Từng là dự án bất động sản cho giới siêu giàu giá gần 13 tỷ đồng/căn, nay hoá "nghĩa trang lâu đài" hơn 6 nghìn tỷ đồng
Burj Al Babas (còn được biết đến là Lâu đài Disney) bị bỏ hoang, đã không hoạt động trong thời gian dài.
- 14-03-2023Chiêm ngưỡng tủ đồ hiệu lớn nhất thế giới: Sở hữu hàng loạt item đắt đỏ đến từ các thương hiệu Gucci, Hermes,… danh tính của chủ nhân khiến nhiều người ngỡ ngàng
- 13-03-2023Diễn viên Oscar "được ăn được nói, được 'gói đất' mang về": Bên trong túi quà tặng 60 món trị giá 6 con số, có cả mảnh đất ở Australia
- 12-03-2023Thót tim với "trend" cheo leo giữa núi: Nằm đọc sách, ăn ngủ ở vực sâu hàng trăm mét, có duy nhất 1 dây an toàn
- 09-03-2023Founder thương hiệu thời trang nghỉ dưỡng XITA kể chuyện 2 lần vay tiền khởi nghiệp và đam mê xây dựng hệ sinh thái lifestyle cho các nàng thơ của mình
- 08-03-2023Siêu xe đi trước thời đại của Bugatti, giá tới 4,7 tỷ đồng nhưng có cuộc đời ngắn ngủi, được ví là "thảm hoạ tài chính" khiến công ty phả sản
- 06-03-20237 người nổi tiếng sở hữu đồng hồ đắt nhất thế giới: Cristiano Ronaldo có chiếc trị giá 2 triệu USD nhưng vẫn đứng ở vị trí thứ 6
Nếu lái xe vài km về Tây Bắc của Thổ Nhĩ Kỳ, cách Istanbul khoảng 250 km, bạn sẽ bắt gặp cảnh tượng thực sự kỳ lạ. Tại đây, bạn sẽ thấy thị trấn gồm hàng trăm cung điện mini đã được xây dựng. Nhưng khi đặt chân đến đây, bạn sẽ nhận ra rằng thị trấn này không có bóng dáng người dân bản địa, và thậm chí không có bất kỳ con đường nào.
Nơi này được gọi với tên Burj Al Babas và là "thị trấn ma" bao gồm 587 lâu đài nhỏ, bị bỏ hoang hoàn toàn.
Thị trấn Burj Al Babas. Ảnh: Getty Images.
Vì sao thị trấn gần 600 lâu đài bị bỏ hoang?
Việc xây dựng loạt lâu đài bắt đầu vào năm 2014 và dự kiến mất 4 năm để hoàn thành. Tuy nhiên, trong cùng thời gian đó, các nhà phát triển tuyên bố phá sản.
Khi việc xây dựng thị trấn được tiến hành, người dân địa phương trở nên tức giận với cả tính thẩm mỹ của ngôi nhà và cách thức kinh doanh của các nhà phát triển. Cảm hứng cho phong cách thiết kế lâu đài ở Burj Al Babas không thực phải sự tôn vinh dành cho tập đoàn giải trí Disney. Thay vào đó, các toà lâu đài Burj Al Babas là sự kết hợp giữa kiến trúc của Thổ Nhĩ Kỳ (đặc biệt là tháp Galata) với kiến trúc của Anh và Mỹ.
Tuy nhiên, cư dân trong khu vực chỉ trích phong cách thiết kế vì các lâu đài trông quá khác biệt và xa vời với phong cách Ottoman đặc trưng của khu vực.
Ngoài ra, các nhà phát triển dự án cũng vấp phải ý kiến phản đối rằng công ty đã phá huỷ cây cối và gây thiệt hại cho môi trường. Theo Geopop, để xây dựng thị trấn, cần phải chặt diện tích rừng khoảng 300.000 mét vuông. Kế hoạch dự kiến ban đầu là xây dựng 732 căn hộ, nhưng đến cuối "chỉ" có 587 căn được xây.
Tiếp đó, đại dịch bùng nổ như "chiếc đinh" đóng chắc cho tương lai mịt mờ của dự án. Việc bán loạt lâu đài đã dừng lại.
Ảnh: Chris McGrath.
Lâu đài chục tỷ bị bỏ hoang
Trên thực tế, Burj Al Babas ban đầu được lên kế hoạch phát triển thành đô thị sang trọng, trang nghiêm, mang diện mạo của cuộc sống hoàng gia cho bất kỳ ai sẵn sàng bỏ ra 330.000-440.000 bảng Anh (9,4- 12,6 tỷ đồng) để sở hữu một căn.
Trong số 732 chiếc theo kế hoạch ban đầu, khoảng 350 chiếc đã được bán với những người mua chính đến từ Qatar, Bahrain, Kuwait, Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Ả Rập Xê-út.
Mỗi cung điện đều có hồ bơi, bể sục và hệ thống sưởi dưới sàn nhà. Trong dự định ban đầu, thị trấn có cả trung tâm mua sắm, nhà hàng, spa, nhà tắm kiểu Thổ Nhĩ Kỳ và sân golf riêng.
Theo xác nhận của trang web chính thức, mỗi ngôi nhà có diện tích khoảng 324 mét vuông và có 4 tầng. Bên trong nhà có 3 phòng khách, 1 hiên, 3 phòng tắm, 1 nhà bếp và cả phòng xem TV.
Ngày nay, Burj Al Babas là "thị trấn ma" với những cung điện không khác "vỏ sò trống rỗng", dở dang. Nhiều căn nhà được khởi công nhưng không được hoàn thành. Dẫu vậy, có nhiều du khách từ khắp nơi trên thế giới đến đây để khám phá những lâu đài rộng lớn bị bỏ hoang này.
Khi được bao phủ trong lớp tuyết trắng mỏng, Burj Al Babas mang vẻ ngoài giống trong truyện cổ tích. Ảnh: Esin Deniz.
Theo TimeOut
Thể thao & Văn hóa