MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Tuổi trẻ kiếm nhiều tiền nhưng không thực hiện 4 cách tiết kiệm này thì sau 50 tuổi chắc bạn sẽ hối hận

22-10-2020 - 17:33 PM | Sống

Tiết kiệm tiền là một bài toán dài hơi với nhiều người, đặc biệt là đối với những người trẻ. Rất ít các bạn trẻ có đủ sự kiên quyết và biết cách tiết kiệm tiền 1 năm hoặc 2, 3 năm hay thậm chí nhiều hơn.

Tiết kiệm tiền là điều mà bất kỳ ai cũng nên làm nhằm mang đến sự tự do tài chính cũng như dự phòng cho những trường hợp khẩn cấp có thể xảy ra trong tương lai như các rủi ro về sức khỏe, tài chính… Tuy nhiên, phần lớn người trẻ hiện nay chưa biết cách quản lý tài chính cá nhân dẫn đến việc không có tiền tiết kiệm dù thu nhập không hề thấp.

Những người trẻ trong độ tuổi từ 18 - 26 tiết kiệm được ít tiền nhất. Nguyên nhân chủ yếu là vì họ có một số thói quen như thường tiêu xài hoang phí, không thể tích góp được tiền.

Tuổi trẻ kiếm nhiều tiền nhưng không thực hiện 4 cách tiết kiệm này thì sau 50 tuổi chắc bạn sẽ hối hận - Ảnh 1.

Nguồn số liệu khảo sát: The Bank.

Những con số này cho thấy mức độ chi tiêu của những người trẻ hiện nay khá lớn và đấy là lý do họ không có một quỹ tài chính dự phòng. Tuy nhiên, vẫn có một số người trẻ tiết kiệm được con số hàng trăm triệu một năm nhờ vào việc rèn luyện các thói quen tiết kiệm tốt. Vậy có cách tiết kiệm tiền trong 1 năm nào mà người trẻ có thể thực hiện, từ đó hình thành thái độ đúng đắn với việc tiết kiệm tiền?

1. Đặt ra mục tiêu ngay từ đầu

Nếu như trước đây bạn không biết tiết kiệm hoặc tiết kiệm với số tiền rất ít còn dư lại sau khi chi tiêu hoặc chưa có lý do để tiết kiệm thì ngay từ bây giờ hãy đặt ra mục tiêu tiết kiệm cho tương lai. Nếu tiết kiệm 5 năm, 10 năm với bạn là xa vời và dễ chán nản thì hãy quyết tâm thực hiện kế hoạch trong 1 năm.

Bước đầu tiên của việc đặt ra mục tiêu tiết kiệm là tiết kiệm bao nhiêu phần trăm tổng thu nhập năm của bạn để ra số tiền cụ thể. Thông thường với những người còn độc thân có thể tiết kiệm tối thiểu 20% và tối đa 50% tổng thu nhập là cách tốt nhất.

Thử làm một phép tính đơn giản, mức lương của bạn là 10 triệu đồng/tháng. Bạn đặt mục tiêu tiết kiệm 1 năm là 36 triệu đồng, như vậy mỗi tháng bạn cần tiết kiệm 30% thu nhập (3 triệu đồng). Kiên trì và nghiêm túc thực hiện, sau 1 năm chắc chắn bạn sẽ có số tiền như mục tiêu đã đặt ra.

2. Chọn kênh tiết kiệm và thực hiện tiết kiệm 30% thu nhập mỗi tháng trước khi chi tiêu

Đối với việc xây dựng thành công quỹ tiết kiệm, việc lựa chọn một cách thức để áp dụng là điều rất quan trọng. Lựa chọn đúng cách tiết kiệm tiền bạn sẽ dễ dàng trong việc hoạch định kế hoạch tiết kiệm tiền 1 năm, 2 năm hay thậm chí là lâu hơn. Đối với thời gian 1 năm, nếu muốn tiết kiệm tiền hiệu quả, bạn có nhiều cách thức có thể áp dụng  như bỏ heo đất, gửi tiết kiệm hoặc mua vàng.

Mua vàng: 

Là cách tốt để tiết kiệm nhưng bạn phải biết giữ gìn cẩn thận. Bạn có thể mua vàng hàng tháng bằng số tiền tiết kiệm hoặc tích góp đủ 3 tháng mua một lần.

Mỗi người có một lựa chọn cách tiết kiệm khác nhau hoặc bạn có thể chọn tất cả các phương án này trong kế hoạch tiết kiệm của mình. Tuy nhiên, để kế hoạch tiết kiệm tiền 1 năm thành công bạn phải vạch rõ tiêu chí tiết kiệm 30% thu nhập mỗi tháng trước khi chi tiêu.

Ngay sau khi nhận lương, bạn dành ngay 30% cho quỹ tiết kiệm, số tiền này bạn không được dùng đến. Chính tỷ phú Warren Buffett cũng đã từng đưa ra lời khuyên: "Đừng tiết kiệm sau khi đã chi tiêu, hãy tiêu số tiền còn lại sau khi bạn đã dành một khoản để tiết kiệm".

