MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Tương lai của ngành công nghiệp lưu trú tại Việt Nam có gì hấp dẫn?

21-12-2021 - 10:00 AM | Sống

Tương lai của ngành công nghiệp lưu trú tại Việt Nam có gì hấp dẫn?

Ngành công nghiệp lưu trú toàn cầu tới cuối năm 2021 vẫn đầy “tổn thương”sau cơn càn quét của Covid-19. Thế nhưng, sự trỗi dậy của những mô hình mới nhằm đáp lại hàng loạt thay đổi lớn trong nhu cầu sử dụng dịch vụ của khách hàng đang gia tăng niềm tin vào viễn cảnh tươi sáng cho ngành công nghiệp lưu trú, bất chấp diễn biến dịch bệnh.

Nhiều khách sạn hàng đầu thế giới thay đổi thiết kế trải nghiệm và đưa an toàn sức khỏe của khách lưu trú lên vị trí ưu tiên hàng đầu. Báo cáo "Rebuilding Hospitality: Trends in Demand, Data and Technology That are Driving Recovery" của Amadeus dựa trên khảo sát 688 khách sạn trên toàn cầu chỉ ra: công nghệ không chạm là một trong các giải pháp hữu ích cho các khách sạn giúp tối ưu nguồn lực và gia tăng trải nghiệm cho khách hàng. 

Có thể thấy, lưu trú "không điểm chạm" hạn chế tiếp xúc với hành trình trải nghiệm mới lạ đang trở thành nhu cầu cơ bản và là "chìa khóa" đảm bảo cho sự phục hồi của ngành du lịch, khách sạn. 

Vậy ngành công nghiệp lưu trú Việt Nam có chuyển dịch và trở nên hấp dẫn hơn theo xu hướng này?

Tương lai của ngành công nghiệp lưu trú tại Việt Nam có gì hấp dẫn? - Ảnh 1.

Ngay đối diện "Ga Hàng Cỏ" – Biểu tượng trăm năm của Hà Nội, là một mô hình khách sạn hoàn toàn mới – SOJO Hotel Ga Hanoi. Đứng từ ga Hàng Cỏ nhìn sâu thêm sẽ thấy khách ngồi bên trong khách sạn đang miệt mài làm việc hoặc vui chơi, hay đơn giản là chọn góc check-in lấy trọn khung cảnh nhà ga qua khung kính lớn.

Tương lai của ngành công nghiệp lưu trú tại Việt Nam có gì hấp dẫn? - Ảnh 2.

"Ga Hàng Cỏ là "tọa độ" đầy tính lịch sử và tấp nập bậc nhất Hà Nội từ trăm năm nay. Trên khu vực trầm sâu văn hóa này, chúng tôi mang đến mô hình khách sạn mới, như một sự liên kết giữa quá khứ và tương lai, giữa truyền thống và những xu hướng liên tục thay đổi…" – ông Nguyễn Bá Luân, CEO của SOJO Hotels chia sẻ khi trò chuyện cùng chúng tôi. 

Ông Luân khẳng định, nếu tầm nhìn "thẳng tắp" với ga Hàng Cỏ là một trải nghiệm đắt giá nhờ sức hấp dẫn vốn có của vị trí, thì những gì đang điễn ra bên trong của khách sạn sẽ khiến khách lưu trú thích thú đến ngạc nhiên.

Đó là những "cú chạm" cảm xúc mà khách có được khi lưu trú tại SOJO Hotel Ga Hanoi. Khách tự do check in qua mobile app hoặc kiosk check-in; ra vào phòng bằng "digital key" (khóa kỹ thuật số) trên điện thoại cá nhân mà không cần chìa khóa hay thẻ từ. Ánh sáng tốt cho giấc ngủ và cả âm lượng nhạc được điều chỉnh qua ứng dụng.

Tương lai của ngành công nghiệp lưu trú tại Việt Nam có gì hấp dẫn? - Ảnh 3.

