MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Tương lai không dành cho những kẻ mù mờ: Đến vạch đích còn chẳng biết ở đâu, có chạy tứ phương tám hướng bạn cũng sẽ vẫn lạc đường

26-06-2019 - 19:00 PM | Sống

Chỉ mải mê với những mục tiêu trước mặt, bạn sẽ không bao giờ biết phía trước mình điều gì đang chờ đợi.

15 tuổi, tôi đã có công việc đầu tiên: tham gia đội bảo trì của một sân golf. Chúng tôi phải làm việc lúc 6 giờ sáng và hoàn thành lúc 2:30. Thời đó tôi có biệt danh là "Grunt" vì công việc này khiến tôi càu nhàu quá nhiều. Sau 2 năm làm việc vất vả, tôi được thăng chức thành người cắt cỏ. Đây là một công việc quan trọng, tôi cần phải cắt các đường thẳng ai cũng có thể nhìn thấy. Nếu tôi làm hỏng, mọi người sẽ biết.

Sau vài ngày đầu trong vai trò mới, người giám sát đã kéo tôi sang một bên và chỉ cho tôi rằng các đường cắt đang không thẳng. Thay vì khiển trách, anh ấy hỏi tôi một câu hỏi: Cậu đang nhìn vào đâu?

Câu hỏi này khiến tôi bất ngờ. Tất nhiên tôi nhìn xuống lưỡi dao để chắc chắn rằng nó hoạt động. Anh ta lại nhìn tôi và nói: "Nhìn về phía trước 10 m và xem điều gì sẽ xảy ra."

Tương lai không dành cho những kẻ mù mờ: Đến vạch đích còn chẳng biết ở đâu, có chạy tứ phương tám hướng bạn cũng sẽ vẫn lạc đường - Ảnh 1.

Đừng để những thứ ngắn hạn cản trở kế hoạch dài hạn

Chúng ta đều muốn thực hiện ngay những công việc khẩn cấp. Chúng ta chỉ muốn làm ngay mọi thứ trước mặt mà quên đi nơi mình muốn tới.

Phản ứng nhanh nhậy với các vấn đề nguy cấp nhưng con người thường thiếu đi tầm nhìn dài hạn. Thiếu những tầm nhìn rộng hơn và xa hơn, chúng ta sẽ không thể nào làm những điều lớn lao. Cũng giống như tôi, nếu chỉ cắm cúi nhìn xuống đất, tôi sẽ không thể nào cắt được những đường thẳng kéo dài được.

Làm ít hơn, hoàn thành nhiều hơn.

Bằng cách giới hạn các công việc cần làm, chúng ta thực sự có thể hoàn thành được nhiều việc hơn. Với những nhà lãnh đạo doanh nghiệp mà tôi quen biết, khó khăn lớn nhất của họ là có quá nhiều tham vọng, muốn làm quá nhiều thứ cùng một lúc. Quá nhiều sự lựa chọn, quá nhiều trách nhiệm, điều này dẫn đến sự thiếu quyết đoán và hạn chế phát triển. Mọi chuyện sẽ nhanh chóng trở nên hỗn loạn.

Chìa khóa để làm việc năng suất hơn là chọn một mục tiêu và đặt toàn bộ năng lượng của bạn vào đó. Đừng cố gắng làm mọi thứ cho tất cả mọi người mà hãy dành những điều tuyệt vời nhất cho một số ít người.

Như Peter Block nói: "Nếu chúng ta không thể nói không, thì việc chúng ta nói có sẽ không có ý nghĩa gì cả."

Tương lai không dành cho những kẻ mù mờ: Đến vạch đích còn chẳng biết ở đâu, có chạy tứ phương tám hướng bạn cũng sẽ vẫn lạc đường - Ảnh 2.

Đặt đá vào đầu tiên

Trong cuốn sách First Things First, Steven Covey đã chia sẻ câu ngạn ngữ về việc đặt đá vào một cái lọ để minh họa việc đặt những ưu tiên quan trọng lên hàng đầu.

