Từng thu cả trăm tỷ nhờ “đi vay – cho vay lại”, Thế giới Di động (MWG) đang chịu lỗ tài chính 86 tỷ đồng dù đã tái cấu trúc nợ
Chênh lệch về hai đầu lãi suất mang về cho MWG khoản lợi tài chính lên đến hàng trăm tỷ đồng trong năm 2021, và tiếp tục ở mức dương sang quý 1/2022. Dù vậy, sang quý 2/2022, chiến lược này không còn hiệu quả.
- 28-10-2022Giảm liên tiếp, lợi nhuận Thế giới Di động (MWG) quý 3 đạt hơn 900 tỷ đồng, nhấn mạnh đã chuẩn bị sẵn tiền trả nợ đến hạn
- 14-10-2022iPhone 14 phá kỷ lục trong đêm đầu tiên bàn giao, cổ phiếu ICT gồm MWG, FRT, PET... đồng loạt kịch trần
- 27-09-2022Lợi nhuận MWG về đáy một năm
CTCP Đầu tư Thế giới di động (mã chứng khoán MWG) đã công bố BCTC hợp nhất quý 3/2022, ghi nhận doanh thu thuần tăng 31,6% đạt 32.012 tỷ và lợi nhuận ròng tăng 15,6% lên 906 tỷ. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2022, doanh thu thuần và lãi ròng của MWG đạt 102.800 tỷ - tăng 18,4% và 3.481 tỷ - tăng 4,3% so với cùng kỳ. Mức tăng trưởng về chỉ số kinh doanh của MWG phần lớn do so sánh với mức nền thấp hồi quý 3/2021 (giai đoạn bị tác động mạnh bởi đại dịch).
Đáng chú ý, về hoạt động tài chính, lỗ tài chính ròng quý 3 của MWG tăng lên 85,9 tỷ (từ 62,4 tỷ trong quý 2/2022). Ước tính, thu nhập tài chính ròng nhất quán giai đoạn quý 2/2020 - quý 1/2021 phản ánh tác động của môi trường lãi suất tăng.
Trong khi trước đó, MWG tích cực đi vay từ các tổ chức tín dụng lớn trong ngoài nước (lãi suất ưu đãi). Ngược lại, Công ty chi cho vay với các CTCK (kỳ hạn ngắn từ 3 đến 6 tháng với lãi suất từ 6,4% đến 7%/năm) cũng như nắm giữ trái phiếu (với lãi suất dao động từ 5% đến 8,65%/năm).
Chênh lệch về hai đầu lãi suất mang về cho MWG khoản lợi tài chính lên đến hàng trăm tỷ đồng trong năm 2021, và tiếp tục ở mức dương sang quý 1/2022.
Dù vậy, sang quý 2/2022, chiến lược này không còn hiệu quả.
Tương ứng, MWG cũng có động thái tái cấu trúc nợ vay nhanh chóng. Ghi nhận, đến cuối quý 3/2022, tổng tài sản của MWG là 61.282 tỷ, trong đó tiền và các khoản tương đương là 15.911 tỷ đồng (chiếm 26% tổng tài sản). Công ty tăng mạnh tiền gửi trong kỳ.
Diễn biến ngược lại, tổng dư nợ là 22.824,5 tỷ - giảm 7,4% so với đầu kỳ. Trong đó, nợ ngắn hạn giảm mạnh 31,6% xuống mức 16.857 tỷ (giảm đến 25% so với quý trước); đặc biệt nợ vay ngắn hạn được cắt giảm mạnh (hỗ trợ giảm áp lực từ lãi vay đang tăng).
Trong báo cáo phân tích của CTCK Bảo Việt (BVSC) nhấn mạnh: “ MWG có vẻ đang tích cực tái cơ cấu danh mục nợ trong kỳ ” khi Công ty đã chuyển một số nợ ngắn hạn sang dài hạn là 5.967,5 tỷ (là khoản vay hợp vốn với lãi suất cạnh tranh). Kết quả là, đòn bẩy tài chính giảm với D/E là 0,98x so với mức 1,21x đầu 2022.
Nhịp sống thị trường
Tin tức sự kiện về: Công ty cổ phần Cao su Việt Nam
Xem tất cả >>Sự kiện: KQKD Quý 3/2022
Xem tất cả >>- Không buồn cạnh tranh với Winmart, Circle K... một doanh nghiệp bán lẻ tăng doanh thu 96 lần, giá cổ phiếu đã giảm gần 30% từ đỉnh
- DN họ Viettel trong 9T2022: Đột biến tại Viettel Global, kỷ lục tại Viettel Construction
- Đại gia vàng miếng SJC vượt chỉ tiêu lãi sau 9 tháng với 53 tỷ đồng, đang chuyển mình “lấn sân” mảng trang sức
- Ồ ạt mở rộng chuỗi, doanh thu loạt công ty thuộc danh mục đầu tư của Mekong Capital tăng phi mã, riêng Pharmacity đóng 75 cửa hàng
- Dòng tiền khó khăn, các ông lớn BĐS Novaland, Khang Điền, Phát Đạt... tích trữ tiền mặt như thế nào?