Ông Luân tiết lộ hành trình trải nghiệm đậm chất công nghệ này đang áp dụng trên toàn hệ thống SOJO Hotels, nhờ mô hình khách sạn thuận ích "không điểm chạm". Việc thiết kế và quản trị trải nghiệm khách hàng đang trở thành lựa chọn tối ưu của ngành kinh doanh dịch vụ lưu trú, trong đó SOJO Hotels đang là đơn vị tiên phong. Khi kết hợp phương thức này cùng với công nghệ số, nhu cầu của khách hàng sẽ được đáp ứng nhanh chóng và an toàn thông qua những cú click ngay trên smartphone, hạn chế tối đa tiếp xúc vật lý. Mô hình không điểm chạm là một trong số những giải pháp đáp ứng được yêu cầu mới của ngành du lịch.

Tương lai của ngành công nghiệp lưu trú tại Việt Nam có gì hấp dẫn? - Ảnh 4.

Nhưng SOJO Hotels không chỉ là những trải nghiệm số. TNH Hotels & Resorts – nhà phát triển SOJO Hotels còn tạo nên nhiều sự thích thú khác cho khách lưu trú thông qua chiến lược "customer - centric" – lấy khách hàng làm trung tâm. Nhu cầu của khách hàng được lắng nghe, phân tích và hiện thực hóa thông qua các chi tiết nhỏ nhất. 

Đơn cử là không gian cộng đồng JO247 lấy cảm hứng từ phong cách Neo-industrial. Tại đây, du khách sẽ có cơ hội thử sức với các trò chơi lý thú, đắm mình cùng những giai điệu trữ tình, tự tay làm bữa ăn nhẹ tại khu vực F&B, dễ dàng tìm một vị trí trong không gian co-working thênh thang... 

Trải nghiệm khác biệt còn đến từ yếu tố con người tại SOJO Hotels khi mỗi nhân viên là một GURU đa chức năng. Họ vừa là nhân viên lễ tân hiếu khách, bartender tài ba, vừa là người bạn địa phương chân thành và hiểu biết sẵn sàng chia sẻ những câu chuyện thú vị về con người và điểm đến.

Tương lai của ngành công nghiệp lưu trú tại Việt Nam có gì hấp dẫn? - Ảnh 5.

Thiết kế là một sức hấp dẫn khác của chuỗi khách sạn SOJO Hotels. Không đi theo một phong cách thiết kế cố định, mỗi "điểm chạm" SOJO Hotels đều mang theo câu chuyện riêng về văn hóa, lối sống của người dân bản địa được nhìn nhận bằng thứ ngôn ngữ hiện đại. Ví dụ đến với SOJO Hotel Bac Giang, hình ảnh về một đô thị trẻ đang trên đà phát triển nhưng vẫn gìn giữ thành công nét truyền thống của xứ sở vải thiều, của những lễ hội... được truyền tải khéo léo trong không gian cộng đồng và không gian phòng nghỉ riêng tư.

Tương lai của ngành công nghiệp lưu trú tại Việt Nam có gì hấp dẫn? - Ảnh 6.

Khi đến với thành phố dệt Nam Định, SOJO Hotels mang theo những ký ức về một đô thị cổ được kể lại theo phong cách thiết kế mới. Việc tái hiện hình ảnh những con thoi dệt vải của Nhà máy dệt, nhà máy tơ vốn rất quen thuộc với người dân địa phương có thể chạm vào cảm xúc của bất kỳ ai yêu mến vùng đất giàu truyền thống văn hóa này. Hay như tại quê lúa Thái Bình, SOJO Hotels là những lời tâm sự về vẻ đẹp của những bông lúa vàng trĩu hạt bằng ngôn ngữ nội thất hiện đại hứa hẹn sẽ mang đến trải nghiệm đầy bất ngờ cho du khách bốn phương.

Tương lai của ngành công nghiệp lưu trú tại Việt Nam có gì hấp dẫn? - Ảnh 7.

SOJO Hotel Ga Hanoi lại tái hiện thành công không khí của một nhà ga xe lửa có tuổi đời hơn 100 năm. Trong thiết kế lấy cảm hứng từ những toa tàu, khách lưu trú có thể "ngược dòng thời gian" tìm về vẻ đẹp thân thuộc của ga Hàng Cỏ với hình ảnh đầu tàu, toa tàu, nhà ga, cột khói và những đường ray nhuốm màu thời gian.

