Tức giận là thứ vô dụng nhất trên đời: Sai! Kẻ không biết tức giận là dại dột, người không biết biến tức giận thành động lực là không có trí khôn
Nếu ta chỉ là một viên đá, thì dù đẹp đến mấy, bản chất ta cũng chỉ là một viên đá mà thôi, không thể khiến cho người khác nhìn ta với con mắt khác. Còn nếu bản thân ta là một viên kim cương, vậy thì dù ta có thu mình cỡ nào, người khác cũng sẽ không xem nhẹ sự tồn tại của ta.
(01)
Tôi đã từng xem qua một câu chuyện: Thời cổ đại xưa, có một chàng thanh niên, trong nhà có ít đất, lại bạc màu cằn cỗi, quanh năm suốt tháng không thu thập được bao nhiêu, chàng thanh niên nay đã gần ba mươi tuổi nhưng vẫn chưa có lấy một người bạn đời nguyện ý thay anh nâng khăn sửa túi.
Chàng thanh niên vì không muốn chịu cảnh đơn thân như hiện tại, nên quyết định giao phó đất đai cho cha mẹ, bản thân một mình đi kiếm tiền, ngày nào cũng đi sớm về muộn, cuối cùng cũng có chút buôn bán nho nhỏ.
Làm buôn bán thường dễ bị ức hiếp, mỗi lần mang một bụng tức về nhà, chàng thanh niên đều sẽ chạy ba vòng để giải khuây trên miếng đất nhà mình.
Sau này đất của anh ngày càng rộng, nhà càng ngày càng nhiều, anh không những lấy được vợ mà con sinh được vài mụn con kháu khỉnh đáng yêu.
Sau này giàu có rồi, mỗi lần gặp chuyện làm anh tức giận, anh vẫn sẽ chạy ba vòng trên mảnh đất của mình, dù có lúc mệt đến nỗi thở không ra hơi, nhưng chàng thanh niên rất kiên trì duy trì thói quen đó.
Cha của anh rất tò mò, liền hỏi: "Con trai, tại sao mỗi lần tức giận, con lại chạy như vậy?"
Chàng thanh niên cười nói: "Khi xưa còn nghèo, ra ngoài bị người ta ức hiếp, không có cách nào phát tiết, đành phải về nhà chạy ba vòng. Chạy xong con liền nghĩ, đất thì ít, nhà thì nhỏ, lại không cưới được một cô vợ, thì lấy đâu ra thời gian mà giận người khác, nghĩ mãi nghĩ mãi rồi nghĩ đến làm sao để kiếm được tiền."
Người cha gật đầu đồng tình, sau đó lại hỏi: "Vậy giờ giàu có rồi, tại sao con vẫn chạy?"
Chàng thanh niên trả lời cha: "Sau này khá giả rồi, mỗi khi tức giận liền vừa chạy vừa nghĩ, bản thân vừa có đất rộng, vừa có nhà to, sức khoẻ của cha lại tốt, vợ hiền thuận con hiếu thảo, cuộc sống như ý, việc gì phải cùng người khác tính toán, vớ lấy những điều tức vào mình."
Có câu nói như này: "Kẻ không biết tức giận là kẻ ngu dốt. Người không biết biến tức giận thành, mới là người không có trí khôn."
Con người sống trên đời, không phải ai cũng được bước trên con đường trải đầy hoa hồng. Chông gai một người phải đối mặt không chín thì mười. Trên chặng đường gia vị mang tên phong ba bão táp đó, thất bại là điều không thể thiếu. Muốn thoát khỏi hoàn cảnh khó khăn, thay đổi số phận, phải biết học thuộc châm ngôn trở thành một người thông minh: Biến sự tức giận thành động lực để hoàn thành mục tiêu của bản thân mình.
Nhiều người cho rằng, tức giận là thứ vô dụng nhất trên đời. Nhưng thật ra, khi bạn biết cách biến tức giận thành động lực, bạn có thể khiến bản thân trở nên ngày một mạnh mẽ hơn, giúp cuộc sống mới của mình trở nên ngày càng tự do tự tại.
(02)
Có một người trung niên, vì trước giờ chưa bao giờ được lãnh đạo biểu dương nên đem lòng oán giận, trách móc. Một ngày, ông ta đi thăm thầy của mình, rồi tiện thể bày tỏ phiền não cất giữ trong lòng mình bấy lâu nay.