Tuổi trẻ kiếm nhiều tiền nhưng không thực hiện 4 cách tiết kiệm này thì sau 50 tuổi chắc bạn sẽ hối hận - Ảnh 2.

Nuôi heo đất: 

Đây là cách dễ thực hiện nhưng độ an toàn không cao. Khi số tiền tiết kiệm ngày càng nhiều lên bạn lại phải chọn một phương án khác thay thế như gửi số tiền tiết kiệm hàng tháng cho bố mẹ giữ hộ.

Gửi tiết kiệm:

Bạn có thể ra quầy mở sổ tiết kiệm nhưng tháng nào cũng làm vậy sẽ mất thời gian và tốn công sức. Cách hay nhất là mở tài khoản tiết kiệm online. Với số tiền tiết kiệm hàng tháng bạn gửi thông qua ứng dụng trên điện thoại ngay khi nhận lương. Mỗi một tháng lại mở một tài khoản tiết kiệm. Đây được đánh giá là cách rất tiện lợi, nhanh chóng và chúng tự động sinh lời đều đặn.

3. Thực hiện kế hoạch chi tiêu để không phá vỡ số tiền đã tiết kiệm

Có thể nhiều bạn chưa quen chi tiêu với số tiền ít ỏi hơn những tháng trước nhưng bạn sẽ phải làm quen dần với cách chi tiêu này. Trong việc chi tiêu, hãy ưu tiên cho những chi phí cần thiết và tối thiểu nhất là chi phí sinh hoạt, chi phí học tập, chi phí đi lại... tất cả chi phí không cần thiết khác nếu không quá quan trọng thì phải tiết kiệm và giảm thiểu.

Chẳng hạn nếu tiền thuê nhà đắt đỏ đến 3 triệu đồng/tháng mà bạn chỉ sống 1 mình thì phương án lâu dài là bạn nên chuyển nhà với chi phí thấp hơn hoặc ở ghép với mức 1,5 triệu đồng/tháng (tùy thuộc thu nhập mỗi người).

Với những khoản tiền vui chơi giải trí ít ỏi bạn có thể giảm thiểu số lần đi ra ngoài và đi những nơi đỡ tốn kém hơn. Tiền mua sắm quần áo, mỹ phẩm, giày dép có thể chưa cần thiết nên giảm thiểu số lần mua và mua 1 - 2 thứ/tháng hay 2 - 3 tháng mua 1 lần, thay vì tháng nào cũng mua quá nhiều và không dùng đến. Ngoài ra bạn có thể tận dụng các chương trình giảm giá, tự nấu ăn thay vì ăn ngoài, mua đồ ăn 1 lần cho 3 ngày đến 1 tuần thay vì ngày nào cũng đi chợ…

Như vậy, đối với việc tiết kiệm, một kế hoạch chi tiêu hợp lý sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều. Nếu chi tiêu, mua sắm theo cảm xúc “thích là mua, không xác định nhu cầu” bạn sẽ nhanh chóng trở thành người trắng tay và quỹ tiết kiệm chỉ là con số 0 tròn trĩnh.

4. Tìm cách để tạo ra nguồn thu nhập thứ hai

Tuổi trẻ kiếm nhiều tiền nhưng không thực hiện 4 cách tiết kiệm này thì sau 50 tuổi chắc bạn sẽ hối hận - Ảnh 3.

Người trẻ đừng lãng phí các tố chất của mình mà hãy vận dụng nó để tạo ra nguồn thu nhập thứ 2. Việc có nhiều hơn 1 nguồn thu nhập sẽ giúp bạn tiết kiệm được số tiền lớn hơn và quỹ tài chính trong 1 năm theo đó sẽ gia tăng.

Hiện nay có nhiều các công việc làm thêm mà bạn có thể tăng thêm thu nhập như cộng tác viên viết bài, bán hàng online, gia sư, giao hàng… Bạn sẽ dễ dàng nhận ra thu nhập từ hai nguồn sẽ khiến số tiền tiết kiệm được nhiều lên mỗi tháng.

Chẳng hạn thu nhập của bạn từ công việc chính là 10 triệu, bạn bán hàng online mỗi tháng thu nhập thêm 5 - 6 triệu đồng. Tổng thu nhập bạn có là 15 - 16 triệu, như vậy mỗi tháng tiết kiệm 20 - 30% thu nhập thì bạn đã có trong tay 3 - 5 triệu đồng, sau một năm số tiền này sẽ lớn hơn.

Tuy nhiên, cách tốt nhất nếu có thể hãy tiết kiệm toàn bộ nguồn thu nhập thứ 2 hoặc nên tiết kiệm 80% từ nguồn này cho quỹ tiết kiệm mà bạn xây dựng. Ngoài ra, nếu xuất phát điểm từ số tiền nhỏ để lâu dài bạn có thể có một nguồn thu nhập chính thứ hai. Hãy bắt đầu tiết kiệm tiền 1 năm, 2 năm rồi 5 năm, 10 năm… bạn sẽ thấy quỹ tài chính của bạn gia tăng rất nhiều.

Theo Thu Hồng

Pháp luật và Bạn đọc

Trở lên trên