Bạn có một bình thủy tinh, nước, đá, sỏi, cát. Nhiệm vụ của bạn là đặt được càng nhiều thứ vào càng tốt. Đá tượng trưng cho những gì quan trọng nhất đối với bạn, sỏi thể hiện trách nhiệm hàng ngày của bạn, cát đại diện cho những gián đoạn hàng ngày bạn gặp phải và nước là mọi thứ khác xảy ra trong một ngày, bình thủy tinh đại diện cho tất cả thời gian bạn có trong một ngày. Nếu bạn đặt bất cứ thứ gì trừ những tảng đá vào trước, sẽ không có chỗ cho những tảng đá. Nước, cát và sỏi sẽ lấp đầy bình thủy tinh và không còn chỗ cho những tảng đá. Nếu bạn đặt những tảng đá vào đầu tiên, vẫn còn chỗ cho sỏi, cát và nước.

Ưu tiên chính của bạn là gì? Điều gì quan trọng với bạn? Bạn muốn đạt được gì với cuộc sống của mình? Các mục tiêu mà bạn có là gì? Đây chính là đá của bạn.

Nếu bạn muốn thay đổi cuộc sống, bạn phải có phương hướng.

Trước khi thay đổi diễn ra, bạn cần xác định bạn muốn thay đổi gì trước. Bạn có thể tránh được những vấp ngã nếu biết nhìn về phía trước 10 m. Muốn làm được vậy, chúng ta phải biết nơi mình đi và gọi tên nó.

Điều này có nghĩa là bạn phải thiết lập mục tiêu. Các mục tiêu sẽ chỉ cho chúng ta hướng đi, cho ta biết những điều cần làm, tránh lãng phí thời gian vào những việc không cần thiết. Nhưng làm thế nào để bạn xác định được đúng mục tiêu? Bạn có sẵn sàng và hết mình để thực hiện mục tiêu không?

Viết ra một mục tiêu không có nghĩa là nó sẽ (hoặc phải) xảy ra. Mục tiêu thay đổi theo thời gian và nó sẽ là một quá trình liên tục. Nó không phải là có một mục tiêu hoàn hảo, mà còn về việc có một mục tiêu hoạt động ngay bây giờ. Chọn một mục tiêu gì đó và thực hiện nó.

Tương lai không dành cho những kẻ mù mờ: Đến vạch đích còn chẳng biết ở đâu, có chạy tứ phương tám hướng bạn cũng sẽ vẫn lạc đường - Ảnh 3.

Một mục tiêu tốt đòi hỏi điều gì?

Có một cách rất ngắn gọn và hiệu quả để phác họa mục tiêu của bạn. Là một trong những chuyên gia hàng đầu về mục tiêu - Zig Ziglar - chia sẻ bí quyết của mình:

- Xác định mục tiêu: Viết ra với mô tả chi tiết. Tạo một mục tiêu cụ thể.

- Liệt kê các lợi ích: Đặt câu hỏi: Có gì trong đó cho tôi? Tôi sẽ đạt được những lợi ích gì nếu hoàn thành mục tiêu này?

- Liệt kê những trở ngại: Điều gì sẽ khiến tôi không đạt được mục tiêu?

- Liệt kê các kiến ​​thức và kỹ năng cần có: Tôi cần biết gì, tôi cần phải làm gì để đạt được mục tiêu này?

- Xác định những người và nhóm để làm việc cùng: Ai có thể giúp tôi đạt được mục tiêu này?

- Xây dựng kế hoạch hành động: Các bước cụ thể mà tôi có thể thực hiện để đạt được mục tiêu này là gì?

- Đặt thời hạn: Không có thời hạn, chúng ta sẽ không có sức ép để thực hiện chúng, gây lãng phí thời gian.

- Hãy luôn nhìn về phía trước 10 m.

Bài chia sẻ của Dave Newell - huấn luyện viên, nhà tư vấn về nghệ thuật lãnh đạo và lối sống.

Ngọc Hà

Medium

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên