Từng khiến Tào Tháo cả đời đề phòng, vì sao Tư Mã Ý vẫn được hậu duệ Tào Ngụy trọng dụng?
Việc hậu duệ Tào Tháo vẫn bất chấp lời dặn dò của ông và phá lệ trọng dụng một nhân vật đầy tâm cơ như Tư Mã Ý xuất phát từ nhiều nguyên nhân sâu xa dưới đây.
- 05-09-20204 bài học "đắt hơn vàng" của Tào Tháo, đơn giản nhưng có thể thay đổi cả đời bạn
- 16-06-2020Nếu không luận địa vị, không luận quan hệ, ai mới xứng đáng là danh tướng số 1 dưới trướng Tào Tháo?
- 14-05-2020Lưu Bị, Tào Tháo, Tôn Quyền: Người có gia thế, nền tảng; người có trí lực, quan hệ; người có niềm tin và kiên trì tới cùng - Kết cục khác xa nhau!
Trong số những nhân vật nổi tiếng vào thời Tam Quốc, Tư Mã Ý từng được không ít người xem như "kẻ chiến thắng sau cùng" của thời đại này. Bởi lẽ, ông chính là người đặt nền móng giúp gia tộc của mình thâu tóm chính quyền Tào Ngụy và thống nhất Tam Quốc.
Có thể nói, tài năng, dã tâm và năng lực ẩn nhẫn là những đặc điểm nổi bật làm nên thành công của của một người như Tư Mã Trọng Đạt.
Tuy nhiên cũng bởi vậy mà người đứng đầu của tập đoàn chính trị Tào Ngụy là Tào Tháo năm xưa từ sớm đem lòng đề phòng đối với nhân vật này. Ông thậm chí còn nhiều lần dặn dò người kế thừa của mình phải đặc biệt cảnh giác với Tư Mã Ý.
Thế nhưng trên thực tế, hậu duệ Tào Ngụy sau này vẫn làm trái với lời cảnh báo của Tào Tháo, phá lệ trọng dụng Tư Mã Trọng Đạt.
Vậy liệu rằng đâu là nguyên nhân dẫn tới việc làm dường như có phần "bất đắc dĩ" ấy?
Nguyên nhân thứ nhất: Sự đề phòng không tới nơi tới chốn của hậu duệ Tào gia
Ảnh minh họa: Nguồn Internet.
Sinh thời, nhân vật có công đặt nền móng cho tập đoàn chính trị Tào Nguy là Tào Tháo vốn nổi tiếng có tính đa nghi.
Cũng bởi nhìn ra tài năng xuất chúng của Tư Mã Ý, ông từ sớm đã đem lòng đề phòng, không cho người này có quá nhiều "đất diễn" trên những đấu trường chính trị của mình.
Năm xưa trước lúc qua đời, Tào Tháo cũng nhiều lần căn dặn Tào Phi về việc cảnh giác với Tư Mã Ý.
Nhìn lại thực tế lịch sử, không khó để nhận thấy Tào Phi đã luôn coi trọng lời dặn của cha. Dù rằng có phần trọng dụng, thế nhưng ông vẫn luôn tìm cách áp chế quyền hành của nhân vật này.
Vì thế mà trong suốt khoảng thời gian mấy chục năm đầu, Tư Mã Ý cùng gia tộc của mình có thể coi là rất mực an phận.
Thế nhưng tới thời Tào Duệ nắm quyền, nhân vật đầy dã tâm ấy lại trở thành người được nhà vua trọng dụng.
Trước những cuộc giao tranh với Thục Hán, Tào Duệ đã trao không ít quyền hành cho Tư Mã Ý.
Nhờ có cơ hội từ trên trời rơi xuống ấy, Tư Mã Trọng Đạt với tài năng quân sự nổi bật đã nhanh chóng vươn lên trở thành nhân vật tầm cỡ trong triều đình.
Chính bước ngoặt nói trên đã khiến cho gia tộc Tư Mã có cơ hội vươn lên, chính quyền Tào Ngụy liên tiếp gặp phải nhiều biến cố để rồi cuối cùng rơi vào cảnh hỗn loạn và bị nhà Tấn thay thế.
Nguyên nhân thứ hai: Sự thiếu thốn về mặt nhân tài trong nội bộ Tào Ngụy
Ảnh minh họa.
