Từng mệt mỏi, chán nản và... buồn nôn vì công việc chăm sóc người khuyết tật, tôi không thể ngờ mình nhận được nhiều bài học đến thế!
Nếu một ngày thức dậy bỗng mất đi cánh tay, đôi chân thì bạn có cảm thấy cuộc sống này không công bằng? Chấp nhận đối mặt với cuộc sống đầy khó khăn ấy hay bỏ cuộc? Câu chuyện tôi sắp kể dưới đây sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời cho riêng mình.
- 03-05-2017Qua đời vì ung thư khi đang ở đỉnh cao sự nghiệp, nữ tiến sĩ 33 tuổi để lại bức tâm thư thức tỉnh hàng triệu người
- 03-05-2017Phương pháp Ivy Lee: Chỉ cần dành ra 5 phút cuối mỗi ngày, kết quả sau một tháng sẽ khiến bạn bất ngờ
- 02-05-2017Khoảnh khắc đẹp: Được nghỉ lễ ở nhà, cậu bé phụ giúp mẹ đẩy chiếc xe rác cồng kềnh
Bước ngoặt lớn nhất cuộc đời là thời điểm tôi bắt đầu một cuộc sống độc lập, học đại học, tìm kiếm việc làm và tự trang trải cho cuộc sống. Tôi làm công việc trợ lý y tá ở khoa chấn thương tủy sống tại bệnh viện địa phương, dù không quan tâm đến y khoa, cũng không có chút kinh nghiệm về lĩnh vực này. Tôi chấp nhận công việc vì gần với trường học và trả lương khá ổn. Nhưng trải qua ngày đầu tiên làm việc, tất cả những cảm xúc trong tôi chỉ là mệt mỏi, chán nản và... buồn nôn.
Công việc của tôi là giúp bệnh nhân chấn thương, khuyết tật, thậm chí liệt nửa người đứng lên, đi dạo, nằm xuống giường và giúp họ đánh răng, ăn uống. Tôi bị ám ảnh bởi những bệnh nhân ở đây đều còn trẻ, đang ở độ tuổi thanh xuân nhưng cuộc sống của họ lại không có tự do như tôi.
Cùng với thời gian, những bệnh nhân này đã giúp tôi thay đổi cách suy nghĩ. Mỗi ngày, tôi gần như phải khâm phục tột cùng sự kiên cường, khả năng thích ứng và không dễ dàng bỏ cuộc của họ. Chắc chắn, so với họ, tôi cảm thấy bản thân thấp kém hơn nhiều.
Tôi chỉ làm công việc trong bệnh viện khoảng 6 tháng và dành 4 năm sau đó để làm trợ lý toàn thời gian cho một người đàn ông khuyết tật trẻ tuổi. Tôi rất hồi hộp và lo lắng khi nhận công việc chính thức đầu tiên. Nhờ công việc này mà tôi có thể tiếp tục đi học đại học và có được chiếc xe hơi của chính mình. Nhưng quan trọng là tôi học được nhiều hơn những gì tôi kiếm được.
Người đàn ông tên Ali này đã cho tôi thấy những điều đắt giá mà thiết nghĩ, ai trong số chúng ta cũng phải học hỏi. Cuộc sống vốn dĩ là không công bằng, cho dù có phàn nàn cũng chỉ lãng phí thời gian và công sức mà thôi. Chúng ta luôn có sự lựa chọn cách nhìn nhận và giải quyết vấn đề. Dù tôi không thể nhớ hết những kỉ niệm trong suốt 4 năm đó, nhưng tôi vẫn luôn tâm niệm những điều Ali cho là đúng đắn.
Tôi nhận ra bài học, không có sự công bằng trong cuộc sống và nó vốn dĩ là như vậy.
Tôi sống trong căn hộ cùng Ali để tiện cho việc chăm sóc cậu ấy. Buổi sáng, dù có đi học muộn, tôi vẫn phải đưa cậu ấy ra khỏi giường ngủ đến chiếc xe lăn và ăn sáng. Tay của cậu ấy không còn linh hoạt nhưng vẫn có thể tự đút thức ăn. Sau khi ăn xong, cậu ấy luôn tự giác để chiếc muỗng của mình vào bồn rửa và di chuyển xe lăn đến phòng khách xem tivi cho đến khi tôi trở lại căn nhà sau giờ học.
Cậu ấy luôn từ chối sự giúp đỡ của tôi với những việc có thể làm được. Ali nói rằng hoàn cảnh khó khăn không phải cái cớ để sống ỉ lại vào người khác. Cho dù buổi sáng tôi có quên không làm công việc nào đó, Ali cũng không bao giờ trách móc hay chê bai.
Sống với Ali nhiều năm như vậy nhưng tôi chưa từng thấy cậu ấy than vãn bất kể điều gì. Đó là khoảnh khắc tôi thấu hiểu được bản chất và con người thật sự của Ali. Cậu ấy sẽ không lãng phí thời gian để than vãn về số phận của mình. Ali không muốn ai bày tỏ sự thương hại với cậu ấy, chắc chắn cậu ấy sẽ không chấp nhận điều đó. Tôi đã học hỏi được rất nhiều thứ từ chàng trai khuyết tật nhưng đầy kiên cường này.
Suy nghĩ như thế nào thì cảm xúc cũng giống vậy
Nếu nghĩ bản thân đang phải đối mặt với tình huống khó khăn, nhiều người sẽ cảm thấy chán nản, lo lắng hoặc tức giận. Lẽ dĩ nhiên, phản ứng đầu tiên chính là tìm nơi để đổ lỗi, trút giận. Chúng ta luôn tìm kiếm những thứ bên ngoài để làm thay đổi cảm xúc bên trong. Nhưng đừng quên bản chất cảm xúc được quyết định bởi lối suy nghĩ và tình huống nào mà bạn gặp phải.
Lần đầu tiên tôi gặp Ali, tôi thực sự muốn thương cảm, làm thế nào một người bị liệt lại có thể hạnh phúc cơ chứ? Nhưng không, tôi đã sai hoàn toàn. Khi đó, tôi không đánh giá cao sự nỗ lực, sức mạnh từ bên trong của Ali có thể vượt qua bất kì tình huống nào. Ali không nóng giận, không chửi rủa vì những điều buồn phiền. Đó là cách cậu ấy tự nắm giữ cảm xúc của bản thân mà không để tình huống chi phối cảm xúc.
Người khác sẽ nhìn bạn theo cách bạn nhìn nhận chính bản thân
Ali không bao giờ cho phép bất cứ ai nhìn cậu ấy với ánh mắt thương hại. Đơn giản là cậu ấy luôn cố gắng tự làm mọi việc có thể, sống vui vẻ với những đam mê của cậu ấy. Muốn người khác tôn trọng mình thì trước hết mình phải tôn trọng và yêu thương chính bản thân.
Dù phàn nàn mỗi khi gặp phải một vấn đề rắc rối nào đó cũng chẳng có gì là sai trái. Tuy nhiên, cần phải hiểu rằng phàn nàn về cuộc sống cũng sẽ giống như bạn đang cố gắng thoát khỏi một cái hố bằng một cái xẻng mà không phải cái thang. Đó không phải là cách để vượt qua những khó khăn, trở ngại.
Thậm chí, phàn nàn quá nhiều sẽ chỉ khiến bạn trở nên nhụt chí và chán nản mà thôi. Ali từng nói với tôi rằng dù tình huống có chuyển biến xấu đi mức nào đi chăng nữa thì vẫn có một sự lựa chọn để chống chọi và giải thoát cho tất cả.
Cuộc sống vốn dĩ là không công bằng
Đã bao nhiêu lần bạn tự nhủ rằng “cuộc sống không công bằng đâu!” khi người thì có được tất cả mọi thứ trong khi có những người lại chẳng có gì. Tại sao cuộc sống lại phải công bằng? Liệu công bằng có tạo nên một xã hội mơ ước không? Công bằng có thể thúc đẩy khả năng sáng tạo, phát triển và cạnh tranh của con người không? Công bằng có thể khiến con người tự trưởng thành và đổi mới không?
Công bằng hay không công bằng chỉ là quan điểm của từng người khi đối mặt với những vấn đề cuộc sống. Tôi biết Ali sinh ra đã không được hoàn thiện như những đứa trẻ khác nhưng chưa bao giờ Ali nói rằng cuộc sống không công bằng với cậu ấy. Thay vì nghĩ đến vấn đề công bằng hay không thì Ali tập trung vào những điều xảy ra trong tương lai dù là suôn sẻ hay khó khăn cũng là một cơ hội để học hỏi và phát triển. Đó là lý do vì sao Ali luôn là người truyền cảm hứng cho tôi và rất nhiều người khác.
Đúng vậy, cuộc sống vốn đầy những bất công. Ali đã bị nhiễm trùng và qua đời chỉ vài tuần trước khi tôi tốt nghiệp đại học. Khi đó tôi mới bắt đầu nhận ra, tôi đã học được những điều gì từ cậu ấy. Có lẽ còn nhiều hơn có những điều tôi được học trên giảng đường.
Can đảm là tài sản lớn
Khi mọi thứ trở nên khó khăn, ý thức về việc không bỏ cuộc là vô cùng quan trọng. Đó không phải là một sự lựa chọn đơn giản khi có nhiều người cứ gặp khó khăn là bỏ cuộc. Đó cũng là lý do vì sao xã hội có người rất thành công và còn lại thì không. Con người sẽ phát triển mạnh mẽ và trưởng thành nhất khi bị thách thức, đối mặt với những khó khăn.
Không phải nhiều tiền của là giàu có, tôi tôn trọng nhất là những người vẫn mỉm cười cho dù mất đi tất cả. Theo cách suy nghĩ của tôi, không phải cứ trèo lên đỉnh núi Everest mới là anh hùng mà chính là cách họ phản ứng lại với những bi kịch của cuộc sống. Chúng ta không thể tự lựa chọn mỗi tình huống xảy đến với bản thân nhưng có thể lựa chọn cách để đối phó với nó.
Suốt 40 năm qua, tôi vẫn giữ bức tượng nhỏ mà Ali tặng cho tôi và tự nhủ bản thân rằng cuộc sống không có gì phải phàn nàn. Những bài học vĩ đại nhất không phải là kiến thức mà đó là lòng dũng cảm, sức mạnh và nhân phẩm khi chúng ta phải đối mặt với những khó khăn, giống như người khuyết tật chung sống với nghịch cảnh.
Theo tác giả: Thomas Koulopoulos
INC