Tưởng hoang đường nhưng rất hợp lý, những người thành công và giàu có sở hữu một điểm chung: Ưa nhìn là một lợi thế, “khuôn mặt đẹp” cũng là thứ hái ra tiền
Chúng ta luôn được dạy rằng “tốt gỗ hơn tốt nước sơn”, cần quan tâm đến nhân cách và năng lực hơn là vẻ đẹp bên ngoài. Tuy nhiên trong xã hội ngày nay, có vẻ đẹp và ngoại hình cũng là một loại năng lực. Diện mạo bên ngoài mang lại cho con người rất nhiều lợi thế.
- 15-12-2021Tiền có thể kiếm mọi lúc nhưng cha mẹ chỉ có một trên đời: Đừng nghĩ phụng dưỡng tiền bạc là cha mẹ hạnh phúc, đây mới là thứ họ thực sự cần
- 15-12-2021Nhậm Chính Phi tuyên bố: ''Thứ rẻ nhất là vàng", còn điều có giá trị nhất lại đang bị rất nhiều người bỏ qua
- 15-12-2021Nên chọn công việc mình thích hay công việc nhiều tiền? Kẻ trí có cách lựa chọn khác biệt!
1. Những người có ngoại hình ưa nhìn thường gặp nhiều thuận lợi hơn trong cuộc sống và công việc
Có hai cô gái cùng xin vào một công ty, nhưng kết quả của hai người có sự khác nhau. Yêu cầu đối với vị trí này là bằng cử nhân và khả năng giao tiếp tốt, cả hai người đều khá lo lắng.
Một người là cô gái xinh đẹp, có tài hùng biện và trí thông minh cảm xúc cao, nhưng khuyết điểm duy nhất của cô là trình độ học vấn ở mức trung bình. Trong khi đó, người còn lại sở hữu tấm bằng đại học danh giá, nhưng nhược điểm là ít nói và có ngoại hình chỉ ở mức bình thường.
Trên lý thuyết, người có bằng đại học danh giá sẽ được trọng dụng hơn, nhưng cô gái xinh đẹp, khéo léo kia mới là người vượt qua vòng tuyển: "Chúng tôi hoan nghênh những người như bạn làm việc trong công ty của chúng tôi". Người phỏng vấn nói.
Ngoại hình là do thượng đế ban tặng, sắc đẹp là một đặc ân, và điều này không thể thay đổi. Những người ưa nhìn dễ nhận được sự giúp đỡ từ người khác, được mọi người ưu ái hơn hoặc thường gặp nhiều may mắn hơn.
2. Nếu không thể thay đổi tướng mạo thì nên cải thiện khí chất và cách ăn mặc
Một danh nhân từng nói: "Không nên ghét những kẻ đánh giá con người bằng vẻ bề ngoài. Yêu cái đẹp là bản chất của con người".
Bạn vốn không thể đòi hỏi thế giới này phải bỏ qua ngoại hình mà đi tìm kiếm, thấu hiểu vẻ đẹp nội tâm bạn. Đó chỉ là những biện minh cho những kẻ không biết chăm chút bản thân, cả bên ngoài và bên trong. Khi bạn không thể thay đổi thế giới, bạn chỉ có thể thay đổi chính mình, đừng để mọi người nhìn nhận bạn như một người thiếu chỉn chu, luộm thuộm và lười biếng.
Hình minh họa. Ảnh: Internet
3. Khuôn mặt, phong cách bề ngoài cũng nói lên tính cách và cuộc sống
Một lần, tôi cùng sếp bàn bạc về việc làm ăn với một số khách hàng. Có một đối tác là nữ doanh nhân điều hành một doanh nghiệp nhỏ. Giữa rất nhiều lựa chọn tốt hơn, sếp tôi đã chọn ký hợp đồng với cô.
Ông nói: "Khi làm việc với các công ty lớn, có quá nhiều rắc rối về quy trình và có quá nhiều quy tắc. Ngược lại, tôi vẫn sẵn sàng bắt tay với một công ty trẻ, năng động và linh hoạt."
Tôi hỏi lại: "Làm sao có thể khẳng định đây là đối tác đáng tin cậy?"
