Tuần tới hàng loạt quốc gia sẽ thông báo chỉ số PMI và quyết định tăng lãi suất
Tuần tới, thị trường sẽ đón nhận một loạt các quyết định “nghẹt thở” của các ngân hàng trung ương từ Mỹ đến Nhật Bản, Anh, Thụy Sỹ, Brazil và cả Nam Phi, dự kiến sẽ khiến thị trường trở nên rất sôi động.
- 17-09-2022Nhân dân tệ xuyên thủng ngưỡng 7 CNY, bảng Anh thấp nhất 37 năm, vàng và Bitcoin cùng giảm
- 17-09-2022SSI Research: OCB được nới hạn mức tín dụng thêm 3%
Chỉ số quản lý sức mua của hàng loạt các quốc gia cũng sẽ được cung cấp vào tuần tới, sẽ cho thấy manh mối về việc kinh tế toàn cầu thực sự đang "chao đảo" đến mức nào. Và liệu "đòn phản công" nhẹ của Ukraine có làm thay đổi quỹ đạo của cuộc xung đột với Nga?
1 / Fed – trung tâm của sự chú ý
Mỗi cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) luôn thu hút sự đặc biệt chú ý của thị trường. Cuộc họp tuần tới của Fed thậm chí còn quan trọng hơn nữa sau dữ liệu lạm phát mạnh hơn dự kiến, làm gia tăng khả năng các nhà hoạch định chính sách tiền tệ của Mỹ sẽ phải tích cực như thế nào để chế ngự lạm phát.
Thị trường dự đoán Fed sẽ tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản vào thứ Tư (21/9), nhưng cũng có một số người dự đoán khả năng sẽ tăng 100 điểm – một động thái mà chỉ vài ngày trước đây không ai nghĩ tới.
Chủ tịch Fed, Jerome Powell, phụ trách việc thắt chặt tiền tệ. Các cơ sở tính toán của ông dựa trên khả năng kinh tế phục hồi và sự dai dẳng của lạm phát – những yếu tố rất quan trọng - cũng như các dấu hiệu cho thấy bảng cân đối kế toán đang diễn ra như thế nào. Một số người lo lắng quá trình Fed cắt giảm 95 tỷ USD bảng cân đối kế toán mỗi tháng có thể ảnh hưởng đến tính thanh khoản của thị trường và gây áp lực lên nền kinh tế.
Động thái của Fed.
2 / BoJ với chính sách tiền tệ siêu lỏng lẻo
Tiếp theo sau Fed là quyết định vào thứ Năm (22/9) của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ). Khoảng cách lãi suất giữa Mỹ và Nhật Bản được dự đoán sẽ vượt quá mức 3% do dự đoán BoJ sẽ tiếp tục bám sát chủ trương nới lỏng tiền tệ chưa từng có.
Sự chênh lệch lớn đó đã đẩy xu hướng thương mại về gần với trước cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Một số cảnh báo điều đó sẽ gây thêm áp lực lên đồng yên vốn đã ở mức thấp nhất trong 24 năm.
Việc đồng yen giảm giá gần như hàng tuần so với USD không những không làm cho nhiều người lo ngại, mà thậm chí còn khiến Thống đốc BoJ ủng hộ đồng yen yếu. Thống đốc BoJ cảnh báo về những động thái diễn ra nhanh chóng một cách bất lợi.
Ngân hàng trung ương Nhật Bản gần đây đã gọi cho các đơn vị cho vay tiền để hỏi về tỷ giá hối đoái, là một trong những động thái được xem xét cẩn thận lần cuối trước khi can thiệp vào thị trường tiền tệ. Các nhà phân tích nhận thấy rất ít khả năng điều này sẽ thành công, chủ yếu do đồng yen tiếp tục suy yếu do BoJ tạo ra.
Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ cũng nhóm họp vào thứ Năm (22/9) và dự kiến sẽ thực hiện một đợt tăng lãi suất lớn khác - một động thái có thể chứng kiến tỷ giá Thụy Sĩ chuyển biến tích cực lần đầu tiên sau tám năm.
3 / BoE với hoạt động kinh doanh
Khả năng cả Ngân hàng Trung ương Anh và Bộ trưởng Tài chính mới của nước này, Kwasi Kwarteng, gặp thách thức lớn khi phải đối mặt với một nền kinh tế đang suy thoái.
BoE sẽ tăng lãi suất vào thứ Năm - ở mức 50 điểm phần trăm (bps) hoặc thậm chí 75 bps - để chống lạm phát. Vào thứ Sáu, Kwarteng dự kiến sẽ đưa ra báo cáo tài chính đầu tiên của mình để đưa ra cam kết của tân Thủ tướng Liz Truss về việc đảo ngược sự gia tăng đóng góp an sinh xã hội của tháng 4 và kế hoạch tăng thuế doanh nghiệp. Việc cắt giảm thuế có thể khiến giá cả tăng lên.
Các định hướng đối lập về chính sách tiền tệ và tài khóa nhấn mạnh những thách thức đối với Anh, quốc gia có tỷ lệ lạm phát cao nhất trong số các nước giàu lớn trên thế giới và đang đối mặt với suy thoái kinh tế. Các nhà giao dịch, những người gần đây đã đẩy đồng bảng Anh xuống mức thấp nhất gần 4 thập kỷ, đang theo dõi chặt chẽ.
Ngân hàng trung ương Anh chịu sức ép tăng lãi suất.
4 / Các chỉ số PMI
Đánh giá sơ bộ về hoạt động kinh doanh trên toàn thế giới trong tháng 9 sẽ được công bố vào thứ Sáu (23/9). Không nghi ngờ gì nữa, các chỉ số quản lý sức mua (PMI) của một loạt các nền kinh tế lớn sẽ được theo dõi chặt chẽ, qua đó có thể sẽ xác nhận điều mà nhiều người đang nghi ngờ hiện nay: Nền kinh tế thế giới có đang hướng tới một cuộc suy thoái hay không?
Chỉ số PMI của khu vực đồng euro đã ở dưới mốc 50, một dấu hiệu cho thấy khối này có thể bước vào một cuộc suy thoái sớm hơn dự kiến trước đây do cú sốc năng lượng và chính sách tiền tệ thắt chặt hơn. Với cuộc bầu cử ngày 25 tháng 9 của Italy sắp diễn ra, triển vọng kinh tế của khối đang thu hút nhiều sự chú ý.
Những nỗ lực của các chính phủ nhằm giảm nhẹ tác động của giá năng lượng tăng cao có thể giúp xoa dịu nỗi lo suy thoái. Một lần nữa, đối với một số nhà quan sát, thị trường cần bắt đầu xem xét một cách nghiêm túc hơn việc kinh tế thế giới sắp suy thoái.
Những dấu hiệu kinh tế toàn cầu suy thoái.
5 / Xung đột Nga – Ukaine nóng trở lại
Cục diện cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine gần đây có sự thay đổi và các thị trường đang cố gắng đánh giá xem Nga có thể phản ứng như thế nào và hậu quả từ các sự kiện mới nhất có thể diễn ra như thế nào trên các thị trường toàn cầu, đặc biệt là giá năng lượng, trong khi châu Âu đang chuẩn bị cho một cuộc suy thoái.
Hóa đơn giá điện nước của Anh tăng vọt.
Tham khảo: Reuters
Nhịp sống thị trường