thanh tài chính hàng đầu Australia - My Millennial Money.
Quy tắc chi tiêu 1%: Mua hay không mua?
Trong một cuộc trò chuyện về cách chi tiêu sao để mua những thứ mình thích mà không bị cạn ví, James đã chia sẻ với Chris Browning quy tắc chi tiêu 1% mà anh nghĩ ra sau một lần đến cửa hàng bách hóa với vài người bạn và mua một chiếc Apple Watch giá 1.300 USD.
Anh James cho biết rằng đó thực sự là vấn đề, vì sáng hôm đó anh không hề có dự định mua một chiếc đồng hồ với giá nghìn đô.
Anh tự mô tả mình là một người "chi tiêu không kiểm soát". Vì vậy, anh ngay lập tức quyết định rằng bản thân cần tìm ra cách để quản lý chi tiêu.
Quy tắc 1% của James (khác với quy tắc 1% trong đầu tư bất động sản) rất đơn giản: Nếu bạn muốn chi tiền mua một thứ không thực sự cần thiết mà nó có giá lớn hơn hoặc bằng 1% tổng thu nhập hàng năm của bạn thì hãy đợi một ngày trước khi mua.
Trong thời gian đó, bạn hãy tự hỏi bản thân rằng: Tôi có thực sự cần thứ này không? Tôi có đủ khả năng mua được không? Tôi sẽ thực sự sử dụng chứ? Nếu mua, tôi có cảm thấy hối hận không?
Nếu sau một đêm, bạn vấn thấy đó là ý kiến hay thì hãy tiếp tục thực hiện việc mua món đồ đó.
Nếu bạn giàu hơn, bạn cần quy tắc khác
Giả sử, tổng thu nhập hàng năm của bạn là 60.000 USD và bạn muốn mua tấm thảm có giá 600 USD, bạn sẽ cần đợi một ngày trước khi đưa ra quyết định. Ngay cả khi tấm thảm đang dùng đã cũ, bạn có thể quyết định rằng 600 USD là quá nhiều và bạn có thể mua những cái rẻ hơn.
Đó là nguyên tắc dành cho những ai kiếm được dưới 200.000 USD / một năm. James nói: "Hiện tại, quy tắc 1% chỉ là một hướng dẫn. Nó đơn giản và hiệu quả đối với tôi. Tuy nhiên, nếu bạn kiếm được 2 triệu USD một năm, quy tắc này có thể sẽ không hiệu quả với bạn. Đối với những người thu nhập siêu cao, 1% lương hàng năm của họ có thể đặt ra một con số giới hạn rất lớn".
Tất nhiên, có nhiều phiên bản khác của quy tắc chi tiêu, nhiều người còn đặt một giới hạn nghiêm ngặt (là bạn không không được chi quá X USD cho một thứ gì đó). Quy tắc 1% của Glenn James vẫn là độc nhất vì nó hoạt động như một "trạm kiểm soát tinh thần", một lời nhắc nhở suy nghĩ trước khi hành động, thiết lập ranh giới và xác định lúc hành động.
Anh James cho biết việc chiến thắng kiểm soát tài chính cá nhân thường bắt đầu từ chính các quầy hàng và trang mua sắm trực tuyến. "Bạn có thể muốn tiết kiệm tiền mua nhà hoặc để nghỉ hưu sớm. Nếu bạn có thể hạn chế chi tiêu, bạn có thể đạt được mục tiêu nhanh hơn", James chia sẻ.
Quy tắc 1% không dành cho tất cả mọi người. Chỉ cần bạn nhớ rằng các chiến lược tốt nhất là những quy tắc đơn giản và có thể áp dụng lâu dài.
Theo CNBC