Ông chủ mỉm cười: “Cô ấy có một thân hình mảnh mai và cá tính, với những đường nét rõ ràng trên khuôn mặt, và cánh tay ấy cũng là biểu hiện của việc tập thể dục điều độ, điều đó cho thấy cô ấy là một người sống kỷ luật. Hợp tác với những người có kỷ luật tự giác tất nhiên sẽ yên tâm và đáng tin cậy."
Đánh giá bằng vẻ bề ngoài không phải là vô lý. Người ta vẫn thường tin rằng: niềm hạnh phúc biểu hiện khóe mắt; dáng đứng thể hiện tài năng, dáng đi thể hiện sự tự tin; trang phục thể hiện thẩm mỹ, và kiểu tóc thể hiện cá tính; sự nghiệp phụ thuộc vào đôi tay, … Và những điều này không phải không có cơ sở.
Nhà văn Nhật Bản Souichi Otaku từng nói: “Vẻ ngoài của một người cũng là bản lý lịch”. Ưa nhìn dễ mến không chỉ là làn da đẹp mà còn là cách nói chuyện hóm hỉnh, phong thái tự tin và khí chất tao nhã. Diện mạo và khí chất của con người bạn có thể là hiện sinh cho những cuốn sách bạn đã đọc, con đường bạn đã đi, cuộc sống bạn đang sống và sẽ sống như thế nào.
Hình minh họa. Ảnh: Internet
4. Vẻ bề ngoài có thể xác định thu nhập và điều kiện sống
Một ông chủ người Hàn Quốc xuất thân từ một gia đình nghèo.
Khi còn trẻ, vào một ngày đang đi trên đường, anh bị thu hút bởi một bộ đồ trong cửa hàng bán đồ vest. Vì quá thích bộ đồ đó nên anh bước vào cửa hàng, kêu người phục vụ cho mặc thử bộ đồ này, rồi soi gương xem và rất ưng ý. Anh muốn mua bộ đồ này, nhưng khi nhìn vào bảng giá, anh ấy lưỡng lự: Bộ đồ có giá 1,2 triệu won. Anh chưa bao giờ mua những bộ quần áo đắt tiền như vậy, lúc đó trong tay anh chỉ có đúng 1,2 triệu won.
Cuộc chiến nội tâm trong anh nổi dậy:
- Đừng mua, mình còn trẻ và còn cơ hội quay lại lần sau. Nếu bây giờ xuống tiền thì tối nay sẽ ăn gì, ở đâu với không đồng trong tay?
- Mua đi, tiền thì còn kiếm được, nhưng bộ quần áo phù hợp thế này sẽ không biết tìm ở đâu nữa.
Sau một hồi đấu tranh căng thẳng, cuối cùng anh đã mua bộ đồ này.
Tối hôm đó, để có chỗ ở, anh nghĩ ra một cách, anh nói với ông chủ nhà ở: "Ông chủ, tôi ra ga đón 3 khách đến đây, ông cho tôi ở lại thêm một đêm được không?" Ông chủ đồng ý. Không ngờ đêm hôm đó anh lại đưa được 30 khách về quán.
Mặc bộ đồ này, anh không chỉ kiếm thêm được một đêm ăn ở mà còn thu thêm tiền đưa đón khách, an tâm cho những lần đi du lịch tiếp theo. Khi anh ấy ăn mặc bình thường, không ai tin anh ấy; khi anh ấy mặc vest và giày da, không ai từ chối anh ấy.
Schopenhauer cho rằng: “Diện mạo thể hiện và tiết lộ toàn bộ vận mệnh của con người”. Vẻ bề ngoài là một phép thuật kỳ diệu. Một báo cáo khảo sát có kết quả rằng những người có diện mạo đẹp thường có thu nhập cao hơn những người có diện mạo kém hơn.
Bởi vậy, chúng ta không nên trách móc xã hội hay đánh giá con người bằng vẻ bề ngoài. Khi nhìn một người hay một sự vật, điều đầu tiên chúng ta thấy là ngoại hình. Vậy nên, hãy quan tâm đến diện mạo của mình. Ngoại hình lịch sự, trang phục gọn gàng, ăn nói tao nhã… đều là những “chìa khóa vàng” giúp cho cuộc sống của bạn gặp nhiều cơ hội hơn.
Theo Abolouwang