Tương lai của ngành công nghiệp lưu trú tại Việt Nam có gì hấp dẫn? - Ảnh 8.

Trong câu chuyện say sưa về những trải nghiệm số, về hệ sinh thái dịch vụ lấy khách hàng làm trung tâm, CEO của chuỗi khách sạn thuận ích đầu tiên ở Việt Nam nhiều lần nhắc lại: nền tảng công nghệ sẽ mở ra những hành trình trải nghiệm bất tận cho khách hàng, đồng thời tạo lực phát triển đột phá cho doanh nghiệp. Xuyên suốt hành trình tạo dựng, nhà phát triển SOJO Hotels đầu tư đặc biệt vào các nền tảng hỗ trợ quản trị trải nghiệm khách hàng (CX platform). Hàng loạt các ứng dụng công nghệ đã được tích hợp trong quá trình vận hành SOJO Hotels có thể kể đến như hệ thống quản lý tài sản Facility Management, hệ thống vận hành khách sạn -PMS, hệ thống dữ liệu & quản lý hành trình khách hàng - CRM, hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp - ERP...

Tương lai của ngành công nghiệp lưu trú tại Việt Nam có gì hấp dẫn? - Ảnh 9.

"Tại thời điểm quyết định phát triển khách sạn không điểm chạm, hướng đi của SOJO rất mới, chúng tôi thuộc nhóm tiên phong dấn thân kiến tạo ở Việt Nam. Thách thức có, nhưng "quả ngọt" cũng bắt đầu "đơm trái"" – ông Luân trầm ngâm. 

"Quả ngọt" ông Luân đề cập là con số 4 điểm khách sạn đi vào vận hành chỉ trong 1 năm, là dấu ấn trên trường quốc tế khi được xướng tên "Thương hiệu khách sạn phong cách nhất châu Á" tại Giải thưởng Du lịch Thế giới (World Travel Awards - WTA). Trở thành chuỗi khách sạn Việt Nam đầu tiên chiến thắng tại hạng mục này, SOJO Hotels sánh vai cùng hàng loạt tên tuổi lớn trong ngành khách sạn lưu trú thế giới như Conrad Hilton, Pan Pacific, Swissôtel...

Tương lai của ngành công nghiệp lưu trú tại Việt Nam có gì hấp dẫn? - Ảnh 10.

Các chuyên gia đánh giá ngành công nghiệp lưu trú đã đến lúc thay đổi từ nội tại để sinh tồn và phát triển bất chấp bối cảnh sóng gió. Sự mở rộng không ngừng và dấu ấn quốc tế đầu tiên của chuỗi khách sạn không điểm chạm gợi mở một lối đi tươi sáng của ngành công nghiệp lưu trú tại Việt Nam. Ông Nguyễn Trùng Khánh, Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng nhận định: "Trong bối cảnh bình thường mới, chúng ta cần tạo ra các sản phẩm dịch vụ tương thích. Du khách đã thay đổi lớn về cả thị hiếu, nhu cầu và các dịch vụ tiêu dùng. Ngành du lịch rất khuyến khích các địa phương và doanh nghiệp kinh doanh du lịch ứng dụng tối đa công nghệ thông tin, ứng dụng công nghệ mới trong việc tạo ra các sản phẩm cũng như phương thức sử dụng thông qua du lịch không chạm". 

Trong khi đó, ông Nguyễn Bá Luân – CEO SOJO Hotels chia sẻ, SOJO Hotels vẫn tiếp tục hành trình tạo nên dấu ấn mới và tăng tốc trở thành điểm đến hàng đầu của thế hệ công dân toàn cầu mới khi tới Việt Nam, với chuỗi 100 khách sạn thuận ích dọc khắp trung tâm các tỉnh thành Việt Nam trong vòng 5 năm tới.

Tương lai của ngành công nghiệp lưu trú tại Việt Nam có gì hấp dẫn? - Ảnh 11.


DL
Theo Trí Thức Trẻ

Ánh Dương

Nhịp sống kinh tế

Từ Khóa:
Trở lên trên