Ở vào thời điểm Thục Hán liên tiếp phát động các chiến dịch Bắc phạt, dưới trướng Tào Ngụy dường như đã chẳng còn mấy tướng lĩnh quân sự tài năng đủ sức để chống lại. Tư Mã Ý cũng dựa vào tình huống này mới có được cơ hội thể hiện bản lĩnh.
Vì vậy theo quan điểm của Qulishi, việc Hoàng đế Tào Ngụy trọng dụng Tư Mã Trọng Đạt ở vào thời điểm đó cũng có thể coi là bất đắc dĩ. Chỉ tiếc rằng việc làm bất đắc dĩ này đã vô tình gieo xuống tai họa ngầm cho giang sơn xã tắc.
Tuy nhiên trong bối cảnh lúc bấy giờ, việc bảo vệ và giữ vững vị thế mới là ưu tiên hàng đầu. Do đó việc hậu duệ của Tào Tháo "phá lệ" trọng dụng Tư Mã Ý cũng là điều có thể hiểu được.
Nguyên nhân thứ ba: Những người kế thừa ngai vàng trong gia tộc họ Tào liên tiếp vắn số
Ảnh minh họa: Nguồn Internet.
Không khó để có thể nhận thấy, những nhân vật kế thừa gia nghiệp của Tào thị như Tào Phi hay Tào Duệ liên tiếp qua đời ở tuổi tráng niên. Đây cũng là một trong số những nhân tố tạo đà thúc đẩy cho Tư Mã Ý chiếm đoạt quyền hành.
Trên thực tế, thời gian tại vị của cả Tào Phi và Tào Duệ đều tương đối ngắn ngủi. Dưới thời Tào Phi, Tư Mã Ý từng trở thành đại thần ủy thác trong việc phò tá Tân đế Tào Duệ lên ngôi.
Sau này tới khi Tào Duệ sắp qua đời, nhà vua có đem lòng hoài nghi và muốn gạt bỏ Tư Mã Ý khỏi vũ đài chính trị khi con trai Tào Phương lên ngôi nhưng không thành.
Theo lẽ thường, khi một Hoàng đế trẻ tuổi lên nắm quyền, quyền lực ắt sẽ ít nhiều rơi vào các đại thần phụ chính bên cạnh. Đó chính là yếu tố ảnh hưởng tới sự ổn định của nội bộ triều đình.
Trong khi đó, Tư Mã Ý đã từng trải qua 3 lần truyền ngôi của Tào Ngụy. Trong số này có Tào Duệ và Tào Phương đều kế vị khi còn khá trẻ.
Vì vậy, việc một nhân vật cơ mưu như ông nhân cơ hội này để thâu tóm quyền lực cũng là điều khó tránh khỏi.
Ảnh minh họa: Nguồn Internet.
Những lý do trên đây chính là nguyên nhân khiến Tư Mã Ý từ một nhân vật bị giai cấp thống trị hết mực đề phòng đã dần dần trở thành quyền thần và đặt nền móng để nhà Tư Mã thay thế Tào Ngụy.
Trên thực tế, nếu như không có sự trấn áp của những nhà cầm quyền hùng mạnh thì việc thuộc hạ có cơ hội nổi dậy là một chuyện hết sức "bình thường" trong lịch sử Trung Hoa.
Điều này cũng giải thích lý do vì sao Tư Mã Ý luôn giấu mình, ẩn nhẫn trong suốt khoảng thời gian Tào Tháo còn tại thế và chỉ dần dần phất lên sau khi vị quân chủ này đã qua đời.
Thậm chí, nhân vật cơ mưu ấy chẳng những đã phá vỡ mọi sự đề phòng từ các hậu duệ của Tào Tháo mà còn loại bỏ nòng cốt của Tào Ngụy chỉ trong một thời gian ngắn, cuối cùng khiến cho cơ nghiệp từng được gia tộc này dày công xây dựng nhanh chóng sụp đổ.
Và có lẽ, nguyên nhân quan trọng nhất khiến cho Tư Mã Ý có cơ hội thâu tóm quyền lực chính là xuất phát từ tâm lý lo ngại, e sợ của Hoàng đế Tào Ngụy đối với các thế lực thù địch bên ngoài. Đó mới thực sự là "tấm vé" cho sự phất lên nhanh chóng của một nhân tài đầy tâm cơ như Tư Mã Trọng Đạt.
*Theo quan điểm của Qulishi
Pháp luật và bạn đọc