Người thầy đó nghe xong, liền dẫn ông ta đến bờ sông, cúi người nhặt một hòn đá, sau đó liệng viên đá đó vào trong một đống đá gần đó. Sau khi thực hiện xong hành động của mình, người thầy quay ra hỏi người trung niên: "Anh có thể nhặt lại viên đá thầy vừa ném đi không?"
"Em không thể", người trung niên đáp
"Thế nếu vừa rồi ném đi là một viên kim cương thì sao?", người thầy hỏi lại, mắt đầy thâm ý nhìn người trung niên trước mặt.
Người trung niên bỗng bừng tỉnh, nói lời cảm ơn thầy rồi rời đi.
Nếu ta chỉ là một viên đá, thì dù đẹp đến mấy, bản chất ta cũng chỉ là một viên đá mà thôi, không thể khiến cho người khác nhìn ta với con mắt khác. Còn nếu bản thân ta là một viên kim cương, vậy thì dù ta có thu mình cỡ nào, người khác cũng sẽ không xem nhẹ sự tồn tại của ta.
Không có người tài nào mà mãi mãi không gặp thời. Lý do chúng ta không được tuyên dương khen ngợi, là bởi bản thân ta chưa đủ ưu tú.
Oán giận, trách móc không hề giải quyết được vấn đề gì cả. Nếu như bản thân ta không vừa ý với những gì mình đang có, vậy thì hãy cố gắng thay đổi chính lựa chọn duy nhất của ta.
(03)
Đã từng có một vị độc giả vừa làm việc vừa thở dài phiền não: "Ông chủ có thành kiến với tôi, luôn có đủ mọi cách bới móc tôi, lúc thì nói rằng bản đề xuất của tôi khó nhìn, lúc lại bảo bản thảo của tôi không có ý mới, không sáng tạo, chữ viết rối tung rối mù, tóm lại là chẳng có gì lọt được vào mắt của ông ta."
"Vậy anh cảm thấy ông chủ của anh nói có đúng không?", tôi hỏi cô ấy.
"Ông ta là đồ bất công, tôi tự tin bản thân có thể hoàn thành tốt công việc này."
Tôi liền đưa ra một chủ ý cho cô ấy: "Cô trước tiên đừng vội oán giận trách móc gì, cô là người mới tốt nghiệp ra trường, bản thân cũng chưa có kinh nghiệm gì nhiều, chi bằng ở lại bên cạnh sếp, coi như là rèn luyện bản thân. Đợi đến khi mọi phương diện của cô phát triển hoàn thiện, trở nên ưu tú, liền tách ra."
Hơn nửa năm sau, cô gái ấy lại tìm tôi nói chuyện, tôi cho rằng cô ấp đã sớm chuyển sang công ty khác làm việc, nhưng bất ngờ là cô gái ấy không những không hề chuyển đi, mà còn nhận được sự khen ngợi, tuyên dương của ông chủ.
Cô ấy cảm thán, những ngày đầu cô vì tức giận mà bỏ bê công việc, quấy nhiễu người khác, nhưng sau này, cũng chính sự tức giận đó đã khiến cô quyết định ngày đêm nỗ lực phấn đấu. Cô vốn dĩ muốn bản thân có thể gặt hái được một chút thành tựu trước khi rũ tay rời đi, không ngờ nhờ ngày đêm nỗ lực phấn đấu mà bản thân tiến bộ không ít, lâu dần nhận được sự tán dương của sếp lớn. Từ ấy, cô liên tục được thăng cấp, tăng lương. Cuối cùng cô quyết định lưu lại công ty tiếp tục làm việc.
Cơ hội chỉ đến với những người có chuẩn bị, càng nỗ lực thì càng may mắn. Kẻ cả ngày chỉ biết oán giận, cuối cùng sẽ chẳng đạt được gì cả.
Những kẻ dễ nối nóng, hay trách móc và oán hận, là những kẻ hèn nhát trong cuộc sống, không vừa lòng với hiện tại, lại không dám đối mặt, vì vậy chỉ đành thông qua tức giận và oán trách để phát tiết ra những bất mãn của bản thân. Nhưng càng như vậy, cuộc sống lại càng trở nên bi quan, bế tắc và ắt hẳn không thể nào gặt hái được thành công.
Trốn tránh không phải là cách, khó khăn gặp phải không vì ta trốn tránh mà giải quyết được. Chỉ có thay đổi, mới có thể tìm ra cơ hội mới, nhìn ra cách giải quyết mới và nhận về lại những thành công.
Trí thức trẻ